Phân tích một vài nguyên nhân khiến đệ tử Đại Pháp rời khỏi thế gian



Tác giả: Trùng Sinh

[ChanhKien.org]

Trong những năm gần đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều đồng tu cao tuổi xung quanh mình qua đời (cũng có một vài đồng tu trẻ), đặc biệt là trong hai năm gần đây số đồng tu qua đời ngày càng nhiều. Nguyên nhân có rất nhiều, rất khó nói rõ tại sao? Đây cũng là vấn đề mà nhiều đồng tu cảm thấy khó hiểu, băn khoăn. Trước đây tôi cũng cảm thấy khó hiểu về việc này, luôn nghĩ rằng tại sao những đồng tu này qua đời, đa số họ đều làm việc cứu người rất tích cực, cải biến trên bề mặt cũng rất lớn, tại sao lại đột nhiên qua đời chứ? Việc này thực sự cũng từng là một vấn đề khiến tôi trăn trở suốt thời gian dài.

Gần đây khi học Kinh văn mới của Sư phụ, đặc biệt là Kinh văn “Pháp nạn”, đã giúp tôi sáng tỏ thông suốt, minh bạch được nguyên nhân thực sự khiến đồng tu qua đời là gì. Hôm nay tôi viết bài cùng chia sẻ với các đồng tu vẫn chưa hiểu về vấn đề này.

Ví dụ về việc đồng tu qua đời

Trường hợp 1

Học viên A đắc Pháp năm 1997, trước khi tu luyện, bà nổi tiếng xa gần là người phụ nữ mạnh mẽ. Người trong làng đều gọi bà là “Vua của những bà vợ”, trong nhà ngoài cửa không ai dám động đến bà. Sau khi tu luyện, Sư phụ khai mở thiên mục cho bà, bà thấy nhiều cảnh tượng mỹ diệu ở không gian khác và còn nhìn thấy rất rõ ràng. Bà đã hơn 60 tuổi rồi mà vẫn có kinh nguyệt. Học Pháp, luyện công, hồng Pháp bà đều rất tinh tấn, tính khí cũng thay đổi rất nhiều. Một lần khi trời mưa, bà đến nhà một đồng tu và bị gãy tay, bà xem bản thân là người luyện công và đã bình phục chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng trong một lần vượt quan nghiệp bệnh bà đã không qua được. Một lần, bà mắc triệu chứng như tắc nghẽn mạch máu não, con trai đưa bà đến bệnh viện, nhưng vài ngày sau bà đã bình phục.

Sau khi về nhà bà không cảm tạ Sư phụ, mà cho rằng bà học Đại Pháp rồi, làm sao có thể bị tắc nghẽn mạch máu não? Từ đó bà sinh ra hoài nghi Đại Pháp, cho rằng Sư phụ làm sao có thể khiến bà bị tắc nghẽn mạch máu não chứ? Bà sinh ra tâm oán hận Sư phụ. Bà không còn tinh tấn như trước nữa và hòa vào như một người thường. Chỉ trong một thời gian rất ngắn không tín Sư, tín Pháp, vị đồng tu này đã qua đời.

Khi một người tu luyện nghi ngờ Đại Pháp, không tin Sư phụ, thì bản thân đã ở trong hoàn cảnh rất nguy hiểm rồi, nếu không thể mau chóng quay trở lại, thì điều chờ đợi chính là sự bức hại của cựu thế lực và có thể bị cựu thế lực lấy đi nhục thân.

Trường hợp 2

Học viên B cũng đắc Pháp vào năm 1997, từ một người mù chữ, một chữ cũng không biết, bà đã có thể đọc thành thạo cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Bà còn có thể đọc nhiều Kinh sách Đại Pháp như Giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ, sáu cuốn “Hồng Ngâm”, v.v. Sau cuộc bức hại bà cũng rất tinh tấn làm đủ thứ việc, nào là phát tài liệu chân tướng, dán nhãn chân tướng, phát đĩa chân tướng, làm nhãn dán chân tướng và giảng chân tướng trực diện cứu người, bà làm các việc đều làm rất tốt. Sư phụ cũng cấp cho bà một diện mạo đẹp, một người 80 tuổi nhưng tóc trắng càng ngày càng ít, trên mặt cũng không có chút nếp nhăn nào, trông bà như người chưa đến 60 tuổi, điều này đã khởi được tác dụng chính diện rất lớn trong việc cứu độ chúng sinh.

Nhưng có một lần khi bà đến chỗ đông người giảng chân tướng cứu người, bà đã bị vấp ngã, khi đó bà không xuất ra chính niệm phủ định bức hại của cựu thế lực, cũng không nghĩ đến Sư phụ, từ đó về sau bà không thể ra ngoài cứu người được nữa. Ban đầu bà vẫn rất tinh tấn, ở nhà cũng làm một số việc cứu người trong khả năng cho phép. Nhưng thời gian lâu rồi, bà thấy bản thân mãi không đứng dậy được, bà bắt đầu sinh ra nghi ngờ Đại Pháp và Sư phụ. Bà nghi ngờ Sư phụ không quản bà nữa, cuối cùng bà oán hận Sư phụ và nhận thức sai lầm rằng bản thân đã làm nhiều việc cho Đại Pháp như vậy, tại sao Sư phụ lại không giúp bà hồi phục nhanh chóng?

​​Khi bà sinh ra tư tưởng không đúng đắn này thì đã rất nguy hiểm, cuối cùng bà oán hận tất cả mọi người, bà cũng sinh ra tâm oán hận các đồng tu, tâm xem thường người khác. Điều này kéo dài trong ba năm, bà vẫn không thể đứng dậy và xuất hiện tình trạng học Pháp buồn ngủ, phát chính niệm đổ tay, học Pháp thiếu chữ thừa chữ, thậm chí thiếu hàng, điều này đã là không kính Sư, không kính Pháp rồi. Cuối cùng cựu thế lực dùi vào sơ hở, năm ngoái bà đã mang theo rất nhiều nghi vấn mà qua đời.

Trường hợp 3

Đồng tu C qua đời khi bà đã gần 80 tuổi, đồng tu này cũng đắc Pháp năm 1997. Trước khi đắc Pháp bà bị ung thư và đã ở giai đoạn cuối. Trong làng, bà vốn nổi tiếng là “cọp cái”, bà cũng nhiều lần đánh lộn với các cán bộ trong thôn. Trong nhà ngoài nhà không ai dám đắc tội với bà. Sau khi tu luyện, thân thể bà hồi phục rất nhanh. Từ đó bà kiên định trước sau như một đối với Đại Pháp, đối với Sư phụ. Sau cuộc bức hại bà ngày ngày ra ngoài cứu người, thôn bên ngoại và thôn bên nội của bà, hai thôn có tổng cộng hơn 2.000 hộ chúng sinh, về cơ bản bà làm được nhà nhà đều đến, hộ hộ đều thoái. Bài viết “Đi khắp các ngõ hẻm giảng chân tướng, khuyên từng nhà từng hộ tam thoái” chính là viết về câu chuyện tu luyện của vị đồng tu lớn tuổi này.

Một đồng tu tinh tấn như vậy, vài năm trước lại xuất hiện giả tướng “nghiệp bệnh” giống như bệnh tiểu đường. Bà đã không hoàn toàn phủ nhận và lầm tưởng giả tướng này là chân thực, bà đã uống thuốc đi viện trị liệu. Người tu luyện không có bệnh là điều hoàn toàn chính xác. Nhưng đồng tu đã quên những lời khi bản thân giảng chân tướng cho thế nhân về sự thần kỳ của Đại Pháp. Bà lầm tưởng rằng Sư phụ Đại Pháp không quản mình nữa. Cuối cùng càng ngày càng buông lơi việc học Pháp luyện công, bà càng ngày càng không thể tự chăm sóc bản thân. Khi minh bạch ra và muốn tinh tấn học Pháp luyện công thì đã quá muộn, cuối cùng cũng qua đời trong sự day dứt.

Những ví dụ kiểu này vẫn còn rất nhiều rất nhiều, ở đây tôi không nêu ra thêm nữa.

Nguyên nhân qua đời và bài học giáo huấn

Về việc qua đời của các đồng tu, tôi xin phân tích một số nguyên nhân bề mặt dưới đây:

Thứ nhất:

Đa số là không tín Sư tín Pháp. Một người tu luyện nếu ngay cả Sư phụ độ họ, họ cũng không tin thì đã rất nguy hiểm rồi. Nếu không có Sư phụ bảo hộ, không có Đại Pháp bảo hộ, thì ai cũng có thể lấy đi sinh mệnh của họ. Từ ngày chúng ta bắt đầu tu luyện Đại Pháp chúng ta đã có Sư phụ bảo hộ, chúng ta mới có thể bình an mà đi tới hôm nay, không có sự bảo hộ của Sư phụ, chúng ta hoàn toàn không thể đi tới hôm nay.

Từ Pháp tôi biết rằng, trong quá khứ sư phụ của bất kể pháp môn nào mang đồ đệ đi, họ chỉ có thể mang theo một đồ đệ, mà Sư phụ Đại Pháp lại có thể bảo hộ tất cả đồ đệ Đại Pháp học Đại Pháp. Đối với những đồng tu qua đời, nguyên nhân thực sự của qua đời đều bắt đầu từ nghi ngờ Sư phụ không quản mình nữa, cuối cùng là oán hận Sư phụ, điều này đã tạo sơ hở cho cựu thế lực bức hại. Cựu thế lực xem điều gì là nặng nhất, chính là xem việc không kính Sư là nghiêm trọng nhất, bởi vì họ nhìn thấy Sư phụ đã vì chúng ta mà làm những gì, nhìn thấy Sư phụ vì chúng ta mà phó xuất lớn thế nào. Một khi nhìn thấy đệ tử Đại Pháp có hành vi bất kính với Sư phụ, chúng sẽ tiến hành bức hại nghiêm trọng, thậm chí lấy đi sinh mệnh.

Trong Kinh văn mới Sư phụ chỉ bảo chúng ta rằng:

“Đại Pháp vốn luôn tồn tại, triển hiện ra ở nhân thế là để cứu người vào lúc mạt hậu. Nói “người” vì Đại Pháp làm gì đó ư? Đại Pháp đang cứu “người”! Không phải “người” vì Đại Pháp làm gì đó! Những bất công mà “người” chịu đựng hay “người” bị tà ác bức hại trong tu luyện, thì Sư phụ đang bảo hộ chư vị, đồng thời gánh chịu tội nghiệp thay cho chư vị. Sư phụ không nợ gì chư vị!”. (Viễn ly hiểm ác).

Sư phụ còn giảng:

“Nhưng khi bị bức hại, chư vị lại xử lý không tốt, khiến ma nạn biểu hiện càng điên cuồng hơn. Khi không vượt qua được bèn bắt đầu oán hận Đại Pháp, thậm chí còn oán hận Sư phụ. Là bản thân chư vị có vấn đề, Sư phụ không nợ chư vị. Cùng lúc cứu chư vị, Sư phụ còn gánh chịu tội nghiệp thay cho chư vị, hơn nữa còn tìm hết cách tiêu sạch tội nghiệp của chư vị, chính là chư vị nợ Sư phụ”. (Viễn ly hiểm ác).

Pháp của Sư phụ đã nói rất rõ ràng rồi. Sư phụ không nợ chúng ta, mà chúng ta nợ Sư phụ. Chỉ khi nào chúng ta có lòng biết ơn đối với Sư phụ thì chúng ta mới có thể xứng đáng với Sư phụ. Làm sao lại có thể oán hận Sư phụ chứ? Làm sao dám oán hận Sư phụ đây? Sinh ra một chút tâm oán hận đối với Sư phụ thì đã rất nguy hiểm rồi.

Thứ hai:

Có những đồng tu mà chồng (hoặc vợ) của họ đã qua đời trước, khi chôn cất người bạn đời thì đều đào những cái hố đôi và đồng tu cũng ngầm thừa nhận. Đây chẳng phải cũng là cơ hội cựu thế lực dùi vào sơ hở sao? Bạn muốn đi cùng với người chồng (vợ) đã qua đời, thì có thể cựu thế lực sẽ lấy đi nhục thân của bạn.

Thứ ba:

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực tôi biết trong lúc chúng ta cứu người, vẫn còn có 15% nghiệp lực chưa được tiêu trừ, đấy là những gì lưu lại sau hơn 20 năm cứu độ chúng sinh, rất cự đại”. (Pháp nạn).

Tiêu nghiệp sẽ có thống khổ, có ma nạn, có can nhiễu, có bức hại, đặc biệt là lô người thứ ba mà Sư phụ giảng trong Pháp, có thể nghiệp lực sẽ lớn hơn một chút, vào thời cuối cùng của Chính Pháp, phản ứng ra giả tướng “nghiệp bệnh” sẽ nghiêm trọng. Nếu không có cơ sở học Pháp hàng ngày, khi đối diện với “nghiệp bệnh” nghiêm trọng sẽ không có chính niệm, sẽ bị tà ác khống chế, sinh ra nhân tâm oán hận Sư phụ, cuối cùng cũng sẽ bị cựu thế lực lấy đi nhục thân. Tôi hy vọng các đồng tu đang trong ma nạn có thể nắm chắc việc học Pháp chất lượng cao. Đặt công phu vào việc học Pháp và việc hướng nội tu tâm tính, đường đường chính chính theo Sư phụ trở về nhà.

Từ giờ trở đi tôi sẽ tiếp tục chăm chỉ học Pháp, kiên trì học thuộc Pháp, tinh tấn không ngừng, làm tốt ba việc, rút ra bài học chính diện từ việc một số đồng tu qua đời và không mắc lại những sai lầm tương tự nữa. Làm một đệ tử Đại Pháp chân chính trong thời kỳ Chính Pháp, cuối cùng theo Sư phụ trở về nhà.

Một chút nhận thức cá nhân của tôi trong giai đoạn hiện nay, có điểm nào chưa dựa trên Pháp mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291920



Ngày đăng: 06-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.