Cái cớ tà ác tạo ra Pháp nạn là gì?
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Châu Âu
[ChanhKien.org]
Vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, tà ác bắt đầu bức hại Pháp Luân Công; ngày 29 tháng 07, Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành lệnh truy nã quốc tế (Truy nã đỏ) đối với Sư phụ, đây là Pháp nạn đầu tiên – tà ác trực tiếp nhằm vào Sư phụ.
25 năm sau – năm 2024, tà ác một lần nữa trực tiếp nhằm vào Sư phụ tạo ra Pháp nạn. 25 năm đã trôi qua, các đệ tử Đại Pháp rốt cuộc vẫn còn chấp trước gì mà khiến tà ác một lần nữa lấy cớ tạo ra Pháp nạn?
Ngày 16 tháng 06 năm 2000, Sư phụ công bố Kinh văn “Tiến đến viên mãn”, đây là bài Kinh văn thứ hai sau khi tà ác tiến hành cuộc bức hại. Bài Kinh văn có tiêu đề là “Tiến đến viên mãn”, theo lý giải của tôi, bài Kinh văn này là một bài Kinh văn quan trọng liên quan đến việc đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp có thể viên mãn hay không. Trong Kinh văn Sư phụ lần đầu chỉ ra khái niệm “chấp trước căn bản”.
Theo lý giải của tôi, chấp trước căn bản chính là “căn” và “bản” của tất cả chấp trước. Chính Pháp đã đi đến cuối cùng, mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đã có nhận thức rõ ràng về chấp trước căn của bản thân hay chưa? Từ khi Kinh văn “Tiến đến viên mãn” công bố đến nay đã được 24 năm. Về chấp trước căn bản, hồi tưởng lại 24 năm qua khi giao lưu tâm đắc thể hội, các đệ tử Đại Pháp đã có chia sẻ như thế nào liên quan đến chấp trước này?
Lấy điểm học Pháp chỗ tôi làm ví dụ, mỗi khi chia sẻ đề cập đến “chấp trước căn bản”, người phụ đạo sẽ chuyển chủ đề hoặc khái quát một cách chung chung rằng “chấp trước căn bản” chính là “tư”. Như vậy có đúng không?
Trong Kinh văn “Tiến đến viên mãn”, Sư phụ giảng:
“Tuy rằng chư vị có thể từ tác dụng của những tư tưởng như thế mà nhập môn Đại Pháp, nhưng rồi trong quá trình tu luyện cần phải tự coi mình là người tu luyện; sau khi tinh tấn đọc sách và học Pháp thì nhận rõ được suy nghĩ nào của bản thân đã đưa đến tu luyện Đại Pháp vào lúc bản thân mình nhập môn Đại Pháp”.
Cựu vũ trụ được thành lập trên cơ sở vị tư, “chấp trước căn bản” đến từ “tư”, điều này không sai. Nhưng Sư phụ đã dùng từ “nhận rõ” trong đoạn Kinh văn trên, theo lý giải của tôi, Sư phụ muốn chúng ta biết một cách rõ ràng rằng, “tư” của cựu vũ trụ khiến chúng ta hình thành tư tưởng gì ở thế gian và nó sẽ không dễ dàng để chúng ta vượt qua, bởi vì đó là chấp trước căn bản của chúng ta.
Sư phụ giảng trong Kinh văn “Pháp nạn” rằng:
“Tại Trung Quốc, người lớn, trẻ em đều đang trong ma nạn. Trẻ em cũng đang bị bắt vào tù, cũng đang bị bức hại đến chết. Thần Vận có một bộ phận là học sinh diễn viên thực tập, cha mẹ các em chính là muốn con cái mình vừa học tập, vừa có thể tham gia phản bức hại. Mục đích cha mẹ đưa con lên học trường Phi Thiên cũng là vì lý do này. Khi nhập học, học sinh đều được nhà trường hỏi đến Phi Thiên làm gì? Các em đều nói để trợ Sư cứu người, đều rất muốn tham gia diễn xuất Thần Vận vạch trần bức hại của Trung cộng, giải cứu đồng tu ở Trung Quốc Đại lục”.
Mục đích bắt đầu luyện của những đứa trẻ của trường Phi Thiên và mục đích khi gia nhập Shen Yun của chúng đều rất rõ ràng: trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Đây chính là thệ ước của đệ tử Đại Pháp trước Phật Chủ, cũng là nguyên nhân thực sự khiến đệ tử Đại Pháp có thể đắc Pháp. Nói cách khác, những đứa trẻ của Phi Thiên là bước vào tu luyện Đại Pháp một cách rõ ràng minh bạch.
Vậy những đồng tu mà không phải là những đứa trẻ của Phi Thiên thì sao? Đặc biệt là những học viên lâu năm bắt đầu tu luyện trước cuộc bức hại ngày 20 tháng 07, nguyên nhân họ bắt đầu tu luyện là gì?
Trước ngày 20 tháng 07, Chính Pháp tại nhân gian vẫn chưa bắt đầu. Những học viên lâu năm có thể nhận thức rõ ràng rằng mục đích bản thân bước vào tu luyện là “trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh” có lẽ cũng không nhiều.
Sư phụ cũng giảng trong Kinh văn “Tiến đến viên mãn” rằng:
“Cũng có rất nhiều học viên là từ quan niệm của con người mà tìm thấy ở Đại Pháp những theo đuổi và truy cầu khác nhau trong đời người; chính vì nhân tâm chấp trước ấy thúc bách mà đến tu luyện Đại Pháp”.
Trong mục “Tâm hoan hỷ” trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:
“Đến khi học Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi, họ liền lập tức hiểu rõ ra rất nhiều vấn đề mà cả đời họ mong muốn biết rõ nhưng lại không giải được”.
Nhưng đây đều không phải là nguyên nhân đệ tử Đại Pháp thực sự có thể bước vào tu luyện Đại Pháp. Nguyên nhân chúng ta có thể đắc Pháp chính là chúng ta đã ký thệ ước “trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh”. Sư phụ từ bi đã trải qua biết bao khó khăn để tìm được chúng ta, cấp cho chúng ta một cơ hội thực hiện đại nguyện từ thời tiền sử này, đây chính là cơ duyên khiến chúng ta có thể đắc Đại Pháp vũ trụ.
Liên quan đến chấp trước căn bản, Sư phụ giảng trong Kinh văn “Tiến đến viên mãn” rằng:
“Có người cho rằng Đại Pháp phù hợp với quan niệm khoa học của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với đạo lý làm người của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với bất mãn chính trị của mình, có người cho rằng Đại Pháp có thể cứu vãn đạo đức bại hoại của nhân loại, có người cho rằng Đại Pháp có thể trị khỏi bệnh của mình, có người cho rằng Đại Pháp và Sư phụ là chính phái, v.v.”.
Về những “chấp trước căn bản” mà Sư phụ chỉ ra cho chúng ta, chúng ta đã từng cái từng cái đối chiếu, tìm ra suy nghĩ của bản thân bước vào tu luyện Đại Pháp thời đầu là gì hay chưa? Bản thân tôi đã tìm thấy chấp trước căn bản của mình sau khi trải qua quan sinh tử khoan xương xẻo tim. Chấp trước căn bản của tôi là: Đại Pháp phù hợp với đạo lý làm người của tôi. Đạo lý làm người này là trung và nghĩa – điều mà tôi xem là quan trọng hơn cả mạng sống trước khi tôi tu luyện.
Tôi từng không hiểu được vì sao “có người cho rằng Đại Pháp và Sư phụ là chính phái” cũng được coi là “chấp trước căn bản”? Đại Pháp và Sư phụ là chính phái. Điều này là hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa.
Sau này tôi hiểu rằng, chúng ta đều là những sinh mệnh trong thời mạt hậu diệt của vũ trụ, bất kể cảnh giới tư tưởng của chúng ta cao bao nhiêu, truyền thống đến đâu hay đạo lý làm người cao thượng như thế nào khi tiến vào Đại Pháp, nhưng tiêu chuẩn “Đại Pháp và Sư phụ là chính phái” mà chúng ta phán đoán đều là chuẩn mực trong thời kỳ mạt hậu của diệt, nó hoàn toàn khác với tiêu chuẩn của vũ trụ mới. Những sinh mệnh của cựu vũ trụ hoàn toàn không biết Đại Pháp và Sư phụ chính phái đến mức nào. Tôi lý giải rằng, không phủ định tiêu chuẩn của bản thân trong cựu vũ trụ thì không thể viên mãn, không thể tiến nhập vào vũ trụ mới.
Trong Kinh văn “Tiến đến viên mãn”, Sư phụ còn giảng:
“Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi; chính vì tâm chấp trước căn bản kia chưa vứt bỏ, không thể ngay từ Pháp mà nhận thức Pháp”.
Tôi lý giải rằng, trong đoạn Kinh văn trên Sư phụ muốn nói với chúng ta tính nghiêm trọng của việc không trừ bỏ “chấp trước căn bản”, điều này liên quan đến việc chúng ta có phải là đệ tử của Sư phụ hay không.
Trong Kinh văn “Pháp nạn” Sư phụ giảng rằng:
“Trong Pháp nạn cũng đang tuyển trạch những sinh mệnh cuối cùng được lưu lại và những sinh mệnh bị đào thải, cũng bao gồm cả những người được và không được trong đệ tử Đại Pháp”.
Các bạn đồng tu, chúng ta hãy nhanh chóng tìm ra gốc rễ độc hại của “chấp trước căn bản” này ở bản thân, nhận rõ nó, phủ định nó. Nói với trời đất một cách đường đường chính chính rằng, tôi có thể đắc Pháp là vì Phật Chủ đã cho tôi một cơ hội, đó là hoàn thành thệ ước “trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh”, suy nghĩ bước vào Đại Pháp của tôi khi đó là sai, cho dù suy nghĩ khi đó thần thánh thế nào.
Cá nhân tôi lý giải, Pháp nạn lần này là Sư phụ vĩ đại một lần nữa hy sinh vì các đệ tử, Ngài đã dùng sức chịu đựng vô tận của mình để một lần nữa cấp cho các đệ tử Đại Pháp cơ hội đào sạch “chấp trước căn bản”.
Đệ tử Đại Pháp cần nhanh chóng tìm ra, nhận rõ, đào sạch “chấp trước căn bản” để tà ác không còn cớ tiếp tục tạo ra Pháp nạn nữa, đồng thời cũng là để Sư phụ từ bi vô lượng không phải một lần nữa gánh chịu Pháp nạn vì các đệ tử.
Trên đây là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào không đúng mong từ bi chỉ chính.
Ngày đăng: 11-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.