The New York Times bất chấp chứng cứ, bóp méo sự thật công kích Pháp Luân Công
Tác giả: Trần Đình
[ChanhKien.org]
Trụ sở của The New York Times (Mario Tama/Getty Images)
Hôm 18/8/2024, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã đăng một bài viết đáp lại những bài báo gần đây của The New York Times liên quan đến Pháp Luân Công và Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Bài viết chỉ ra, những bản tin này không đúng sự thật, bóp méo nghiêm trọng tín ngưỡng và hành vi chân thực của học viên Pháp Luân Công, lặp lại những tuyên truyền dối trá của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích chính là điều tra việc chính quyền ĐCSTQ tiến hành cuộc bức hại tàn khốc đối với các học viên Pháp Luân Công.
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết của FDIC:
Tối muộn ngày 15/8/2024, tờ The New York Times đã đăng tải một bài viết liên quan đến Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, trong đó có rất nhiều lời chỉ trích Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn này. Bài báo thứ hai liên quan tới Pháp Luân Công được đăng vào lúc nửa đêm, trong đó có những điểm miêu tả không chính xác về cuộc bức hại tàn khốc mà người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang gặp đối mặt, đồng thời bỏ qua những thông tin quan trọng.
Pháp Luân Công được hồng truyền tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, số người tu luyện vượt 100 triệu người. Tuy nhiên, hàng triệu học viên Pháp Luân Công vô tội vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc, thậm chí còn bị hại đến mức mất đi sinh mạng. Mặc dù số nghệ sỹ đang tham gia hoặc đã từng tham gia Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có trên 1.000 người, nhưng bài báo thứ nhất của The New York Times chủ yếu dựa trên 25 người rõ ràng mang tâm lý bất mãn với Shen Yun. Trong số đó, có những người có mối liên hệ với chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn hòng “tiêu diệt” Pháp Luân Công và Shen Yun của ĐCSTQ.
Bài báo này lợi dụng những miêu tả không mang tính đại biểu, không đầy đủ, lấy cách nhìn thế tục hạn chế và thiên lệch để mô tả toàn bộ tín ngưỡng Pháp Luân Công. Đồng thời, bài báo còn bác bỏ một số nghiên cứu học thuật đanh thép – những nghiên cứu chất vấn việc Trung Cộng miêu tả đoàn thể này là “tà giáo”, và xác nhận sự tồn tại của hành vi thu hoạch nội tạng người sống đang diễn ra tại Trung Quốc.
Giám đốc Điều hành FDIC, ông Levi Browde nói: “Từ hai bài báo này có thể nhìn thấy rõ ràng, tác giả bài viết cố tình lựa chọn những câu trích dẫn, những người được phỏng vấn, thậm chí là cả các chuyên gia, sao cho phù hợp với luận điệu của họ khi cho rằng Pháp Luân Công là ‘tà giáo’, đồng thời giảm nhẹ đi quy mô và tính nghiêm trọng của cuộc bức hại Pháp Luân Công”.
Ông Browde còn nói: “Ví dụ, chúng tôi đã nói chuyện với một số người tham gia phỏng vấn, họ nói rằng họ cũng có những khoảng thời gian tốt đẹp khi làm việc tại Shen Yun, hoặc trải qua những sự việc có nội dung trái ngược với những gì được trích dẫn, nhưng rất nhiều trong số đó lại không được đưa vào bài viết. Với cách đưa tin kiểu này, cộng đồng nào, tín ngưỡng nào, tổ chức nào hoặc công ty nào đều có thể bị xem là quái vật, bất kể thực tế như thế nào”.
Loại bóp méo và lược bỏ này cũng có rất nhiều hình thức:
1. Trong suốt bài viết có những chỗ đoạn chương thủ nghĩa về giáo lý của Pháp Luân Công…
Bài báo này không chú ý đến bối cảnh văn hóa rộng lớn, dùng những ngôn từ mang tính ẩn dụ để giải thích từ ngữ theo nghĩa bề mặt, còn lấy những khái niệm tôn giáo của phương Tây như “Địa ngục” chuyển sang áp dụng cho hệ thống tín ngưỡng của châu Á.
Cốt lõi của Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần chú trọng đề cao bản thân và học tập từ những sai lầm, dựa trên nền tảng là truyền thống tu luyện và truy cầu đắc Đạo có nguồn gốc từ xa xưa. Mặc dù Pháp Luân Công hy vọng chia sẻ lợi ích của việc tu luyện cho người khác, và phản đối những tuyên truyền ngụy tạo giả dối của Trung Cộng, nhưng bất kể là với người tu luyện nhất định nào đó hay với khán giả xem Shen Yun nhất định nào đó, đều không thể nhận định ai sẽ bị kéo địa ngục, không còn cơ hội được cứu độ.
2. Những chỉ trích nhằm vào Shen Yun và Pháp Luân Công có những đặc điểm tương tự với cách Trung Cộng miêu tả Pháp Luân Công là “tà giáo”. Những quan điểm được nhắc đi nhắc lại và cường điệu này tạo cho người đọc ấn tượng rằng Pháp Luân Công là một quần thể cuồng nhiệt, không bình thường, ví như ‘cố ý cách ly con cái với cha mẹ, không cho mọi người đi khám bệnh’.
Rất nhiều học sinh tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên thường xuyên gặp mặt gia đình, vì người thân của các em sống gần đó hoặc tới khuôn viên trường để thăm hỏi. Những học sinh khác chỉ thăm gia đình một lần vào kỳ nghỉ do thân nhân của các em ở xa, chứ không phải vì bị hạn chế gì.
Cách nhìn của Pháp Luân Công với bệnh tật và nghiệp lực là tương tự như cách nhìn của Phật giáo. Cho dù tu luyện Pháp Luân Công, người tu luyện đã được cải thiện sức khỏe, nhưng rất nhiều người (bao gồm cả các nghệ sĩ múa của Shen Yun) vẫn sẽ phải tìm cách trị liệu do các loại bệnh tật nặng nhẹ, có hồ sơ y khoa chứng minh được điểm này. Bài báo của The New York Times dường như đã tự mâu thuẫn, một mặt nói Shen Yun cho rằng chất lượng diễn xuất là quan trọng nhất, mặt khác lại nói rằng Shen Yun cổ vũ nghệ sỹ diễn xuất trong khi đang bị chấn thương. Hai điều này không thể nào xảy ra đồng thời, vì nghệ sỹ đang bị chấn thương chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng biểu diễn.
Bài báo này cũng nhắc tới chuyện những nghệ sỹ từng biểu diễn cho Shen Yun lo sợ bị trả thù nên không dám phát biểu ý kiến về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, trong hơn 25 năm bị bức hại, người tu luyện Pháp Luân Công trước sau vẫn kiên định với nguyên tắc phi bạo lực, cho dù phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo ở trong và ngoài nước Trung Quốc, thì cũng đều như vậy.
Ngoài ra, pháp lý của Pháp Luân Công đã chỉ ra rõ ràng, tu luyện từ đầu đến cuối đều là tự nguyện, cưỡng ép người khác tu luyện là không hề có ý nghĩa, vì đề cao tâm tính là sự lựa chọn và con đường trải qua của mỗi cá nhân. Cách nói ám chỉ học viên Pháp Luân Công hoặc nhà sáng lập Pháp Luân Công vì chuyện ai đó ngừng tu luyện hoặc rời bỏ Shen Yun mà tiến hành công kích ác ý với họ, là hoàn toàn sai lầm và gây hiểu lầm.
3. Trong bài báo có đề cập đến việc Pháp Luân Công “phủ nhận là tà giáo”, nhưng lại không cung cấp thêm tin tức
Trên thực tế, không chỉ có học viên Pháp Luân Công phủ nhận việc này. Những chuyên gia về tôn giáo được kính trọng ở Trung Quốc trong quá trình biên soạn các sách liên quan đến Pháp Luân Công (link), đều nhất trí với đánh giá này: “Pháp Luân Công là một phong trào tôn giáo mới, trên thực tế “Cái nhãn tà giáo là một hình thức ngụy trang” (link) do Trung Cộng sau này lập ra để tìm cớ giải thích cho việc bức hại. Các phóng viên, tổ chức nhân quyền và các chuyên gia khác, những người đã tiến hành nghiên cứu cẩn thận Pháp Luân Công đều đưa ra những kết luận tương tự. Dẫn chứng cho những việc này có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang web như của chúng tôi (link). Tuy nhiên, The New York Times lại không trình bày tất cả những điều này với độc giả.
4. Bài báo làm giảm đi tính nghiêm trọng và quy mô cuộc bức hại của ĐCSTQ
Màn xuyên tạc Pháp Luân Công của The New York Times còn được phản ánh ở cách thuật lại cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong bài viết chính của loạt bài trên, tác giả chỉ miêu tả rất ít về cuộc bức hại xảy ra ở Trung Quốc, khi nhắc tới số lượng người bị bắt giữ, thì chỉ dùng một từ qua loa là “many – nhiều” để giảm nhẹ quy mô của cuộc bức hại.
Trên thực tế, các chuyên gia đã nhiều lần ước tính, hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ giam giữ, vượt xa số lượng mà từ “many” có thể diễn đạt. Thậm chí khi miêu tả việc Shen Yun phải đối mặt với sự chèn ép xuyên quốc gia của ĐCSTQ, bài viết này cũng đã bóp méo nghiêm trọng quy mô, chỉ thuật lại một ví dụ về việc quan chức ngoại giao của Trung Cộng gây áp lực cản trở buổi biểu diễn. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 1 năm nay (link), tổ chức của chúng tôi đã thống kê được 130 vụ việc quấy nhiễu và công kích cá nhân đối với Shen Yun do ĐCSTQ và các cơ quan của đảng này gây ra ở hơn 38 quốc gia.
5. Phủ nhận việc học viên Pháp Luân Công bị thu hoạch nội tạng một cách có hệ thống, tin tưởng đơn thuần vào tuyên bố của lãnh đạo ĐCSTQ
Tác giả bài báo dẫn lại lời của một chuyên gia, phủ nhận sự tồn tại của kế hoạch thu hoạch nội tạng sống mang tính hệ thống các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia, nhà báo, luật sư và bác sỹ có uy tín đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, trình bày các báo cáo do các tổ chức phi chính phủ biên soạn (link), hay công bố các bài báo đã được bình duyệt trên các tạp chí về y khoa, phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng sống của Trung Cộng.
Các chuyên gia này đều phát hiện ra rằng, có chứng cứ chứng minh học viên Pháp Luân Công là đối tượng của hệ thống sát nhân để thu hoạch tạng sống. Những chứng cứ này đã nhận được sự tin tưởng của Tòa án độc lập điều tra Trung Quốc (China Tribunal) (link), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (link), Quốc hội Hoa Kỳ (link) và Nghị viện Châu Âu (link).
Tuy vậy, The New York Times không hề nhắc tới quan điểm của các chuyên gia, tổ chức và cơ quan chính phủ được nhắc đến ở trên, cũng không hề trích dẫn những phát biểu công khai của họ, vốn có thể thu thập rất dễ dàng.
Tác giả bài báo còn tin vào bản thông cáo năm 2015 của chính quyền ĐCSTQ về việc cấm thu hoạch nội tạng của tử tù. Tuy nhiên, cô Didi Kirsten Tatlow (tên Hoa ngữ là Địch Vũ Phi), cựu phóng viên của The New York Times trú tại Bắc Kinh, đã nắm giữ bằng chứng cho thấy một số bác sỹ phẫu thuật ghép tạng của Trung Quốc cho tới năm 2016 vẫn chưa biết đến lệnh cấm này, và rằng việc thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm là chuyện mà giới bác sỹ ở Trung Quốc đều biết.
Theo lời chứng của cô trước Tòa án độc lập điều tra Trung Quốc vào năm 2019 (PDF), Ban biên tập The New York Times đã ngăn cản cô tiếp tục đưa tin về vụ việc này và đưa ra những phát biểu mang tính bôi nhọ đối với Pháp Luân Công.
Ngoài ra, một bài báo học thuật đăng trên tạp chí “BMC Medical Ethics” năm 2019 (link) cho thấy tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về việc sau năm 2015 hoàn toàn chỉ dựa vào nguồn tạng hiến tặng cũng là dối trá, vì số liệu hiến tặng nội tạng của họ rõ ràng là làm giả. Bài báo này kết luận: “Hệ thống hiến tặng có vẻ như hoạt động song song với với việc tiếp tục sử dụng nguồn hiến tạng phi tự nguyện (nhiều khả năng là tù nhân), nguồn này sau đó được khai báo gian dối là ‘hiến tạng tự nguyện’”.
Tuy nhiên, The New York Times lại phớt lờ tất cả những điểm này.
Ông Browde nói: “Đây đều là những thông tin dễ dàng xác thực và được công bố rộng rãi. Những sai lầm và thông tin không xác thực mà The New York Times đưa ra về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công đủ để khiến mọi người phải nghi ngờ tính khách quan và công chính của phóng viên”.
Ông nói tiếp: “Kết hợp với những điểm không chính xác khác trong bài, không thể phủ nhận bài báo này đã miêu tả bóp méo Pháp Luân Công và các học viên. Đây dường như là đòn công kích mù quáng của một kênh truyền thông dòng chính của Hoa Kỳ đối với một đoàn thể tín ngưỡng bị gạt ra ngoài rìa không được công chúng thấu hiểu nhiều lắm. Tuy vậy, đoàn thể tín ngưỡng này lại đang phải chịu đựng cuộc bức hại đáng sợ kéo dài một phần tư thế kỷ tại chính nơi sinh ra của mình, là Trung Quốc”.
Nhất quán với tuyên truyền sai trái của Trung Cộng
Từ những luận điểm kể trên, chúng tôi không hoàn toàn hiểu được tại sao The New York Times lại đưa ra một bài báo ác ý mang tính dẫn hướng sai lầm như vậy. Tuy nhiên, cách The New York Times đưa tin về Pháp Luân Công là tương đồng với chiến thuật bịa đặt của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ, hơn nữa việc The New York Times từ lâu đã vu khống Pháp Luân Công cũng nhất quán chặt chẽ với ngôn luận của ĐCSTQ. Ở phương diện này có ba điểm cần chú ý:
1. Hô ứng với cách thức quy chụp của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công: Trong suốt những năm 1990, truyền thông nhà nước Trung Quốc không ngừng tán dương Pháp Luân Công, về những lợi ích sức khỏe cũng như “góp phần ổn định xã hội và đề cao tiêu chuẩn đạo đức”. Nhưng sau khi lãnh đạo ĐCSTQ cảm thấy lo ngại về sự phổ biến của Pháp Luân Công và quyết định cấm môn tập này, các cơ quan tuyên truyền của Trung Cộng phải thuyết phục người dân Trung Quốc tin rằng sự thay đổi này là hợp lý.
Vì thế, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuy trước đây tán dương lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công, giờ lại vu khống rằng môn tập dạy người ta không được đi khám bệnh. Trước đây họ khen ngợi Pháp Luân Công có sức ảnh hưởng đối với đạo đức, nhưng giờ lại dối trá nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo gây hại cho xã hội. Trước đây họ hết lời ca ngợi ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, nhưng giờ lại dối trá nói rằng những giáo lý của Ngài, bao gồm những phát ngôn về ngày tận thế và những vấn đề khác là tư tưởng cực đoan.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng công khai đến thăm công viên nơi học viên Pháp Luân Công đả tọa luyện công để cảm nhận được ấn tượng chân thực đối với Pháp Luân Công, những giờ họ lại tìm đến những “cựu học viên” trong tâm có bất mãn (trong đó một số rõ ràng là có liên hệ với chính quyền Trung Cộng) để nghe những chuyện cũ mang tính tiêu cực về Pháp Luân Công. Những báo cáo này đều trích dẫn các pháp lý của ngài Lý một cách đoạn chương thủ nghĩa (lấy nghĩa bề mặt mà bỏ qua văn cảnh) và coi đó là toàn bộ nội dung cùng sự thật về Pháp Luân Công để đưa ra công chúng.
Cách miêu tả dẫn hướng sai lệch tràn ngập trong những bài viết của The New York Times cũng đi theo mô thức tương tự.
2. Đưa tin bóp méo sự thật đã kéo dài từ lâu: 25 năm qua, The New York Times thường không đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, mà lại khuếch đại những tuyên truyền dối trá của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công, tạo thành kết quả mang tính phá hoại.
Vào tháng Ba năm nay, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã công bố một báo cáo nghiên cứu, phân tích 159 bài báo từ năm 1999 đến nay của The New York Times, vốn là một tờ báo có sức ảnh hưởng tới dư luận công chúng, đã đưa tin vô trách nhiệm và bóp méo nghiêm trọng về Pháp Luân Công về cả bản chất của môn công pháp lẫn phạm vi của cuộc bức hại. Các bài viết của họ không những đầy rẫy những điều sai sự thật, mà còn không lên án các quan điểm chính của ĐCSTQ trong cuộc đàn áp này.
Trên thực tế, từ năm 2016 đến nay, The New York Times không hề đăng một bài nào tập trung vào cuộc bức hại, ngay cả khi tội ác này vẫn tiếp tục diễn ra trên quy mô lớn. Trước năm 2016, họ gần như im lặng trước những hành vi vi phạm nhân quyền mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu kể từ năm 2002, mặc dù họ đã đưa tin một cách đáng tin cậy về những hành vi vi phạm nhân quyền khác ở Trung Quốc.
Bất chấp danh sách các học viên Pháp Luân Công tử vong được ghi nhận ngày càng tăng (link) và rất nhiều nghiên cứu của bên thứ ba xác nhận cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn trên quy mô lớn, tờ báo này vẫn giữ im lặng trước chủ đề này. Giống như trong loạt bài báo kể trên, The New York Times đã phớt lờ những báo cáo quan trọng về nạn thu hoạch nội tạng sống từ nhiều tổ chức nhân quyền và Tòa án điều tra độc lập Trung Quốc diễn ra tại London năm 2019.
Thuận theo thời gian, những bản tin của The New York Times về Pháp Luân Công càng ngày càng xuyên tạc. Năm gần đây, báo này đã đăng tải một số bài viết về Pháp Luân Công, tất cả đều mang tính công kích công khai, hơn nữa còn công kích cả những tổ chức do các học viên thành lập. Những bài báo tiêu cực này lặp lại những sai lầm kể trên, lại còn gia tăng thêm xuyên tạc, trên thực tế, là để phục vụ cho mưu đồ ác ý của Trung Cộng hòng bôi nhọ Pháp Luân Công và bóp nghẹt những người phê bình Đảng này. Vấn đề tương tự cũng xuất hiện tại loạt bài viết mới nhất kể trên.
3. Liên quan đến chiến dịch bịa đặt mới: bất kể là tờ báo này có chủ ý phục vụ chính quyền ĐCSTQ hay không, thì những bài viết mới nhất của nó cũng mang theo đặc tính của chiến dịch đưa thông tin sai lệch hiện nay của Trung Cộng.
Một báo cáo mới của chúng tôi công bố đầu tháng Tám năm nay cho biết Bộ Công an Trung Quốc (MPS) và các tổ chức khác của ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch chưa từng có tiền lệ để “tiêu diệt” Pháp Luân Công trên toàn cầu, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, và để phá hoại Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Shen Yun là đoàn nghệ thuật vũ đạo cổ điển Trung Quốc được các học viên Pháp Luân Công thành lập năm 2006 và đã nhận được nhiều sự khen ngợi.
Những văn kiện bị rò rỉ từ nội bộ các cơ quan an ninh và tuyên truyền của Trung Cộng cho thấy, để tiến hành các hoạt động mới này, ĐCSTQ đã viện đến sự hỗ trợ của “những nhân vật nổi tiếng trên mạng Internet” để lan truyền những thông tin sai sự thật có liên quan trên mạng xã hội, thao túng kết quả tìm kiếm và lên kế hoạch “khởi động” những đặc vụ Internet trên toàn cầu. Họ cũng đề cập đến việc cung cấp cho truyền thông quốc tế những thông tin về Pháp Luân Công nhất quán với quan điểm của Trung Cộng.
Một nguồn tin nội bộ cho biết, một phần quan trọng trong chiến dịch “công kích” mới nhằm vào Pháp Luân Công, đói là “huy động các nguồn lực từ truyền thông trung ương, các tổ chức nghiên cứu trong các trường đại học và các đơn vị khác để tích cực truyền bá các thông tin bôi nhọ về Pháp Luân Công cho truyền thông quốc tế (nhấn mạnh điểm này)”.
Bên cạnh đó, chỉ vài tuần trước, một YouTuber thân Trung Cộng đã liệt kê “The New York Times” và các kênh truyền thông khác là một trong ba “chiến trường” chính để bôi nhọ Pháp Luân Công và Shen Yun. Chiến lược “hợp pháp hóa” những nội dung ưa thích của Trung Cộng thông qua truyền thông địa phương, từ lâu đã được Trung Cộng sử dụng trong hoạt động tuyên truyền nhắm vào Đài Loan và những người Hoa ở hải ngoại.
Ông Browde nói: “Mặc dù The New York Times có ý đồ chuyển sự chú ý của thế giới tới những hành vi bị cáo buộc là không chính đáng của Shen Yun và những hoạt động được cho là có hại của Pháp Luân Công, chúng tôi hy vọng những độc giả có năng lực đánh giá sẽ nhìn thấu được chiến lược đưa tin lừa gạt mà tờ báo này đang sử dụng, giữ tâm thái cởi mở và ủng hộ đoàn thể Pháp Luân Công khi chúng tôi đối đầu với cuộc tấn công không công bằng này”.
(Nguồn: The Epoch Times)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/292177
Ngày đăng: 23-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.