Một chút thể ngộ về “Cứu trợ lẫn nhau”



Tác giả: Tâm Thanh

[ChanhKien.org]

Đồng tu B là một học viên đã tu luyện lâu năm, nhưng cô ấy bị mất ngủ nhiều năm nay mà không biết phải làm sao? Cô ấy rất phiền não và đã kể chuyện này với đồng tu A.

Đồng tu A nói: “Chị hãy hòa mình vào Pháp”.

Đồng tu B nói: “Tôi không biết làm thế nào, tôi không hòa vào được”.

Đồng tu A nói: “Chị thử nghĩ lại xem, chị có biết bài thơ nào của Sư phụ không”?

Đồng tu B đọc thuộc một bài thơ của Sư phụ:

Tật phong điện xiết thượng cửu tiêu
Lôi đình vạn quân tỷ thiên cao
Hoành tảo khung vũ vô tận xứ
Bại loại dị vật nhất tính tiêu

Tạm dịch:

Chính niệm Vũ bão xung lên chín tầng mây
Sấm sét vạn cân cao hơn trời
Quét ngang khung vũ đến vô tận
Bại hoại dị vật nhất loạt trừ
(Hồng Ngâm IV – Chính Niệm)

Đồng tu A nói: “Chị hãy cố gắng hết sức để hòa tan vào bộ Pháp này”.

Đồng tu B vẫn nói rằng cô ấy không biết cách làm.

Đồng tu A từng câu từng câu nói về nhận thức của mình đối với Pháp: “Thế nào là tật phong điện xiết? Chị có thể tra từ điển để hiểu ý nghĩa bề mặt. Chị đã từng lên chín tầng mây chưa? Lôi đình vạn quân, sức mạnh của chính niệm mạnh mẽ như vậy, chị đã từng thử chưa? Hoành tảo khung vũ, chị đã từng quét ngang qua vũ trụ chưa? Với chính niệm mạnh mẽ như thế, liệu những thứ bại hoại, dị vật còn có thể tồn tại không? Những thứ không tốt còn có thể đến trường không gian của chị được nữa không?”

Nghe xong, đồng tu B cảm thấy rằng trước giờ cô ấy chưa từng dám nghĩ như vậy, chưa từng thực sự hòa mình vào trong Pháp, chưa thực sự hiểu được nội hàm của Đại Pháp, mà chỉ đọc Pháp ở trên bề mặt mà thôi.

Đồng tu A yêu cầu đồng tu B đọc thuộc thêm một bài thơ khác, nhưng cô ấy không nhớ. Đồng tu A liền đọc một bài:

Đại Pháp bất ly thân
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn
Thế gian Đại La Hán
Thần quỷ cụ thập phân.

Tạm dịch:

Đại Pháp chẳng ly thân
Trong tâm: Chân Thiện Nhẫn
Đại La Hán cõi người
Quỷ thần sợ mười phần.
(Hồng Ngâm I – Uy Đức)

Đồng tu A hỏi: “Trong tâm trí chị có thời thời khắc khắc nghĩ về Đại Pháp, ‘Đại Pháp bất ly thân’ không?”

Đồng tu B trả lời rằng, buổi tối khi cô ấy đi ngủ, trong đầu trống rỗng, bất kỳ điều gì về Pháp cũng không nhớ được, không nghĩ gì cả, còn cảm thấy rằng như vậy rất tốt, trống rỗng! Vô vi!

Đồng tu A nói: “Tu luyện Đại Pháp của chúng ta không phải là trống rỗng, vô vi như vậy. Trong tâm chúng ta cần có Pháp, đồng tại với Pháp, không thể không có Pháp. Nếu Đại Pháp không còn nữa, vậy chị là ai? Đây chẳng phải là những thứ của tu luyện quá khứ sao? Có phải chị đang phù hợp với lý của Thiền tông không?” Nghe xong, Đồng tu B dùng Pháp lý trong bài thơ “Uy Đức” để đo lường bản thân và nhận ra trạng thái của mình thật sự không đúng, không phù hợp với Đại Pháp!

Nghe đồng tu A chia sẻ cách bản thân làm thế nào ở trong Pháp mà nhận thức Pháp, đồng tu B đã tìm ra những thiếu sót của bản thân. Cô cảm thấy những chia sẻ của đồng tu A rất đáng để học hỏi, và cuối cùng cô cũng biết cách nên làm thế nào để kết nối bản thân với Pháp.

Tối hôm đó trước khi đi ngủ, đồng tu B bắt đầu suy nghĩ làm thế nào hòa tan vào trong Pháp: “Đối chiếu với bài thơ “Chính Niệm”, tôi muốn lên chín tầng mây! Nhất định phải lên chín tầng mây! Mình cũng muốn cao hơn trời! Mình còn phải quét ngang vũ trụ”! Cô không ngừng nghĩ như vậy, nghĩ mãi, rồi không biết từ lúc nào đã chìm vào giấc ngủ. Khi chúng ta có thể hòa mình vào trong Pháp, những điều kỳ diệu của Pháp sẽ được triển hiện.

Đồng tu B thông qua việc trao đổi với đồng tu A về những ma nạn gặp phải trong tu luyện, cô ấy đã tìm ra những chỗ thiếu sót của mình. Cô học hỏi những tâm đắc trong việc chứng thực Pháp của đồng tu A và cũng đã kết nối được với Pháp, từ đó vượt qua ma nạn trong quá trình chứng thực Đại Pháp. Có thể thấy việc giao lưu, trao đổi với nhau giữa các đệ tử Đại Pháp là vô cùng cần thiết. Tôi cũng hiểu vì sao Sư phụ lại an bài phương pháp tu luyện cho các đệ tử thông qua việc trao đổi lẫn nhau. Khi chúng ta trao đổi về nhận thức đối với Pháp, điều đó không chỉ giúp hiểu sâu hơn về Pháp mà còn bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau, từ đó “cứu trợ lẫn nhau” (Viễn ly hiểm ác). Nhờ vậy chúng ta có thể đạt được “đề cao toàn bộ, thăng hoa toàn bộ” (Chuyển Pháp Luân).

Phương pháp tu luyện của đệ tử Đại Pháp khác hoàn toàn với bất kỳ phương pháp tu luyện nào trước đây. Trước kia, người tu luyện không giảng về việc trao đổi mà chỉ dựa vào tự ngộ. Có thể ngộ được thì ngộ, không ngộ được thì cũng không có cách nào. Nếu muốn biết lý của người khác thì phải trao đổi. Phương pháp tu luyện trước đây chỉ là tu luyện cá nhân, chỉ quản việc tu luyện bản thân có thể viên mãn hay không, không quan tâm đến người khác, thể hiện rõ sự vị tư. Vì vậy, họ không thể tu lên cao được.

Nhưng đệ tử Đại Pháp thì không tu luyện như vậy. Sư phụ yêu cầu chúng ta:

“Chư vị là đệ tử đồng môn, mọi người đều đang tận tâm tận lực vì Chính Pháp vũ trụ, do vậy khi [quan hệ] với nhau cũng cần phối hợp cho tốt; không được lạm dụng tâm người thường để coi xét vấn đề; [quan hệ] với nhau có mang theo tâm người thường mà nảy sinh [sự việc gì] thì cũng không nên phát sinh mâu thuẫn và đấu tranh. Những sự việc ấy đều nên có biểu hiện khoan dung, lương thiện, [và] hoà hảo của các đệ tử Đại Pháp; việc của bạn cũng là việc của mình, việc của mình cũng là việc của bạn”. (Giảng Pháp tại các nơi II – Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002)

Đệ tử Đại Pháp chúng ta là một chỉnh thể. Giữa chúng ta đều là phó xuất vô điều kiện, không cần trao đổi, coi việc của người khác như việc của chính mình mà đối đãi. Khi gặp vấn đề, chúng ta cùng nhau đàm luận, cùng nhau nhận thức trong Pháp, làm thế nào để chứng thực Đại Pháp và phối hợp với nhau làm tốt việc cứu độ chúng sinh.

Một số đồng tu lo lắng rằng khi nghe đồng tu khác chia sẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng và đi theo họ. Đây đều là lý của tu luyện trong quá khứ. Việc chúng ta trao đổi với nhau là đàm luận ở trong Pháp, là đang chứng thực Đại Pháp. Mọi người đều hướng đến việc đồng hóa với Đại Pháp. Đại Pháp không thuộc về một cá nhân nào, không phải ai chứng ngộ được thì là của người đó, không phải vậy. Đại Pháp là Đại Pháp của vũ trụ. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều cần đồng hóa với Pháp, ai đồng hóa thì người đó được thụ ích.

Cũng có đồng tu nói rằng không cần trao đổi, cần tự mình ngộ hoặc đợi Sư phụ điểm hóa là được. Trong một số nhóm học Pháp nhỏ, mọi người cùng đọc một bài giảng, sau đó cũng không trao đổi gì và ra về. Cách học này có phần giống với phương pháp tu luyện của Thiền tông. Cách học như vậy rất có khả năng chỉ dừng lại ở việc đọc Pháp trên bề mặt, mà không đi sâu vào việc nhận thức Pháp, cũng không chứng thực Đại Pháp. Sư phụ đã giảng về phương pháp tu luyện của Thiền tông và các pháp môn khác cho chúng ta, chẳng phải để chúng ta phân biệt được những điều không phù hợp với tu luyện Đại Pháp, từ đó tránh lầm đường lạc lối sao?

Đệ tử Đại Pháp chúng ta trao đổi với nhau trong Pháp, làm thế nào để nhận thức Pháp, chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Trong khi trao đổi, chúng ta có thể lý giải tốt hơn về Đại Pháp thông qua những kỳ tích mà các đồng tu đã chứng thực được, kết nối với Pháp, đồng hành cùng Pháp, có thể lĩnh hội sâu sắc hơn nội hàm của Đại Pháp, từ đó đề cao trong Pháp. Sự đề cao thực sự của đồng tu chính là khi họ hiểu được nội hàm của Pháp, minh bạch Pháp lý, và đó là tác dụng của Pháp, chứ không phải do bản thân việc trao đổi. Sư phụ giảng:

“Có thể chiểu theo hình thức hội thảo trao đổi: mọi người chia sẻ, đàm luận với nhau, giảng cho nhau; chúng tôi yêu cầu thực hiện như vậy”(Chuyển Pháp Luân).

Chúng ta cần đi cho đúng, đi cho chính con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài.

Tu luyện của đệ tử Đại Pháp phải đối diện với Chính Pháp vũ trụ, phải đối diện với áp lực của tà ác toàn vũ trụ. Chỉ dựa vào sức mạnh của một người thì hoàn toàn không đủ. Vì vậy, chúng ta cần trao đổi, cứu trợ lẫn nhau, hình thành một chỉnh thể vững chắc không thể phá vỡ, thực hiện tốt hơn sứ mệnh cứu độ chúng sinh.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293467



Ngày đăng: 20-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.