Đàm luận về câu nói “Đầu để tóc dài, kiến thức hạn hẹp”



Tác giả: Cao Viễn

[ChanhKien.org]

“Đầu để tóc dài, kiến thức hạn hẹp” là câu mà thế hệ cha tôi thường nói, mang ý kỳ thị phụ nữ. Ở nông thôn Trung Quốc vào những năm 80 thế kỷ trước, có rất nhiều phụ nữ tin vào Kitô giáo, mẹ tôi cũng tin theo. Khi họ dùng lý luận của Kitô giáo khuyên nhủ chồng không thể làm chuyện này, không thể làm chuyện kia, đàn ông thời ấy liền dùng câu “Đầu để tóc dài, kiến thức hạn hẹp” để quở trách họ. Từ nhỏ chúng tôi đã nghe câu nói ấy rất nhiều, rồi dần dần đồng tình, cũng treo nó trên cửa miệng mà đi cười nhạo các bạn nữ khác.

Ở thời đại của ông bà chúng tôi thì không có cách nói này, ông (bà) tôn trọng lẫn nhau, thời ấy ông (bà) chưa biết nhiều chữ, nhiều người là chưa từng đi học, nhưng ông (bà) có rất nhiều câu chuyện kể mãi không hết, đều là những chuyện hàm chứa thiện ác hữu báo, nhân quả báo ứng, có chuyện là chính mình trải qua, có những chuyện là có gốc gác chân thực. Chúng tôi từ nhỏ đã nghe ông bà kể nhiều rồi, trong tâm bất giác nảy lên suy nghĩ muốn làm người tốt. Giữa ông bà cũng có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn của ông bà đến thì nhanh mà đi cũng nhanh, vì ông bà có văn hóa truyền thống dẫn đường, sẽ hướng nội tìm nguyên nhân ở bản thân, nhưng khi cha mẹ hễ phát sinh mâu thuẫn thì đều đi tìm lỗi ở đối phương, càng soi xét nhau lại càng tức giận, phẫn nộ đến cực điểm sẽ động tay động chân, mâu thuẫn dường như không thể hòa giải vậy, ngoài việc dùng những thủ đoạn đấu tranh để giải quyết thì chẳng còn cách nào khác.

Trong văn hóa truyền thống không có lối nói kỳ thị nữ giới, đương nhiên là không có những câu như “Đầu để tóc dài, kiến thức hạn hẹp”, ngược lại, phụ nữ thời xưa không chỉ có khả năng đối nhân xử thế, mà còn rất có trí huệ.

Trong sách giáo khoa ngữ văn trung học cơ sở có đoạn chuyện cổ “Lạc Dương Tử thê” của tác giả Phạm Diệp, người thời Nam – Bắc triều, đã ghi chép lại về một người phụ nữ rất có hiểu biết, người chồng nhặt được vàng rồi coi đó là của mình, cô dùng câu nói “Thiếp được biết rằng những người có khí tiết, có chí hướng thì họ sẽ không ‘uống nước Đạo Tuyền’ (1), người liêm khiết, chính trực sẽ không nhận đồ bố thí” để khuyên nhủ chồng, lấy đạo lý từ chuyện dệt vải nhắc nhở chồng mình học hành không thể bỏ dở giữa chừng, cô “không ăn thịt gà mà khóc”, nói mình không thể ăn thịt gà mà mẹ chồng giết trộm của nhà người khác, khiến mẹ chồng nhận ra lỗi sai của bản thân.

Phụ nữ thời cổ đại không có tư tưởng đấu tranh, khi hành sự đều chú trọng thứ tự lễ tiết, rất lý tính trí tuệ, mọi người khi tiếp nhận điều này đều không có cảm giác khó chịu.

Văn nhân Phùng Mộng Long thời nhà Minh trong “Trí nang – Khuê trí” đã ghi lại một vài câu chuyện về phụ nữ thời cổ đại.

Đào Khản thời nhà Tấn gia cảnh nghèo khó, mẹ của ông là Trạm thị mỗi ngày đều vất vả dệt vải, cung cấp cho ông nhu cầu thiết yếu thường nhật, để ông kết giao với những người bạn có tài trí cao. Đào Khản thời trẻ từng làm viên quan nhỏ ở huyện nha huyện Tầm Dương, ông quản lý giao dịch của chợ cá. Một lần ông phái người mang tặng mẹ một con cá ướp muối, Trạm thị mang cá trả lại, còn viết thư trách cứ Đào Khản rằng: “Con thân là quan lại, lấy việc công làm việc tư đem cá tặng cho mẹ, không chỉ không làm mẹ vui, ngược lại còn làm mẹ thêm phiền lo”.

Phạm Quỳ ở huyện Bà Dương là người hiếu thảo có tiếng, được cử giữ chức Hiếu Liêm. Một lần ông đến ngủ trọ tại nhà của Đào Khản, vừa hay gặp phải băng tuyết mấy ngày liền, trong nhà Đào Khản chẳng có gì, biết Phạm Quỳ đi cùng rất nhiều người hầu và ngựa, Trạm thị nói với Đào Khản rằng: “Con chỉ quản việc bên ngoài mời khách ở lại, mẹ tự có tính toán”. Trạm thị cắt đi mái tóc dài của mình, làm thành hai bộ tóc giả mang đi bán, rồi mua về vài đấu gạo, lại chặt cột nhà nhỏ ra làm củi, sau đó lấy nệm rơm dùng để ngủ ra chia làm đôi cho ngựa ăn, chuẩn bị đồ ăn thịnh soạn như vậy tiếp đãi chu toàn chủ tớ Phạm Quỳ. Phạm Quỳ sau khi biết chuyện thì cảm khái nói rằng: “Không có người mẹ Trạm thị như thế này, thì cũng không có Đào Khản như vậy”. Sau khi đến Lạc Dương, ông càng thêm khen ngợi Đào Khản, hết sức tiến cử Đào Khản, về sau Đào Khản thật sự xuất sắc hơn người.

Mẹ của Quan giám sát ngự sử Lý Dư là một người thanh liêm tiết nghĩa. Có một lần, người làm gửi lương bổng của Lý Dư về nhà, Lý Lão phu nhân liền phái người đo lượng gạo. Kết quả là dư ra 3 thạch (đơn vị dung tích, khoảng 100 lít).

Lý Lão phu nhân hỏi chuyện này là như thế nào. Người làm đáp rằng: “Theo thông lệ, chức quan giám sát ngự sử thì nên lãnh phần lương bổng cao như thế”. Lý Lão phu nhân lại hỏi thuê người đánh xe hết bao nhiêu tiền. Người làm đáp: “Theo lệ cũ, quan giám sát ngự sử không cần trả số tiền ấy”. Nghe vậy Lý Lão phu nhân liền tức giận, liền để người làm đem phần lương thừa ra với số tiền thuê người đánh xe mang trả về, còn trách cứ Lý Dư, bảo Lý Dư truy cứu trách nhiệm của những quan viên có liên quan khác. Những ngự sử khác liền tức khắc cảm thấy vô cùng hổ thẹn.

Triệu Quát là con trai của danh tướng Triệu Xa của nước Triệu, chỉ biết đánh trận trên giấy, khoe khoang khoác lác, mà không có thực tài thực học chỉ huy chiến trận. Khi nước Tần tiến đánh nước Triệu, Triệu Hiếu Thành Vương lệnh cho Triệu Quát làm đại tướng, đi thay thế Liêm Pha. Mẹ của Triệu Quát dâng thư lên Triệu Vương nói rằng Triệu Quát không thể được bổ nhiệm làm chủ tướng.

Bà chỉ ra rằng, khi cha của Triệu Quát đảm nhiệm chức đại tướng, số người được ông dùng bổng lộc của mình cung dưỡng cho ăn cho uống thì phải có đến hàng chục, số người ông kết giao làm bạn thì có đến hàng trăm, ông dùng toàn bộ tiền tài tơ lụa được Đại Vương và vương thất quý tộc ban thưởng đem phân cho quan lại cùng sĩ phu trong quân doanh. Mà hễ khi Triệu Quát làm đại tướng thì ngồi ngoảnh mặt về hướng Đông để tiếp khách, quan quân không ai dám ngước đầu lên nhìn, toàn bộ tiền tài tơ lụa được ban tặng thì đều mang cất hết về nhà; huống hồ còn mỗi ngày đều tìm nhà cửa điền địa vừa mắt để mua, đầu luôn nghĩ sao để chiếm hữu cho riêng mình. Vậy nên, bà hy vọng nhà vua đừng phái Triệu Quát làm chủ tướng dẫn binh xuất chinh.

Triệu Vương nói rằng: “Thân là mẹ của Triệu Quát, bà nên buông chuyện này xuống không nên quản nữa, ta đã quyết định rồi”. Tuy nhiên, mẹ của Triệu Quát vẫn kiên định với quan điểm của mình, bà nói: “Quốc vương ngài nếu vẫn muốn cử Triệu Quát làm đại tướng, vậy nếu như nó làm chuyện không xứng danh với chức trách chủ tướng, thân già tôi đây có thể không phải chịu phạt lây không?” Triệu Vương nói: “Sẽ không làm liên lụy đến bà”. Triệu Quát vừa dẫn binh xuất chinh, thay thế Liêm Pha mới có hơn 30 ngày đã tự ý tiến công, quân Triệu quả nhiên thất bại thảm hại, Triệu Quát chết trên chiến trận, quân Triệu bại trận. Mẹ của Triệu Quát vì có lời nói trước nên Triệu Vương cuối cùng đã không trách tội bà.

Phụ nữ cổ đại có văn hóa truyền thống chỉ đạo, kính lễ Thần Phật, tâm thái bình hòa, biết điều gì là xấu, điều gì là tốt; biết làm sao “Nhu”, thiện đãi người nhà ra sao. Văn hóa đảng tại Đại Lục ngày nay không như vậy, nó căn bản phủ định Thần Phật, phóng túng dục vọng của con người, cổ vũ đấu tranh, dùng lời dối trá đầu độc hại người. Phụ nữ thời xưa giảng chữ “Nhu”, mà điều văn hóa đảng nhấn mạnh là “đấu tranh”, phụ nữ phải cương cường, tuyên truyền “Nam nữ bình đẳng”, “Phụ nữ có thể gánh vác nửa bầu trời”, v.v. Phụ nữ cũng cần dùng những thủ đoạn đấu tranh để tranh thiên hạ, tranh địa vị với đàn ông. Phụ nữ hiện đại đã không còn sự ôn nhu như ngày xưa, vì dục vọng mà điều gì cũng làm được: “Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ”; làm tiểu tam, tiểu tứ cũng chẳng thấy nhục nhã; nhà trai dùng một món tiền lớn cưới tôi về chỉ để hưởng thụ cuộc sống, mẹ chồng chính là đầy tớ, người hầu của tôi; nếu cảm thấy không vừa ý, vẫn có thể ly hôn tái giá, v.v.

Trung Cộng vì để huỷ diệt nhân loại, địa vị gia đình và quan hệ hoà hợp trong văn hoá truyền thống cũng nằm trong danh sách đối tượng cần tiêu diệt của nó. Nó nhồi nhét quan niệm đấu tranh vào cả nam và nữ, thay đổi quan hệ giữa cương và nhu cần có của người nam và nữ, âm dương hòa hợp bị huỷ hoại rồi thì gia đình còn có thể hòa thuận được sao?! Mâu thuẫn chẳng phải càng thêm chồng chất hay sao?

Trung Cộng mới là khối u ác tính khiến gia đình không thể hòa hợp, xã hội không thể phát triển ổn định. Nó phá hủy văn hóa truyền thống, nó bôi nhọ Chân, Thiện, Nhẫn, bức hại các học viên Pháp Luân Công, ngăn cản thế nhân hiểu rõ minh bạch chân tướng, mục đích của nó là mau chóng hủy diệt nhân loại. Chớ ôm bất kỳ hoang tưởng huyễn hoặc nào về Trung Cộng nữa, nó chính là đảng ma quỷ. Phục hưng văn hóa truyền thống, quay trở về những giá trị quan truyền thống, chiểu theo Chân, Thiện, Nhẫn làm người tốt, mới có thể quay về trạng thái nên có của con người, con người mới có thể có một gia đình hạnh phúc và ổn định.

Chú thích:

(1): Tương truyền, bởi vì lúc ấy từng có một nhóm cường đạo chiếm dụng con suối này, cho nên được người dân gọi là “Đạo Tuyền”. Cũng có truyền thuyết nói rằng đây là một con suối mà ai uống nước suối này sẽ trở nên tham tiền của quên tình nghĩa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/289150



Ngày đăng: 17-04-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.