“Tinh Tế quỷ” và “Lanh Lợi trùng”
Tác giả: Tâm Liên
[ChanhKien.org]
“Tinh tế” và “lanh lợi” có thể hiểu là “sắc sảo khôn ngoan”, trong quan niệm hiện đại nó có nghĩa là “chiếm lợi ích không chịu thua thiệt”, trong một tình tiết của bộ truyện “Tây Du Ký” có hai nhân vật yêu quái tên là Tinh Tế quỷ và Lanh Lợi trùng. Xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng tình tiết này, nó thực sự là một khải thị cho những người đang bị mê trong chủ nghĩa duy vật ngày nay.
Lại nói Ngân Giác Đại Vương sai hai tiểu yêu là Tinh Tế quỷ, Lanh Lợi trùng cầm hồ lô Tử Kim và Dương Chi Ngọc Tịnh bình, vốn là hai pháp khí Như ý đi bắt Tôn Ngộ Không. Trên đường đi, Ngộ Không biến thành Bồng Lai tiên nhân và nói rằng đang tìm người có thể cứu độ, hai con tiểu yêu nghe thấy thì lập tức đi theo. Và chúng tranh nhau trao đổi hai bảo bối thật để lấy cái hồ lô giả mà Ngộ Không nói là có thể “đựng trời”. Kết quả cuối cùng là trắng tay, chúng vừa đổ lỗi cho nhau vừa nơm nớp lo sợ về động lĩnh tội. Hình tượng nhân vật được khắc họa chi tiết đến từng hình ảnh khiến cho nội tâm người đọc cũng theo đó mà hồi hộp lên xuống theo. Tựa như “lanh lợi” và “tinh tế” bên trong sâu thẳm mỗi người cũng đồng thời xuất ra, sống động trên từng trang giấy. Giữa hoàn cảnh dở khóc dở cười ấy, bản thân không thể không tự suy nghĩ lại: Hóa ra cái gọi là “tinh tế” chẳng qua cũng chỉ là không để cho ý đồ đen tối mờ ám lộ ra ngoài ánh sáng, còn lanh lợi, khôn vặt (tiểu thông minh) cuối cùng vẫn chỉ là một con đầu trùng (sâu nhỏ) mà không thể trở thành rồng. Khi Tinh Tế và Lanh Lợi bắt đầu phỏng đoán Ngộ Không bán thuốc gì trong hồ lô, thì hai con tiểu yêu đã bị dẫn lạc vào con đường sai lầm của “Tham thiên vọng niệm” (ý nói tham lam ảo tưởng), bị mê lạc trong thứ gọi là tiểu thông minh của chính mình, nó thuộc về cái mà người ta gọi là tự mình hại chính mình.
Con người trong cuộc sống luôn cho rằng sự tinh tế, thông minh lanh lợi của mình có thể mang lại những lợi ích ngắn hạn trước mắt, thông thường hay bị mê hoặc bởi điều đó. Trong khi đắc ý tự mãn, bản tính bị mê mờ, mất đi phương hướng, từng bước từng bước bị nó khống chế, cuối cùng bản thân chịu tổn hại không cách nào thoát được ra. Văn hóa truyền thống chân chính rất chú trọng tôn kính Thiên đạo phép tắc, chúng ta đều biết định luật “bảo toàn năng lượng”, sức mạnh của con người làm sao có thể thay đổi được quy luật cân bằng tự nhiên của trời đất? Bởi vậy, đại đa số cổ nhân đều cho rằng thà để cho năng lực và phó xuất của bản thân vượt quá những gì đạt được ở bề mặt, cũng không muốn bị tổn thất “âm đức” mà động đến cái gọi là khôn vặt để chiếm được tiện nghi. Con người hiện đại chịu ảnh hưởng độc hại của “thuyết vô thần”, “thuyết tiến hoá”, dưới sự đầu độc của triết học đấu tranh nhìn thấy mới tin, ham muốn thành công nhanh chóng, mà kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì lợi ích mà làm tổn hại lẫn nhau, bị dẫn dắt bởi cách hành xử “Tiểu thông minh” mà làm mất đi “Đại trí huệ” vốn có của sinh mệnh, đó thực sự không phải là một cách hành xử sáng suốt. Mà thuận theo tự nhiên, quay về bản tính thiện lương mới là con đường nên đi, hành động nên làm.
Ngày đăng: 19-05-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.