Chân tu Đại Pháp, bù đắp hết thảy những gì nợ Sư phụ



Tác giả: Tiểu Tiểu Liên, đệ tử Đại Pháp Hắc Long Giang

[ChanhKien.org]

Gần đây khi đọc một số bài Kinh văn của Sư phụ, tôi có rất nhiều cảm ngộ, viết ra đây cùng thảo luận và chia sẻ với các đồng tu. Do tầng thứ có hạn, có chỗ nào chưa đúng mong đồng tu từ bi chỉ chính.

“Sư phụ không nợ chư vị”. (Viễn ly hiểm ác)

Câu nói này của Sư phụ thường vang vọng trong đầu và khiến tôi chấn động. Sư phụ sẽ không dễ dàng tuỳ tiện nói ra lời này, lời này có nội hàm rất thâm sâu. Trong xã hội ngày nay, nơi mà đạo đức đã suy thoái, lòng người thay đổi, Sư phụ vẫn thời khắc nghĩ đến việc cứu độ chúng sinh. Vì điều này, Sư phụ đã phó xuất hết thảy những gì của Ngài dưới áp lực cực đại.

Vì cứu độ chúng sinh, Sư phụ từng đi xin ăn nơi người thường và chịu vô số khổ nạn; vì cứu độ chúng sinh, Sư phụ từng bị tà đảng ác nhân bịa đặt, phỉ báng, thoá mạ; vì cứu độ chúng sinh, Sư phụ từng bị uống thuốc độc; vì cứu độ chúng sinh, Sư phụ từng nhiều lần bị tà đảng sát hại, nhưng đều không thực hiện được; vì cứu độ chúng sinh, Sư phụ đã phải chịu đựng những ma nạn cực đại mà người thường không thể tưởng tượng được. Vậy tại sao Ngài vẫn muốn cứu độ chúng sinh? Sư phụ chấp trước sao? Không cứu bạn không được sao? Không!

“Bởi vì Ngài yêu thương chúng sinh! Vì sinh mệnh của chúng sinh đều do Ngài ban cho”. “Đối với Sáng Thế Chủ, Ngài có quyền yêu thương người của Ngài, Ngài cũng sẽ càng yêu thương những ai Ngài cho là đáng yêu. Đó là quyền của Ngài, không ai có quyền can thiệp! Đó là ân điển tối cao Ngài dành cho sinh mệnh!”. (Tại sao muốn cứu độ chúng sinh)

“Sư phụ không nợ chư vị”. (Viễn ly hiểm ác).

Câu nói này của Sư phụ khiến tôi rất đau lòng, chúng ta thực sự cần nghiêm túc hướng nội, đặc biệt là bản thân tôi.

1. Hoài nghi

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997. Tất cả các chứng bệnh tồi tệ đã dày vò tôi sống không bằng chết trong nhiều năm, bao gồm đau đầu, đau chân, đau bụng, viêm khớp vai, bệnh phụ khoa, bệnh dị ứng nghiêm trọng, v.v. hoàn toàn biến mất.

Tôi không tốn một xu nào và chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, thân thể tôi đã khoẻ mạnh, toàn thân tràn đầy năng lượng, thực sự là một thân thể nhẹ nhàng vô bệnh. Sau khi tu luyện một thời gian, không hiểu tại sao tôi đột nhiên sinh ra hoài nghi đối với Sư phụ. Trong tâm nghĩ: Người tu luyện Pháp Luân Công nhiều như vậy, liệu Sư phụ có thể quản được hết không? Hàng ngày ai thế nào Sư phụ có biết không? Điều này nói lên rằng tôi học Pháp ít, bất kính với Sư phụ, hoài nghi Sư phụ, là có tội! Học Pháp nhiều hơn, Sư phụ giảng:

“Pháp thân của tôi nhiều không tính được; không chỉ là số học viên này, dẫu nhiều hơn nữa tôi cũng quản được”. “Những Pháp thân của tôi điều gì cũng biết; chư vị nghĩ gì họ đều biết; điều gì họ cũng có thể làm được”. (Chuyển Pháp Luân)

Thông qua học Pháp thâm sâu hơn, tôi biết bản thân đã dùng tư duy của con người để nghĩ chuyện của Phật, đó là điều không đúng.

Chúng ta vốn đều từng là những vị Thần có quả vị ở trên thiên thượng, có vòng hào quang của Thần. Thời gian lâu dần đã sinh ra tâm bất hảo và bắt đầu rơi rớt xuống phía dưới. Tầng tầng phạm sai lầm và không phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ nữa, cuối cùng rớt đến nhân loại – một nơi vừa khổ vừa bẩn, lại là cõi mê và phải bị tiêu huỷ. Nhưng Sư phụ từ bi vĩ đại đã dùng trí huệ của Ngài, tìm mọi cách để cứu chúng ta khỏi biển khổ, chúng ta đang trong thống khổ mà chờ đợi Sư phụ kính yêu đến cứu độ. Hôm nay, Sư phụ thật sự đã đến cứu chúng ta rồi.

Sư phụ mở lớp, tận tình giảng Pháp và truyền công vì chúng ta, tịnh hoá thân thể cho chúng ta. Sư phụ yêu cầu chúng ta đọc đi đọc lại “Chuyển Pháp Luân” để chúng ta hoà tan trong Pháp, tu được cao hơn, vừa có thể tự cứu độ bản thân, lại có thể cứu được nhiều chúng sinh hơn nữa. Cao đức Đại Pháp của Sư phụ vừa truyền ra, người người vui vẻ chạy khắp nơi mách nhau, không cần đến quảng cáo tuyên truyền, người truyền người, tâm truyền tâm. Người người liên tiếp kéo đến, khiến tâm linh, đạo đức của hàng vạn người hồi thăng, nhân tâm hướng thiện. Trước đây tôi là một người rất vị tư, là Đại Pháp đã cải biến tôi. Tôi từng lần lượt nhặt được một chiếc nhẫn vàng và một chiếc bông tai vàng, tôi đều tìm được chủ nhân và trả lại cho họ. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ không làm được như vậy. Vẫn còn rất nhiều ví dụ nữa, tôi không đưa ra thêm ở đây. Sư phụ cứu độ chúng sinh không hề dễ dàng, Ngài quá vất vả rồi. Ngài dốc hết tâm sức, quên ăn quên ngủ, thức khuya dậy sớm, ăn không ngon ngủ không yên, không có thời gian nghỉ ngơi, mỗi ngày chỉ đơn giản là ăn một chút mỳ tiện lợi giá rẻ.

Viết đến đây tôi đã khóc. Một vị Sư phụ vĩ đại, toàn năng như vậy, vì những sinh mệnh bé nhỏ không đáng để mắt tới như chúng ta mà Ngài đã phó xuất quá nhiều. Sư phụ “ngôn truyền thân giáo” (dạy người thế nào, mình làm như vậy), Ngài ăn uống và chi tiêu tiết kiệm, nắm chắc mọi thời khắc cứu độ con người. Bản thân tôi đã không biết cảm ơn, mà còn hoài nghi Sư phụ, quá là không nên rồi. Sư phụ con sai rồi, con xin tạ lỗi với Ngài.

Chúng ta tu luyện tại gia nên không phải chịu quá nhiều khổ. Nghĩ đến việc tu luyện của Phật Milarepa, Thượng sư của ông vì muốn ông tu được cao hơn nên đã thiết lập rất nhiều ma nạn, trong đó việc yêu cầu ông xây nhà để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Vác đá từ chân núi lên đỉnh núi, hết lần này đến lần khác, da thịt trên lưng ông đã rách và chảy máu, ông phải chịu những cơn đau không ngừng nghỉ. Khi ông bắt đầu xây nhà, Thượng sư đã chỉ cho ông xây như thế nào và xây ở đâu. Milarepa đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhà xây xong, ông mời Thượng sư nghiệm thu. Thượng sư nói không đạt tiêu chuẩn, cần dỡ đi xây lại. Milarepa không nói gì và dỡ đi xây lại. Ông lại bắt đầu vác đá từ chân núi lên đỉnh núi, nhà xây xong, Thượng sư lại nói không đạt, phải xây lại. Hết lần này đến lần khác xây lại, cứ như vậy, Milarepa vẫn cho rằng bản thân làm chưa được tốt, chưa đạt được mong muốn của Thượng sư, trong tâm ông rất buồn. Nhưng ông cũng chưa từng hoài nghi, oán hận Thượng sư và luôn đối xử trung thành với Thượng sư. Nghĩ về việc Phật Milarepa khổ tu, nhìn lại bản thân tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Chúng ta chân tu Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ trân quý chúng ta, vì chúng ta mà làm rất nhiều việc. Vớt chúng ta từ dưới địa ngục lên, Sư phụ giảng:

“Bởi vì mỗi cá nhân khi trở thành đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, phía minh bạch của mình đều đã ký thệ ước với Thần, dùng sinh mệnh để bảo chứng hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà đệ tử Đại Pháp phải gánh vác, từ đó sinh mệnh không quy về Tam giới quản. Cho nên Sư phụ đã lấy tên của các đệ tử Đại Pháp, từ Tam giới, từ nhân gian, từ âm gian, bao gồm địa ngục, xóa tên toàn bộ. Từ đó sinh mệnh của đệ tử Đại Pháp chỉ quy về Đại Pháp quản, không tái nhập luân hồi, có tội lỗi cũng không quy về địa ngục quản”. (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)

Sư phụ còn gánh chịu tội nghiệp của đời đời kiếp cho chúng ta, lại ban cho chúng ta cao đức Đại Pháp vạn kiếp khó gặp – “Chuyển Pháp Luân”, cho phép chúng ta một đời tu thành Phật. Đồng thời Ngài còn thời khắc cẩn thận chăm sóc, bảo hộ, khai mở thiên mục cho chúng ta, lại còn cài Pháp Luân uy lực vô tỉ cho chúng ta. Ngài không cần của chúng ta một đồng nào, mà chỉ cần cái tâm hướng thiện của chúng ta. Chúng ta đi đâu để tìm được một vị Sư phụ từ bi vĩ đại tốt như vậy chứ. Nếu suy nghĩ kỹ một chút sẽ thấy chúng ta nợ Sư phụ rất nhiều rất nhiều.

2. Một chữ “bưng”

Sư phụ giảng:

“Công pháp tốt như thế này, hôm nay chúng tôi đã cấp cho chư vị, chúng tôi đã bưng đến tận nơi cho chư vị, đặt đến cổng nhà cho chư vị”. (Chuyển Pháp Luân)

“Bưng” là hành động được nâng bằng cả hai tay. Chúng ta những người phàm phu tục tử, được một vị Sư phụ từ bi vĩ đại ban cho thiên pháp, Đại Pháp vũ trụ “Chuyển Pháp Luân”, chúng ta hổ thẹn đến nhường nào! Nếu không tu luyện tốt, thì liệu có xứng đáng với nỗi khổ tâm của Sư phụ? Sư phụ vì để cứu độ chúng ta mà đã nói cho chúng ta thiên cơ một cách rất có trách nhiệm, “bưng” cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” trân quý cấp cho chúng ta. Một chữ “bưng” khiến tôi vừa mừng lại vừa lo. Một chữ “bưng” khiến tôi cảm động, khiến thế nhân cảm động, khiến tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều cảm động. Một chữ “bưng” đã phản ánh sâu sắc sự từ bi, yêu thương của Sư phụ đối với chúng sinh. Một chữ “bưng” khiến tôi càng trân quý hơn thánh duyên giữa tôi và Sư phụ Đại Pháp. Một chữ “bưng” khiến tôi tinh tấn, đoái hiện thệ ước từ thời tiền sử. Một chữ “bưng” khiến tôi hiểu rõ hơn rằng, làm một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp cần học Pháp thật tốt, tu tốt bản thân cứu thêm nhiều người, làm một Chính giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.

Hàng ngày tôi đều đọc “Chuyển Pháp Luân” – cuốn thiên thư được Sư phụ bưng đến cho, mỗi ngày tôi sẽ đọc hơn 80 trang, nếu có tình huống đặc thù không đạt được thì ngày thứ hai nhất định sẽ đọc bù. Tôi đã đọc trên một nghìn lần cuốn thiên thư “Chuyển Pháp Luân” và đã học thuộc bốn lần, chép toàn bộ cuốn sách ba lần. Hơn 40 cuốn kinh thư Đại Pháp tôi đã đọc hơn ba lượt. Loạt bài “Hồi ức Sư ân” đồng tu viết tôi cũng thường xem lại. Từ trong đó tôi ngộ được rằng: Sư phụ từ bi vĩ đại chính là hóa thân của Pháp Luân Đại Pháp, là hoá thân của Chân, Thiện, Nhẫn. Thân thể của Sư phụ đông tụ năng lượng chính cực cao, cực đại, đông tụ Pháp lý cao nhất của vũ trụ. Sư phụ trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, có thể hô gió gọi mưa, có thể nhìn thấu suốt vạn sự vạn vật trong vũ trụ, có thể biết được tư tưởng, ngôn hành của mỗi từng đệ tử, được làm đệ tử từ bi vĩ đại của Sư phụ chính là điều vinh hạnh và đáng ngưỡng mộ nhất của chúng ta. Vì vậy chúng ta nhất định cần tu tốt bản thân, trở lại thành Thần, để Sư phụ có thể yên tâm hơn, mỉm cười nhiều hơn.

Sư phụ không nợ chúng ta, mà là chúng ta nợ Sư phụ. Sự đề cao mỗi tầng thứ, sự thăng hoa tâm tính của chúng ta đều phản ánh ra tấm lòng của Sư phụ. Vì vậy bất cứ khi nào chúng ta cũng cần biết cảm tạ ân Sư! Tôi nhớ đến một nữ đồng tu đắc Pháp sớm nhất chỗ chúng tôi. Thời đầu Sư phụ truyền Pháp, anh trai của bà đã đến nghe Sư phụ giảng Pháp ở Bắc Kinh, ông cảm thấy rất tốt liền gọi điện thoại bảo bà đi nghe. Bà đã trực tiếp nghe Sư phụ giảng Pháp ở Bắc Kinh, còn ngồi ăn cơm cùng bàn với Sư phụ. Bà vốn một thân đầy bệnh, người gầy trơ xương và yếu ớt. Sau khi tu Đại Pháp bà như thoát thai hoán cốt, thân thể đã hoàn toàn khỏe mạnh. Đại Pháp đã cấp cho bà quá nhiều.

Nhưng sau khi tà đảng đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà sợ hãi không dám luyện nữa. Chúng tôi từng nhiều lần khuyên bà, bà chỉ nói Đại Pháp là tốt, nhưng không tu cũng không luyện. Vài năm gần đây bà còn mở một tiệm mạt chược tại nhà, bà cũng chơi, hàng ngày còn uống bia. Chồng bà đã qua đời, hai con trai cũng ly dị, trong lời bà nói ra cho thấy bà oán hận Sư phụ không quản bà. Năm nay bà khoảng 76 tuổi, Sư phụ đã điều chỉnh thân thể miễn phí cho bà, giúp thân thể bà khoẻ mạnh, bà nên cảm tạ Sư phụ. Nhưng bà lại không biết ơn, ngược lại còn oán hận Sư phụ. Đúng là sẹo lành thì quên đau. Con người thực sự rất khó độ.

3. Bù đắp

Sư phụ không nợ chúng ta, là chúng ta nợ Sư phụ quá nhiều. Chúng ta cần bù đắp tất cả những thứ chúng ta nợ Sư phụ. Đệ tử tu không tốt và cảm thấy xấu hổ trước sự từ bi khổ độ của Sư phụ. Lần này viết bài tôi phát hiện bản thân trong tu luyện vẫn còn rất nhiều chỗ tu chưa tốt, quá kém. Ví dụ luyện tĩnh công đôi khi bị mê mờ, phát chính niệm có lúc đổ tay, đôi khi bỏ lỡ thời gian phát chính niệm lúc nửa đêm, chuông báo thức reo lên nhưng không thể thức dậy đúng lúc, đôi khi tôi còn nói chuyện trong lúc luyện năm bộ công pháp.

Lại nói về vấn đề xem điện thoại, bản thân biết rõ là không đúng nhưng vẫn muốn xem, xem mười phút, hai mươi phút, có khi xem cả giờ đồng hồ, bỏ lỡ việc học Pháp, cứu người.

Sư phụ giảng:

“Đã không còn là trạng thái con người nữa. Từ xưa đến nay con người đều không có trạng thái này. Đó là kỹ thuật của người hành tinh khác, ma đang lợi dụng chúng, dụ dỗ chư vị, khiến chư vị buông bỏ tất cả những gì của chư vị, dành hết [vào nó]. Lãng phí sinh mệnh của chư vị, chư vị còn không buông nó ra nổi! Từ góc độ làm người mà nhìn chư vị đã là không đúng, huống là tu luyện”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2016)

Có một đoạn thời gian tôi không xem nữa, cũng hạ quyết tâm không xem nữa, kiên quyết không xem. Sau đó không nhẫn được, tâm không buông xuống được, lại xem. Tôi tức giận đến nỗi tự đánh vào mặt, tát vào miệng mình. Tại sao tôi không thể buông tâm xuống được, luôn muốn xem? Sư phụ giảng:

“Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường, hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ, vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể mang theo những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy tiến vào thiên quốc chăng?”. (Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đại Pháp của Sư phụ khiến tôi rất xúc động, suy xét lại bản thân, tôi thấy mình không thực sự chân tu, thực tu, không đặt việc học Pháp, luyện công, cứu người lên hàng đầu và bị tà ác lợi dụng. Tôi như bừng tỉnh, cuối cùng tôi cũng bừng tỉnh! Tôi không thể lại hồ đồ nữa, không thể lại lãng phí sinh mệnh của bản thân nữa. Cần đặt việc học Pháp, luyện công, cứu người lên hàng đầu, bởi vì thời gian tu luyện là có hạn.

Trên con đường tu luyện, Sư phụ đã cấp cho đệ tử quá nhiều, quá nhiều rồi, nhưng bản thân tôi lại nợ Sư phụ rất nhiều, rất nhiều thứ. Đệ tử cần học Pháp nhiều hơn, làm tốt ba việc và tu bỏ hoàn toàn những thứ không tốt tồn tại nơi tự thân. Nếu bản thân có chỗ nào làm chưa được tốt thì chính là không nghe lời Sư phụ, đều là nợ Sư phụ. Vì vậy cần chân tu thực tu Pháp Luân Đại Pháp, bù đắp lại hết thảy những thứ nợ Sư phụ. Tôi cần nắm chắc tay Sư phụ, hướng tới con đường về nhà, luôn theo Sư phụ bước về phía trước! Tiến về phía trước!.

Hiện tại Chính Pháp đang dần đi đến hồi kết, tất cả mọi thứ cũng đang dần đi về đúng vị trí. Còn có những đồng tu tu chưa đạt tiêu chuẩn giống như tôi, thì đều chính là đang nợ Sư phụ, chúng ta cần nắm chắc thời gian bù đắp. Chúng ta cần cộng đồng tinh tấn, không để ai rớt lại phía sau. Có Đại Pháp vũ trụ “Chuyển Pháp Luân” chỉ đạo, có Sư phụ Đại Pháp dẫn đường, chân tu thực tu Pháp Luân Đại Pháp, làm tốt ba việc, cùng nhau khích lệ, cùng nhau nắm tay kề vai sánh bước, cộng đồng tinh tấn, cùng theo Sư phụ trở về nhà.

Tầng thứ có hạn, nếu có chỗ chưa đúng mong đồng tu từ bi chỉ chính. Cảm ơn! Hợp thập!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292046



Ngày đăng: 05-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.