Giải mã “Phong Thần diễn nghĩa” (Phần 3)



Tác giả: Phất Trần

[ChanhKien.org]

Tham chiếu với hiện thực ngày nay

Một, thế nhân không được học theo Thương Trụ

Cuộc đời của Thương Trụ đã cô đọng và khái quát được những kẻ phóng túng ác tính của bản thân, cuối cùng vi phạm giáo huấn của Thần, Phật, đã chiêu mời yêu ma, mê trụ thân tâm, diệt thân diệt quốc.

Thương Trụ vốn có tài cái thế, lại trầm mê nữ sắc, vì tâm sắc dục mà chiêu mời yêu ma. Phong Thần diễn nghĩa đã miêu tả tường tận quá trình Thương Trụ vì dục vọng mà từng bước đi về hướng hủy diệt. Khi bái miếu Nữ Oa sinh ra niệm bất kính Thần, Nữ Oa Nương Nương gọi ba con yêu tới, Cửu Vĩ Hồ Ly phụ thể trên thân Đát Kỷ, bắt đầu mê hoặc Trụ Vương. Từ khi Vân Trung Tử tặng bảo kiếm trấn yêu, Đát Kỷ chế bào lạc hành hình, Thương Dung tử tiết, Khương hoàng hậu bị móc mắt, cho đến Đát Kỷ bày mưu lập kế bức Võ Thành Vương phải rời đi, Tỳ Can moi tim, giam lỏng Văn Vương, tới Võ Vương phạt Trụ, toàn bộ tuyến chính của Phong Thần diễn nghĩa chính là Thương Trụ Vương bị mê hoặc bản tính, không ngừng hành ác, mà trung thần nghĩa sĩ không ngừng hàng yêu trừ ma, tuyến chính mâu thuẫn này quán từ đầu đến cuối, cũng là điểm hấp dẫn nhất của bộ sách này.

Tại sao phải tốn nhiều bút mực xoay quanh tuyến chính này như vậy? Chính bởi vì chủ đề này mới có thể nhìn ra được một nhân vương được trời ban điều kiện rất tốt, bởi vì dục vọng, bị yêu ma mê hoặc, từng bước một đi về phía vực sâu. Yêu ma hại người, từ xưa đến nay có rất nhiều câu chuyện, chỉ có Phong Thần diễn nghĩa mới có thể dung hợp một cách hợp lý hiện thực và hư cấu, thường lý và huyền lý, nhân giới và thiên giới, dùng câu chuyện và truyền kỳ điển hình biểu đạt một cách chi tiết đầy đủ quá trình đại chiến chính tà, khiến người dân có thể xem và hiểu tường tận, đây là một ẩn dụ lớn nhất của bộ sách này.

Dùng quá trình mê mất bản tính của Thương Trụ để cảnh tỉnh tất cả những người đời sau trầm mê vào dục vọng không thể tự dứt ra được, cho dù là quân vương, hễ trầm mê trong dục vọng, liền bị dục vọng thao túng, đằng sau dục vọng sẽ có yêu tà tồn tại, mà nó không tồn tại trong thời không mà mắt thịt của chúng ta có thể nhìn thấy, chính bởi vì mắt thịt không thể nhìn thấy, người ta mới dễ dàng bị tà linh ở đằng sau mê hoặc.

Điều nhắm vào vấn đề của tất cả người dân ngày hôm nay là: mỗi một người dân đều giống với Thương Trụ, bị yêu ma mê hoặc, mà năng lực của yêu ma này thì Cửu vĩ hồ không thể so sánh được, nó là ma quỷ lớn nhất trong dự ngôn, ma quỷ này không phải chỉ người ở trong trần thế, mà là chỉ ma quỷ ở đằng sau đang bám vào linh hồn của người Trung Quốc. Tư tưởng của nó tương hợp với rất nhiều dục vọng của người dân, càng tiếp thụ tư tưởng của nó con người càng dễ phóng túng dục vọng của bản thân, càng phóng túng dục vọng càng chịu sự khống chế của nó. Tên của ma quỷ này tại thế gian chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Sự diệt vong của Thương Trụ chỉ là quân vương bị Cửu vĩ hồ mê hoặc, mà điều đáng sợ của người dân Trung Quốc dường như là mỗi một đội viên, đoàn viên, đảng viên ĐCSTQ đều đang chủ động hoặc bị động chịu sự khống chế của nó. Phương thức khống chế con người của nó chính là dùng bạo lực cưỡng chế quán thâu linh hồn, tư tưởng của nó ép nhập vào mỗi người, tiếp thụ hay không thì cũng phải tiếp thụ, cuối cùng linh hồn và nó hợp lại thành một.

Trong 70 năm qua, sự đối lập giữa thiện và ác trong mỗi lần vận động và trào lưu cũng giống như sự phản kháng và thái độ không khoan nhượng đối với tà ác của các nhân thần nghĩa sĩ trung thành với xã tắc của Thương Thang, mà mỗi một lần nhân sĩ chính nghĩa bị đồ sát cũng giống như việc Thương Trụ và Đát Kỷ liên tiếp làm ra những tội ác đối với con dân của mình.

Tương lai của người dân cũng giống như tương lai của Thương Trụ, có thể nhận rõ diện mục chân thực của Cửu vĩ hồ chính là nhận rõ diện mục thật của yêu ma Trung Cộng, có thể cuối cùng đi về hướng hủy diệt hay không, điều quan trọng chính là xem người ta có thể nhận rõ yêu ma không.

Mỗi một người dân Trung Quốc đều giống Thương Trụ, vận mệnh của bản thân vẫn là do bản thân quyết định.

Hai, con người nên trung với điều gì

Một bộ Phong Thần bảng, đã tóm tắt lịch sử Thương diệt Chu hưng, cũng là lựa chọn tâm linh của thần dân nhà Thương khi nước mất nhà tan, trung với điều gì, là suy nghĩ của hiện thực, cũng là đo lường cảnh giới và tâm tính của thế nhân.

Văn Vương thuận thiên ý, tu đạo đức, yêu con dân, kính hiền nhân, an bang thổ, can gián quân vương, có ba phần thiên hạ mà không thảo phạt Trụ, nhớ ân của tiên vương, tận bổn phận của người làm thần tử, là Thánh vương một đời. “Trung” của Văn Vương là ở trong nội tâm, tận nhân thần sự (làm việc gì cũng cần tận lực làm tròn bổn phận), tu thân dưỡng đức của bậc vương giả, vô cầu mà tự được, được hậu thế ca tụng là đại trung với thiên địa nhân thần, đạt đến cảnh giới tối cao của vạn thế quân vương.

Võ Vương, Khương Tử Nha, phạt Trụ hưng Chu cùng các văn thần võ tướng, khởi binh thảo phạt, Thương Trụ mất hết đức của quân vương, dẫn đến diệt thân, tội ác chồng chất. Nhà Chu thuận thiên ý thảo phạt, vì để cứu vạn dân trong nước sôi lửa bỏng mà làm cách mệnh, ứng với lòng dân hướng về. Lòng trung thành của quân thần Đại Chu, có thể gọi là trung với vạn dân, đại trung cứu khổ cứu nạn, cũng là lựa chọn chính nghĩa trong kiếp nạn hưng suy.

Ân Thương có người nhân đức, Tỳ Can, Cơ Tử, Vi Tử, Thương Dung, và các cựu thần khác, thấy Trụ Vương vô đạo, cố gắng khuyên can nhưng không có kết quả. Thương Dung dùng cái chết để khuyên gián không nghe, Tỳ Can tự nguyện moi tim, Vi Tử lưu lại huyết mạch của tiên vương, bỏ đi xa xứ, Cơ Tử lưu lại văn hóa triều Thương, tới Triều Tiên tồn giữ cố quốc. Những cựu thần nhà Thương, tưởng nhớ đạo đức của tiên vương, nghĩ đến cái khổ của vạn dân, giữ gìn tông đường của tổ tiên, không chống lại người trung nghĩa, có thể chết có thể không chết. Lòng trung này, tưởng nhớ đức cũ cảm tạ ân cũ, lưu lại phong tục xưa, lưu lại truyền thống, kính tổ tiên, bảo tồn huyết mạch, cũng là một loại đạo đức khác trong nguy nan loạn thế dùng cách ở ẩn để biểu hiện khí tiết, có thể gọi là tiết tháo lòng trung của văn nhân thủ đức.

Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ, Đặng Cửu Công, một nhóm những tướng quân cựu thần, khuyên can Trụ Vương không được, vì những nguyên nhân khác nhau mà làm phản Triều Ca, không bảo vệ kẻ ác độc hung tàn, không theo trợ vua Trụ làm điều trái, cân nhắc suy xét giữa ân trạch và tội hành của quân vương mà có thể phân rõ chính tà, quyết đoán, vứt bỏ vinh hoa, buông bỏ sinh tử chống lại cường quyền, tấm lòng tận trung, ghét ác này vốn là bản tính tự nhiên. Dám chống lại cái ác, không màng vinh hoa phú quý, không lưu luyến tư tình nhi nữ, có thể coi là lòng trung cương dũng chính nghĩa của bậc đại trượng phu.

Văn Thái Sư, các tướng ở các quan ải lớn, lấy lý do làm tròn chức trách giữ đất, báo ân, để đối địch với những nhân sĩ trung nghĩa vì người dân mà có thể bỏ mạng, dẫn đến sinh linh lầm than, đã phạm phải tội trợ Trụ vi ngược. Trong đó có Văn Thái Sư khuyên gián quân vương, tu sửa đạo đức của quân vương, không phụ khổ tâm của tổ tiên. Có những tướng sĩ thủ thành mù quáng, ngoan cố, có những người có năng lực ẩn cư sơn dã theo đuổi công danh, có những kẻ tham dục muốn thăng quan tiến chức tâm xấu đầy lợi ích, dục vọng, có những gia nô đáng thương phục tùng một cách mù quáng,… Lòng trung này động cơ không giống nhau, có người vì lợi lộc mà chết, có người vì chức trách mà chết, có người vì lời hứa mà chết, tổng thể được coi là: ngu trung thể hiện trong khi trợ Trụ vi ngược.

Khi trong kiếp nạn hưng suy, nước mất nhà tan ngàn vạn sinh mệnh có ngàn vạn lựa chọn, câu chuyện trong Phong Thần bảng giải thích một cách toàn diện tâm linh trong lựa chọn rốt cuộc là trung với điều gì, thiện ác chính tà đều ở trong đó.

Ghét ác như thù, phân rõ chính tà, giữ vững đạo đức, lưu lại truyền thống, thực hiện lời hứa, không màng sống chết, không lưu luyến vinh hoa, không phụ tổ tiên, đó là tiêu chuẩn và yêu cầu thiện với tấm lòng trung, ngược lại chính là biểu hiện và hành vi ác trợ Trụ vi ngược.

Những câu chuyện trong Phong Thần bảng, khai thị cho hậu nhân rằng: trong ma nạn và mâu thuẫn thực sự, trong quá trình lựa chọn khó khăn, động cơ của một người khi làm việc, từ góc độ suy xét vấn đề, logic ở tầng thứ thâm sâu, họ trung với điều gì, trung với tổ tiên, trung với đạo đức, trung với chức trách, trung với vạn dân, trung với quân vương, hay là trung với văn hóa Thần truyền? Điều này là vô cùng trọng yếu!

Ba, người tu hành cần phải tu đến vô lậu

Phong Thần bảng ngoài một trường chém giết, chính tà đại chiến, Thần ma đấu pháp ra, còn có một tuyến chính, ẩn tàng tại toàn bộ tình tiết và kết cấu của câu chuyện, đó chính là: người tu hành có căn cơ khác nhau, đạo hạnh khác nhau, tâm tính khác nhau sẽ có kết cục và vận mệnh khác nhau.

Từ góc độ của Thiên ý mà xét, triều Chu đang hưng, triều Thương khí số đã tận, đây là điều mà những người trong Triệt giáo, Xiển giáo đều biết. Từ góc độ tâm tính mà xét thì việc của con người có liên hệ với thượng giới. Cảnh giới và tâm tính của người tu hành đã quyết định trong thời khắc quan trọng, họ sẽ lựa chọn như thế nào giữa thiện và ác.

Vì để tỏ rõ Thiên ý, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thông Thiên Giáo Chủ đã cố ý lưu lại một bài kệ: “Kính tụng hoàng đình khẩn bế động, Như nhiễm tây thổ thụ tai ương”. Mục đích chính là nhắc nhở lần nữa đối với người tu hành, cần thủ giữ tâm tính của bản thân, nếu không sợ rằng sẽ có tên trên bảng phong thần. Đây là điều mà họ nhìn thấy. Cho dù là người tu hành, trong tình huống đã hiểu rõ Thiên ý, cũng có thể bởi vì các chủng các dạng nhân tâm không buông bỏ của người tu hành, trong hoàn cảnh và khảo nghiệm cụ thể, sẽ giữ không vững tâm tính của bản thân, trong vấn đề quan trọng mà phạm vào tội.

Thực sự đúng là như vậy, người trong môn đồ Triệt giáo, hoặc là do khí hận, hoặc là do đố kỵ, hoặc là vì tâm tranh đấu, hoặc là vì hiển thị, hoặc là tình huynh muội, tình phụ tử, tình sư đồ, trước sau không kiềm chế được bản thân, gia nhập chiến tranh giữa Thương và Chu, hễ tới Tây Kỳ thì mất mạng.

Từ một góc độ nào đó mà xét, người tu hành có lậu, cho dù là động vật tu hành hay con người tu hành, chỉ cần trong tâm còn hữu lậu, thì trải qua bao nhiêu năm, sẽ có một ngày kiểm nghiệm tới, không thủ giữ tâm tính, sẽ phải chịu sự trừng phạt của Thiên pháp.

Tâm đố kỵ của Thân Công Báo là một tình tiết chính trong câu chuyện này, ông ta vì tâm đố kỵ tác quái, gây mâu thuẫn giữa những người của hai giáo, trực tiếp và gián tiếp hại chết rất nhiều người. Điều quan trọng nhất của câu chuyện Thân Công Báo trong Phong Thần bảng, đó là nói rằng người tu hành nên đặc biệt cảnh giác với tâm đố kỵ.

Cái chết của Triệu Công Minh có thể khiến Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu rời đảo để báo thù, mà Vân Tiêu trong hoàn cảnh cụ thể tranh đấu giữa hai bên mới động niệm sát tâm, cuối cùng phạm phải đại tội, hủy đi đạo hạnh nghìn năm. Có thể thấy tu vi của người tu hành không giống nhau, chấp trước nhiều ít khác nhau, chỉ cần là có, sẽ lưu lại một hạt giống cho kiếp nạn cuối cùng.

Trong trận Thập Tuyệt và trận Vạn Tiên, còn có rất nhiều người tu đạo khổ hạnh nghìn năm đã không thoát khỏi kiếp nạn. Có người chủ động tranh đấu với Triệt giáo, có người vì đồng môn tranh đấu mà chết nên muốn báo thù, có người do bị xúi giục ỷ đạo thuật cao cường mà xuống núi. Rất nhiều câu chuyện khác nhau đều đang cảnh tỉnh: người tu hành không thể tu đến vô lậu, cuối cùng cũng chỉ là một trường không, khó lòng thoát khỏi kiếp nạn trong hiện tại hoặc tương lai.

Bốn, pháp tắc nhân quả trọng tại nhân

Một bộ Phong Thần bảng, có bao nhiêu lựa chọn của sinh mệnh con người, gieo bao nhiêu nhân, thì sẽ diễn dịch ra bấy nhiêu quả.

Thương Trụ vô đạo, vương triều suy tàn, dòng dõi vương hầu, hậu phi cung nga, tể tướng triều quan, văn thần võ quân, dị sĩ có năng lực, phàm phu tôi tớ, đều không thể thoát khỏi lựa chọn. Có người coi trọng đạo đức, thương vạn dân, kính hiền nhân, thông hiểu điều huyền diệu là bậc Thánh cảnh giới cao Chu Văn Vương; có người biết hưng suy, thuận Thiên ý, học đạo thiên nhân, khuông phù chính nghĩa trừ tà Khương Thượng; có người là tấm gương của cựu thần Ân Thương, lưu lại huyết mạch như Vi Tử, lưu lại văn hóa như Cơ Tử, lưu lại chính khí như Tỳ Can, đều thể hiện ra phong thái của người nhân nghĩa; có người bỏ tối theo sáng, phò giúp minh chủ, là trọng thần cứu vạn dân khỏi cảnh đau thương, giúp đỡ nhà Chu (Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ, Đặng Cửu Công); có người là trọng thần tam triều Văn Thái Sư, tuy rằng đối địch với những người trung nghĩa, nhưng vẫn giữ chính khí, phong cốt anh hùng, trung trinh đáng thương; có những tướng sĩ không biết đại nghĩa, giữ gìn quốc thổ làm tròn trách nhiệm, không thể phân rõ chính tà, tưởng nhớ ân cũ, tận chức trách mà tuẫn cùng triều Thương; cũng có người trợ Trụ vi ngược, trên không thể khuyên bảo quân vương, dưới không thể lo cho lê dân, làm mê hoặc vua, loạn triều chính, hại trung lương, tham danh lợi bổng lộc như nhóm người Sùng Hầu Hổ và Ác Lai, Phi Liêm. Bá Di, Thúc Tề chết đói ở núi Thú Dương, tiều phu Vũ Cát, cùng những tướng khác đắc phú quý, nhiều vô số, trong thời mạt thế hỗn loạn, canh tân cũ mới, những lựa chọn khác nhau của thế nhân dẫn đến kết quả khác nhau!

Thế nhân đã là vậy, người tu hành cũng lại như thế. Thân Công Báo vì tâm đố kỵ cuối cùng bị dìm ở biển Bắc Hải. Triệu Công Minh do tâm tranh đấu không bỏ, bị tản tiên Lục Áp yểm bùa chết. Vân Tiêu, Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu tình huynh muội không rời, chết ở trận Hoàng Hà. Ân Hồng, Ân Giao phản bội sư môn, giúp vua cha cũng là giúp ác, phát lời thề độc, ứng nghiệm lời thề, hối hận cũng đã muộn. Thổ Hành Tôn vốn là người tu hành trong Đạo môn, lại tham luyến ái dục, nóng vội công danh, tuy rằng lập công bù tội, bị sát tinh giết chết. Hoàng Thiên Hóa không kính sư môn ban đầu gặp nạn, sau này chết nơi sa trường.

Na Tra, Kim Tra, Mộc Tra, Lý Tịnh, Vi Hộ, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn bảy vị nhân sĩ đắc Đạo, hoàn thành sứ mệnh, nhục thân thành Thánh. Trong đó còn có biết bao nhiêu người của môn đồ Triệt giáo, không biết lý thiện ác chính tà nhân gian, làm hại người vô tội, tạo tội lớn dẫn đến mất hết đạo hạnh,…

Chủng lựa chọn trong “Phong Thần diễn nghĩa”, khải thị cho người đời sau không phải nói với người ta hết thảy là do thiên định, mà là dùng lượng lớn các ví dụ về sinh mệnh khó thoát khỏi nhân quả để cảnh báo thế nhân cần phải coi trọng hành vi và tâm niệm của bản thân, hành vi và tâm niệm như thế nào sẽ quyết định kết cục thế ấy. Đằng sau mỗi một câu chuyện, đều có bằng chứng tất yếu và sinh động, loại bằng chứng này là khải ngộ, cũng là giáo huấn mà người đời sau phải khắc ghi!

Năm, khải thị từ việc Cửu vĩ hồ đằng sau Đát Kỷ

Người dân Trung Quốc không ai không biết Đát Kỷ, kỳ thực là chỉ Cửu vĩ hồ đã hại chết Đát Kỷ, Cửu vĩ hồ và Thương Trụ nhà nhà đều biết, cũng đáng để mọi người suy nghĩ sâu thêm.

Sắc dục nam nữ là cái dục lớn của con người, không thể tiết chế sẽ bị dục vọng làm mê mờ, không thể giữ lễ sẽ xa rời nhân đạo. Do đó, cổ nhân nói: Vạn ác dâm vi thủ. Một mặt là muốn nói sắc dục rất dễ mất khống chế, mặt khác là nói rằng điều này là giới tuyến quan trọng nhất của con người. Cửu vĩ hồ mê hoặc Trụ Vương trở thành người trầm mê sắc dục, cũng bởi sắc dục mà nước mất nhà tan, trở thành ví dụ điển hình nhất phạm tội nghịch thiên.

Thương Trụ háo sắc túng dục, Thần Nữ Oa gọi ba con yêu họa loạn Thương Trụ, thiên số triều Thương đã tận, Thương diệt thuộc về thiên mệnh. Ba con yêu tới là nhân quả cho việc Thương Trụ khinh nhờn Thần linh mà dẫn đến. Ba con yêu hại chết ái nữ của Tô Hộ, Đát Kỷ, làm phụ thể trên thân Đát Kỷ, túng dục giết người, xúi giục Trụ Vương chế bào lạc, tàn sát trung lương, hãm hại cung nhân, xây lộc đài vơ vét của cải thiên hạ, vì tửu trì nhục lâm mà hại chết người trong nội cung, thậm chí mổ xương xem tủy, mổ bụng xem thai, tội ác tày trời, dẫn đến Thiên địa Thần nhân đều phẫn nộ, cuối cùng bị chúng Thần tiêu diệt.

Đối ứng với hiện thực, 70 năm qua Trung Hoa chịu bao nhiêu sương gió, trải qua bao kiếp nạn, tà ác tàn hại hàng trăm triệu sinh mạng, tuyệt đối không thể dùng một câu Thiên ý khái quát. Tất cả đều là ý Thần an bài, vậy thì tốt xấu có gì khác nhau, nghĩa cử và làm việc thiện có cần thiết chăng?. Thiện ác vô tồn, lý của nhân gian đã tận, tất sẽ xuất hiện côn đồ mạt thế. Trăm năm triều đại đỏ, biến dị linh hồn, đảo lộn thiện ác, làm hại sinh mệnh, che giấu chân tướng, rất giống với Đát Kỷ (Cửu vĩ hồ) trong Phong Thần diễn nghĩa.

Nhìn từ góc độ nhân đạo, thuận Thiên ý lại không thể bỏ qua thiện ác, lạm sát vô cớ, vì để thỏa mãn tư dục mà phạm tội. Ở ngoài nhân đạo, thiên ngoại hữu thiên, cao hơn còn có tiêu chuẩn và biểu hiện cao hơn. Cửu vĩ hồ vốn có thể thuận Thiên ý, mê hoặc Trụ Vương mà hoàn thành thiên số, nhưng nó lại tàn hại sinh mệnh, hãm hại trung lương, mê hoặc Trụ Vương phạm vào tội không thể dung thứ. Ngày nay, nếu tà linh Trung Cộng không phạm phải đại tội bức hại Chính Pháp, vốn có thể được thiện giải. Những người trợ Trụ vi ngược chỉ cần không diệt tuyệt nhân tính, Thần có thể võng khai nhất diện, còn có cơ hội có cuộc đời mới.

Trong văn hóa Trung Hoa, tinh hoa và cặn bã cùng tồn tại, người dân gặp kiếp nạn thời mạt thế, tư tưởng hỗn loạn, các gia các phái, ai cũng không thoát khỏi lý thiện ác. Lý thiện ác của nhân gian là căn cứ theo thế nhân phân biệt, suy xét, con người thông qua chính nghĩa và lương tri mới có thể thể hội được điều gì là Thiên ý chân chính.

Thương Trụ giống như vai chính, Đát Kỷ giống như vai phụ, hai mặt của thế nhân, không thể học Thương Trụ mê mất bản tính, không thể học Cửu vĩ hồ tàn hại thiện lương. Nếu không, điều chờ đợi sẽ là cuối cùng bị hủy diệt.

Sáu, ẩn dụ và cảnh tỉnh đối ứng với thế nhân

Bất kỳ tác phẩm kinh điển văn hóa nào, nếu như mất đi khải ngộ và răn dạy đối với người đời sau, thì sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại của nó, thậm chí sẽ rất khó lưu truyền đến ngày nay. Bộ tiểu thuyết “Phong Thần diễn nghĩa” mà nhà nhà đều biết này, lưu lại cho người thời nay những ẩn dụ và cảnh tỉnh gì trong cuộc sống và lịch sử?

Rất nhiều nhân vật, lựa chọn vận mệnh, nội hàm phong phú, có lịch sử sâu xa, đều có đối ứng với xã hội và cuộc sống của xã hội hiện đại chúng ta. Lấy việc vô đạo hành ác của Thương Trụ ẩn dụ cho việc phóng dục thất đức của con người thời nay. Lấy việc Thương Trụ bị yêu ma mê hoặc chân tính ẩn dụ về con người ngày nay bị ma đỏ mê hoặc trở thành nhân loại biến dị. Dùng việc Thương Trụ bị Cửu vĩ hồ mê hoặc ẩn dụ con người ngày nay phóng túng sắc dục. Lấy việc Văn Vương bị nhốt mà diễn Chu Dịch ví dụ cho việc thánh hiền an thủ đạo đức, tĩnh tĩnh đối đãi biến hóa của trời. Lấy việc Văn Vương cầu hiền ở sông Vị Thủy ví dụ cho triều đại đỏ lạm dụng gian nịnh, không hiểu đạo trị quốc của thánh hiền. Lấy việc Hoàng Phi Hổ nghĩa sĩ trung thần một đời ví dụ cho việc xa rời tà ác, tinh thần vì dân quyên mệnh thảo phạt tà ác. Lấy những trải nghiệm của các vị quan nhân từ triều Ân Thương đối ứng với những nhân sĩ chính nghĩa không khuất phục trước chính quyền tàn bạo mà bị mất đi sinh mạng trong 70 năm qua. Lấy bài hịch văn hạch tội trạng Trụ Vương của Khương Thượng đối ứng với cuốn Cửu Bình. Lấy việc nhục thân thành Thánh của bảy vị tướng sĩ đối ứng với người tu hành mang theo thiên mệnh tới nhân gian. Lấy anh em nhà họ Phương ghét ác như thù đối ứng với giới võ phu chính nghĩa. Lấy điềm lành phượng hoàng Kỳ Sơn, cá bạc nhảy lên thuyền để ẩn dụ động đất lớn ở Đường Sơn, tai họa động đất ở Vấn Xuyên trong 70 năm qua. Lấy hành vi san lấp lộc đài của Võ Vương đối ứng với hồng ma vơ vét tài sản. Lấy việc Thương Trụ chế hình phạt bào lạc, sái bồn, chặt chân xem tủy, cắt thận đồng nam, mổ bụng xem thai đối ứng với Trung Cộng tàn hại thiện lượng, mổ sống lấy nội tạng. Lấy việc Chu Võ Vương khiến thiên hạ kính phục, tế lễ thiên địa đối ứng với Trung Cộng dùng thuyết vô thần xây dựng triều đại thành lập chính quyền, giết năm triệu người lập uy, trong thời cách mạng văn hóa diệt tận chính giáo, hủy chùa miếu Thần Phật. Lấy việc Võ Vương phong mộ Tỳ Can đối ứng với Trung Cộng thời cách mạng văn hóa đào huyệt mộ của tổ tiên trong năm nghìn năm. Lấy việc Vũ Vương thả Cơ Tử, phong con của Trụ Vương là Vũ Canh ở nước Ân, Vi Tử ở nước Tống, đối ứng với Trung Cộng truy cùng diệt tận, diệt tận những gì trái ý, thống nhất Đại Lục.

Tâm đố kỵ của Thân Công Báo, cái tình của Vân Tiêu tiên tử, vi phạm lời thề của huynh đệ họ Ân, tham luyến ái dục của Thổ Hành Tôn, tâm tranh đấu của môn đồ Triệt giáo, bất kính sư môn của Hoàng Thiên Hóa, đối ứng với ma tính chấp trước của người tu luyện. Lấy việc Cửu vĩ hồ túng dục hại sinh mệnh, giết hại sinh linh đối ứng với những kẻ lấy lý do Thiên ý, lạm sát vô cớ, xem mạng người như cỏ rác. Lấy những yêu quái sơn lâm bị giết chết đối ứng với những kẻ tu luyện không đắc thân người, không giảng tâm tính ở thế gian. Lấy tranh chấp giữa Triệt giáo và Xiển giáo đối ứng với mâu thuẫn, chia rẽ trên Thiên thượng. Lấy Văn Thái Sư, 24 vị Thiên quân, Ma Gia tứ tướng đối ứng với lực lượng ở thế gian bất phân chính tà, trợ Trụ vi ngược. Lấy nhân sĩ Triệt giáo nghe lời Thân Công Báo xúi giục mà tới Tây Kỳ sát phạt để ví dụ tà linh trên trời đằng sau trợ vua Trụ. Lấy những người tu hành chính giáo giúp Chu Võ diệt Trụ đối ứng với Chính Đạo trên Thiên thượng diệt tà hộ Pháp. Lấy việc phát lời thề độc của Thân Công Báo, huynh đệ họ Ân ví dụ cho thế nhân phát lời thề trước trời, muốn đem sinh mệnh cống hiến cho Trung Cộng. Ví dụ loại này, nhiều không kể xiết.

Câu chuyện trong Phong thần bảng không phải để cho thế nhân giải muộn tiêu sầu, mà là để chúng ta tự nhận thức mình, minh tỏ thiện ác, mỗi một ẩn dụ và cảnh thị, thế nhân nên suy xét lại.

Tổng kết lại: Một bộ “Phong Thần diễn nghĩa” lưu lại cho người ta một truyền kỳ kinh điển, một câu chuyện thần tiên, những tội ác của yêu ma, chính tà đối lập,… Ngoài ra, đằng sau những ví dụ sinh động và tiêu biểu còn ẩn chứa những nội hàm ở tầng thâm sâu hơn. Chính nghĩa và đức hạnh trong cuộc thảo phạt của Thương Thang và Vũ Vương, khải thị trong quá trình Thương Trụ phạm tội, trật tự và lẽ thường của Thần, Phật, nhân, yêu, sự lựa chọn và động cơ trong quá trình canh tân cũ và mới, khởi nguyên và truyền thừa của địa lý nhân văn, đều ở trong đó mà được giải thích toàn diện.

Điều quan trọng nhất là, tiểu thuyết đã nói lên những nguyên lý thiện ác mà con người tuyển chọn trong trường đại biến và canh tân, mối liên hệ giữa nhân và quả, giữa người và trời, nhân tố Thần truyền, văn hóa truyền thống, vì để cấp cho tương lai, chính là thời đại của chúng ta làm tham chiếu, có thể khiến thế nhân ngày nay có thể tại thời kỳ lịch sử kinh điển này có được giáo huấn, tổng kết kinh nghiệm, thể hội đạo lý, minh tỏ thiện ác, suy ngẫm và tham khảo, rút kinh nghiệm và đối chiếu, trong thời đại biến hóa và mê loạn nhất này, đưa ra được lựa chọn quan trọng nhất, từ đó mà vượt qua kiếp nạn!

Chính là:

Một bộ Phong thần diễn nghĩa, thế gian kinh điển truyền kỳ.
Chính tà luân hồi qua lại, thương tang tuế nguyệt tề tụ.
Nhân thiên Thần quỷ chinh chiến, thiện ác tuyển chọn minh lý.
Pháp đồ trừ yêu giáng ma, viên mãn quy lai thiên tế.

(Hết)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/129513



Ngày đăng: 15-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.