Duyên hợp duyên tan



Tác giả: Phục Nhất Tân

[ChanhKien.org]

Duyên: Là một thứ nhìn không thấy, sờ không được nhưng tồn tại một cách khách quan. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đề cao duyên phận, xem trọng thiện duyên, ác duyên, tình duyên, nhân duyên v.v.. các loại duyên phận như vậy đều ràng buộc lẫn nhau, đồng thời chú trọng giữa người với người cần nhân hòa, thân thiện, nhân kiến nhân thân (gặp ai cũng đều giống như gặp người thân). Nhưng cho dù là thiện duyên hay ác duyên thì đều là duyên, đời này có duyên nên mới có thể gặp nhau, đời này không có duyên rất khó có thể gặp được nhau. Giữa người và người đều có quan hệ nhân quả. Đều là duyên đời trước kết thành quả đời này.

Thiện duyên: Là nguyện được kết duyên, việc duyên hợp duyên tan từ trước đến nay chưa bao giờ ngừng, duy nhất chỉ có kính Thiên kính Thần mới có thể đắc được thiện duyên, mới có thể kết được duyên với Đại Pháp vạn cổ khó gặp này. Bởi vì có duyên với Đại Pháp nên mới có thể đắc Pháp tu luyện, mới có thể tạo dựng lại Thần thể một lần nữa, chỉ có Sư phụ Đại Pháp trong mạt thế hồng trần cứu vớt các đệ tử lên tẩy tịnh thì sinh mệnh mới có thể kết thánh duyên với Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp cần phải trân quý thánh duyên này, tẩy tịnh bản thân trong Đại Pháp và làm tròn thệ ước.

Ác duyên: Là người từ đời đời kiếp kiếp từng làm hại những sinh mệnh khác, từng làm những việc sai trái, như vậy sẽ kết thành ác duyên với những sinh mệnh bị làm hại này. Hôm nay trên con đường tu luyện của chúng ta gặp phải những người thân, cảnh sát, bạn bè thân quyến hay đồng tu v.v.. làm hại bản thân mình, thì đều là những người mà đời trước chúng ta đã từng mắc nợ họ. Đời trước không mắc nợ thì đời này sẽ không gặp nhau, đời này gặp nhau thì là có nợ phải trả. Vì vậy người tu luyện gặp phải người nào hay sự việc nào đều không phải là ngẫu nhiên, đều là có quan hệ nhân duyên. Sư phụ dạy chúng ta: Mâu thuẫn trước mặt thì phải tìm ở bản thân, chỉ có hướng nội mà tìm thì mới có thể xử lý tốt quan hệ nhân duyên với người đã làm tổn hại mình. Cũng tức là nói: Người tu luyện chỉ có thể dùng tâm từ bi mới có thể hóa giải hết thảy những ác duyên bất thiện.

Tình duyên: Sau khi chúng ta sinh ra sẽ có rất nhiều người thân, cũng chính là đã kết tình duyên với những người thân này. Đặc biệt là tình thân quyến với những người thân trực hệ, sau khi tu luyện cũng rất khó buông bỏ được. Đặc biệt là việc cha mẹ qua đời đã khiến rất nhiều người con (là người tu luyện) tu luyện rớt đến đáy, chán nản không phấn chấn lên được, thậm chí từ bỏ tu luyện vì không buông được tình thân quyến. Những người này về căn bản là không chiểu theo Pháp mà Sư phụ Đại Pháp giảng mà yêu cầu bản thân, không hiểu được đoạn Pháp mà Sư phụ giảng về đời đời kiếp kiếp chúng ta có bao nhiêu con cái, lại còn có bao nhiêu cha mẹ. Tôi cho rằng: Kỳ thực đều là người đến đòi nợ, sau khi trả nợ xong thì tất nhiên cần phải rời đi. Vậy thì chúng ta hãy suy nghĩ một chút, việc người thân qua đời đối với người tu luyện có còn quan trọng đến thế không? Nếu người tu luyện không vứt bỏ được tình thì chúng ta tu luyện không được. Không nhảy ra khỏi cái tình này thì tất cả những hành vi và việc làm của người tu luyện đều là biểu hiện của con người, chính là mang theo nhân tâm đi làm việc cứu người, như vậy cũng sẽ không có uy đức. Chúng ta chỉ có thể buông bỏ tình, không bị tình trói buộc và minh bạch rằng hết thảy tình đều là có quan hệ nhân duyên, dù từng nguyện kết duyên, nhưng sẽ đến lúc duyên hợp rồi lại tan.

Nhân duyên: Hôn nhân có thiện duyên và cũng có ác duyên. Đối với người tu luyện mà nói bất kể là thiện duyên hay ác duyên thì đều cần bình tĩnh đối mặt, nam nữ kết hôn đều là do nhân duyên định đoạt, là do Thần sắp đặt. Hai người chí đồng đạo hợp (cùng chung chí hướng) sẽ hình thành nhân duyên. Phúc họa trong đời người đều là nhân quả kiếp trước, cả đời này gặp được người bạn đời như thế nào cũng đều là nhân duyên đời trước. Văn hóa truyền thống giảng rằng nhân duyên là thiên định, Nguyệt Lão nắm trong tay sợi dây tơ hồng, sợi dây tơ hồng này quăng vào hai người nào thì họ sẽ trở thành vợ chồng. Nguyệt Lão đó chính là Thần trên trời, nhân duyên nghìn dặm được buộc lại với nhau bằng một sợi dây, vô duyên đối diện bất tương thức (không có duyên dù ngay trước mặt vẫn xa cách).

Làm một người tu luyện càng không tồn tại những sự việc ngẫu nhiên. Mỗi việc chúng ta gặp phải đều có quan hệ nhân duyên thúc đẩy mà thành, vô luận là thiện duyên hay ác duyên thì cũng đều cần giải quyết. Vì vậy đối với nhân duyên của người tu luyện thì chúng ta càng nên trân quý, đã là nhân duyên mà Thần an bài thì bất kể là thiện duyên hay ác duyên đều là do bản thân đã từng mắc nợ trước đây. Chúng ta cần dùng từ bi để hóa giải ác duyên, giải khai ác duyên đời trước, thiện đãi thiện duyên trước mắt, viên dung hoàn cảnh gia đình, tu tốt bản thân mới là điều mà người tu luyện chúng ta cần làm.

Kỳ thực hết thảy của những điều này đều là đến từ duyên, duyên hợp duyên tan, hãy cứ tùy duyên!

Một chút nhận thức cá nhân, có chỗ nào không ở trong Pháp mong được chỉ chính.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/289411



Ngày đăng: 26-04-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.