Chuyện lạ đó đây- Những người có thể giao tiếp với chim, thú



Tác giả: Phi Vân

[ChanhKien.org]

Khi còn nhỏ, bạn có bao giờ tưởng tượng rằng mình có thể nói chuyện với động vật không? Tôi tin rằng có không ít người giống như tác giả của bài viết này, cũng từng có đủ những mong ước trẻ thơ như vậy. Nhưng bạn có biết trên thế giới này có một số người không tầm thường, họ có năng lực thần kỳ có thể nghe hiểu được ngôn ngữ của động vật.

Thời Xuân Thu, vua Giới Cát Lô của nước Giới (một nước chư hầu nhỏ của nhà Chu) có năng lực phi phàm này. Theo ghi chép trong “Tả Truyện”, có một lần, Giới Cát Lô nghe tiếng bò kêu, liền nói với thuộc hạ: “Sinh ba bò con, đều đem đi tế, nó nói vậy”. Con bò này nói nó đã sinh được ba con bò con, nhưng đều chết hết vì bị dùng làm vật cúng tế. Thuộc hạ ban đầu không tin lời vua nói, liền chạy ra ngoài hỏi rõ nguyên do, chẳng ngờ mọi việc giống như vua nói không sai chút nào, bấy giờ mới tin.

Thời Tam Quốc, Quản Lộ cũng có thuật thần kỳ, ông rất giỏi bói toán, lại còn có thể hiểu được ngôn ngữ của các loài chim. Có một lần ông đến làm khách tại nhà Lưu Trường Nhân là huyện lệnh An Đức, đột nhiên một con chim Hỉ Thước bay tới, kêu rất gấp. Quản Lộ nói: “Thước nói đông bắc có vợ mới giết chồng, đổ thừa chồng với láng giềng ở mé tây có vướng mắc, còn chưa hết ngày vào lúc hoàng hôn, người tố cáo sẽ đến”. (Tam Quốc Chí). Quả nhiên đến chạng vạng tối, thật sự có người dân đến báo án với huyện lệnh Lưu Trường Nhân về việc có một người phụ nữ đã giết chồng, không khác lời Quản Lộ nói chút nào.

Không chỉ có vậy, ngay cả tiên thơ thời nhà Đường là Lý Bạch cũng nắm vững cách giao tiếp với các loài chim, “Ta và Đông Nghiêm Tử sống ẩn cư nhiều năm nơi núi rừng hoang vắng, mấy năm không đặt chân đến chốn thành thị. Ta nuôi hàng ngàn con chim kỳ lạ. Gọi liền bay đến đậu trên bàn tay mổ thức ăn, không chút sợ hãi. Thái thú Quảng Hán nghe tin lấy làm lạ lắm, đến lều tranh tận mắt nhìn, nhân đó tiến cử hai người tham gia khảo thí ‘hữu đạo khoa’ để ra làm quan (hữu đạo khoa chỉ khoa cử thời nhà Đường, chọn ra người có đạo đức, tài năng làm quan), nhưng hai ta đều cảm tạ mà từ chối. Đây là thể hiện phẩm đức cao quý không khuất phục quan quyền của ta vậy”. (Thượng An châu Bùi trưởng sử thư).

Lý Bạch đã nuôi dưỡng hàng ngàn con chim quý, gọi một tiếng chúng liền bay đến bên cạnh lấy thức ăn, Lý Bạch và những con chim này thấu hiểu lẫn nhau, khiến đám chim không có chút nghi ngờ hay sợ hãi. Cảnh tượng kỳ lạ này được người dân ở lân cận núi đó truyền là phép màu, khiến Thái thú cũng đến tìm hiểu, Thái thú vì lí do này mà cũng tin rằng Lý Bạch không phải là người bình thường. Cần biết rằng, vị tiên thơ này nuôi dưỡng không phải là loại gia cầm đã được thuần hóa từ lâu mà là những loại chim kỳ lạ người ta hiếm khi nhìn thấy. Chúng ta đều biết rằng tính cảnh giác của các loài chim hoang dã rất cao, sẽ bay đi rất xa khi nhìn thấy con người. Có thể nói rằng “không chút sợ hãi” chắc chắn không phải là điều có thể đạt được bằng cách cho ăn thông thường.

Tất nhiên, còn có những ghi chép về việc giao tiếp với chim thú của Công Dã Tràng, đệ tử của Khổng Tử, và Thẩm Tăng Chiêu của Nam Bắc Triều đều được ghi lại trong các sách cổ.

Thực ra đây không phải là câu chuyện thần thoại chỉ xảy ra ở thời cổ đại, ở xã hội hiện đại cũng không thiếu những người như vậy. Câu chuyện về người có khả năng lạ như Diêm Phúc Hưng đến từ thành phố Hưng Thành, tỉnh Liêu Ninh, cũng khiến người ta kinh ngạc.

Diêm Phúc Hưng nghe hiểu tiếng của chim, tại Giải thi đấu Tuyệt kỹ Dân gian Trung Hoa tổ chức tại Bắc Kinh, ông từng đoạt huy chương vàng nhờ hiểu rõ hơn 30 loại tiếng của các loài chim.

Trong một tiết mục, Diêm Phúc Hưng kể với người dẫn chương trình về trải nghiệm của mình khi đến Vườn thú California ở Mỹ. Năm 2002, giám đốc Vườn thú California mời ông đến vườn thú tham quan. Tại đây Diêm Phúc Hưng đã học được rất nhiều tiếng kêu của các loài chim địa phương, tiếng kêu của ông đã triệu tập vô số chim, tất cả chúng đều vây quanh ông kêu ríu rít không ngừng. Bởi vì không nghe thấy tiếng kêu của chim Trung Quốc, vì vậy Diêm Phúc Hưng đã phát ra tiếng kêu của một vài loài chim Trung Quốc, một loại là của chim Sơn Ca, một loại là của chim Hỉ Thước xám. Kết quả đã thu hút ba con chim Họa Mi đến từ Trung Quốc, chúng hướng đến Diêm Phúc Hưng kêu la thê thảm, khiến ông không cầm được nước mắt. Chim Họa Mi vẫn đuổi theo, bay vòng quanh Diêm Phúc Hưng rất lâu không muốn rời đi.

Nữ MC hỏi Diêm Phúc Hưng: “Chúng đang nói gì vậy?”

Diêm Phúc Hưng đáp: “Chúng nói rằng đã rất lâu rồi không nghe thấy người đến từ quê nhà của mình, đây là người đến từ quê nhà, tiếng kêu của ông ấy là tiếng kêu của chim Tứ Xuyên chúng ta”. “Chúng đều là chim trống, đang tìm chim mái, tiếng kêu của chúng vô cùng thê thảm, khiến người ta phải rơi lệ”.

Khi Diêm Phúc Hưng đem những gì ông ấy nhìn thấy ở vườn thú nói với giám đốc Vườn thú California, vị giám đốc nắm lấy tay ông và xúc động nói: Ông nói rất đúng, khi họ vận chuyển gấu trúc rời khỏi Tứ Xuyên, họ đã nhân tiện mua một vài con Họa Mi này và mang chúng sang Mỹ.

Đó cũng không phải là tình huống đặc thù. Có một lần tại khu bảo tồn thiên nhiên sếu đầu đỏ ở Hắc Long Giang, Diêm Phúc Hưng ngẫu hứng mô phỏng tiếng sếu kêu, tiếng kêu của ông đã thu hút vài con sếu đầu đỏ, phong thái này rất giống với Lý Bạch năm xưa.

Trên thực tế, khả năng nghe hiểu được ngôn ngữ của động vật không phải là điều có thể đạt được bằng bất kỳ kỹ năng hay phương pháp nào, mà đó là một loại công năng đặc dị gọi là “Tha tâm thông”. Người bình thường hiếm khi có được loại công năng này, nhưng trong những người tu luyện thì loại sự việc này lại không ít. Một người tu luyện từng đăng một bài viết trên trang Chánh Kiến Net có tiêu đề là “Tiếng chim cảnh báo: Thần tiên xuất sơn”, trong bài viết đã ghi lại những lời chim nói mà anh ta nghe được.

“Vào ngày 20 tháng 7, trước khi luyện công vào buổi sáng, tôi nghe thấy tiếng chim én kêu ríu rít bên ngoài, âm thanh rất to, rằng: ‘Đại Hồng Thủy đến rồi, Đại Hồng Thủy đến rồi’. Tôi nghĩ: Đúng thực, hiện tại lũ lụt ở nhiều nơi vẫn còn khá nghiêm trọng, Hắc Long Giang, Nội Mông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Cam Túc cùng nhiều nơi khác cũng đều xảy ra lũ lụt”.

“Ngày thứ hai tôi vẫn nghe thấy tiếng chim kêu, nhịp điệu rất gấp, rằng: ‘Đại Hồng Thủy đến rồi, Đại Hồng Thủy đến rồi.’ Tôi nghĩ toàn thể giới động vật đều biết rằng thảm họa đang đến rồi. Lũ lụt ở Trịnh Châu cũng khá nghiêm trọng”.

“Ngày thứ ba, tức ngày 22 tháng 7, chim én nói: ‘Sau thiên tai có đại dịch, sau thiên tai có đại dịch.’ Tôi nghĩ: Lời của chim én là Thiên ý, hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Nam Kinh đã bùng phát và lan rộng rồi”.

Không chỉ vậy, vào đầu tháng 8 năm 2021, Trịnh Châu đã phát hiện người nhiễm COVID-19, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố Trịnh Châu đã ban hành Thông báo số 11 năm 2021, thi hành các biện pháp phong tỏa bắt buộc. Lúc này, dịch bệnh đã lan rộng trên quy mô lớn ở Trịnh Châu, cách trận lũ lụt kinh hoàng ở Trịnh Châu vừa qua chỉ mới 10 ngày. Không ngờ rằng những con chim này còn có khả năng đoán trước tương lai. Không lạ gì khi trên mạng luôn lưu truyền những đoạn video ghi lại cảnh tượng kỳ lạ khi số lượng lớn chim nhỏ tụ tập trước những trận động đất hoặc thảm họa nào đó, có lẽ chúng cũng đang truyền đạt những tin tức này với nhau.

Tôi nhớ rằng trước trận bão tuyết năm 2008, tác giả bài viết lúc này vẫn còn là học sinh cấp 3. Một buổi chiều, đột nhiên có vô số con chim nhỏ bay đến khoảng trời phía trên trường học, chúng kêu la huyên náo, số lượng chim nhiều đến mức có thể nói là che trời rợp đất. Một lúc sau đàn chim nhỏ bay đến trên nóc nhà của các tòa giảng đường và đậu đầy trên đó, khung cảnh giống như một đại hội của thế giới loài chim sắp được tổ chức, cảnh tượng này khiến học sinh chúng tôi đều kinh ngạc. Bây giờ nghĩ lại, những con chim này có thể đang truyền tải tin tức rằng bão tuyết đang đến gần.

Trên thực tế, không chỉ con người có thể nghe hiểu được tiếng chim mà loài chim cũng nghe hiểu được tiếng người. Trải nghiệm thần kỳ của một người tu luyện Pháp Luân Công đã chứng minh được điểm này.

Khi tác giả về quê thăm cha mẹ, nhìn thấy mấy con chim én nhỏ mới nở dưới mái hiên trong nhà. Én cha én mẹ không ngừng bận rộn tìm thức ăn bón cho én con. Anh dâng lên lòng thương xót, “nhìn thấy cảnh này, cảm thán cái khổ của chúng sinh trong lục đạo luân hồi, đời này bản thân là người, lại sinh tại Đông thổ (Trung Quốc), trở thành đệ tử Đại Pháp, thật quá may mắn rồi. Trong tâm vô cùng cảm ân Sư tôn. Đột nhiên nghĩ tới vạn vật đều vì Pháp mà đến, nhưng vì da người không đủ dùng, khiến một số sinh mệnh cao tầng chuyển sinh thành động vật, tổ chim én này ở tại nhà của đệ tử Đại Pháp, nhất định là có duyên với Pháp, tôi cần nói chân tướng với chúng. Vì vậy, tôi lớn tiếng nói với hai con chim én lớn rằng: Các ngươi cần nhớ kỹ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!’. Tôi nói vài lần và nghe thấy chúng kêu ríu rít giống như đã hiểu, tôi cũng không để ý đến chúng, tiếp tục quay trở lại nhà và bận rộn làm việc”.

Khoảng 1:00 giờ trưa, bên ngoài đột nhiên bay đến một đàn én lớn, chúng kéo đến rất đông đen kịt che khuất cả ánh nắng phía trên sân. Tác giả lập tức hiểu ra, những con én này là đến để nghe chân tướng. Vì vậy đã nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” với những con én đó. Sau năm, sáu phút, tất cả những con én đó đều bay đi, chỉ còn hai con én lớn ở nhà đang kêu ríu rít không ngừng với anh. Tác giả bảo cặp én hãy tìm những bạn bè chưa nghe được chân tướng đến. Khoảng hơn 4:00 giờ chiều, một đàn én lớn khác lại bay tới. “Tuy rằng không nhiều như lúc trưa, nhưng cũng có khoảng ba, bốn mươi con, tôi cũng đã nói với chúng phúc âm, giống như lần trước, hai con chim én này đậu trên dây phơi quần áo, hướng về phía tôi kêu, ý nói với tôi rằng chúng đã dẫn những con én đó đến”.

Vạn vật đều có linh, trên thế giới này có quá nhiều sự việc mà người thường không thể hiểu được, mở rộng tư tưởng, không bị ràng buộc bởi những thành kiến ​​và quan niệm, có lẽ chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thấy một thế giới khác.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/289550



Ngày đăng: 05-06-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.