Bốn câu chuyện đạo đức truyền thống



Tác giả: Đông Quang

[ChanhKien.org]

Trung Quốc là một nền văn minh cổ xưa của thế giới, có nền văn hóa truyền thống huy hoàng mấy nghìn năm, cũng được gọi là nền văn hóa Thần truyền. Sau khi tà đảng Trung Cộng dùng thủ đoạn tà ác để cướp lấy chính quyền, đã dùng thuyết vô thần, thuyết tiến hóa và triết học đấu tranh để phá hoại văn hóa truyền thống, lại còn dùng sắc dục và lợi ích để làm mồi nhử nhằm thay đổi bản tính thiện lương và truyền thống của rất nhiều người dân Trung Quốc, khiến đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng.

Văn hóa truyền thống là kính trọng người già và thương xót người nghèo, giúp đỡ người yếu thế và trẻ nhỏ. Xưa kia người ta luôn cho rằng những kẻ đào trộm mộ, bắt nạt góa phụ, và ức hiếp những người yếu thế là những kẻ vô nhân tính và không phải là người.

Dưới đây là một vài câu chuyện về phương diện này.

Cả nhà đều bình an vì vợ chồng có đức hạnh

Ở một vùng núi tỉnh Liêu Ninh có một gia đình họ Trần, sống trên sườn núi, gia đình có bảy người gồm một mẹ già, cặp vợ chồng và bốn người con. Tháng 8 năm 1960, sau bảy ngày mưa liên tục, đã phát sinh một trận lũ. Một hôm, họ phát hiện ngôi nhà đang rung chuyển vào lúc nửa đêm. Người đàn ông vội vàng thức dậy đi cõng mẹ già, người mẹ liền la hét và nói: “Đừng để ý đến ta, mau đi cứu vợ và con của con đi, mau, mau đi đi!” Lúc này người vợ đem chăn quấn lấy mẹ chồng, bế lên lưng chồng và nói: “Mẹ không ra ngoài thì chúng con không ai ra ngoài”. Lúc này, ngôi nhà rung chuyển rất dữ dội, dường như đang bị sập do núi sạt lở, người đàn ông cõng mẹ già đến nơi an toàn, liền đi cõng hai đứa con, sau đó anh ta kéo người vợ đang nắm tay một đứa con và cõng một đứa con trên lưng, vừa đến phía cửa sổ sau nhà thì ngôi nhà lao nhanh về phía trước mà sụt lở, cả nhà của anh ta đều thoát khỏi đại kiếp này, sau này người trong thôn đều ca tụng hai vợ chồng vì có đức hạnh mà cả nhà được bình an.

Người bán lương thực một lòng giữ lời hứa

Có một hộ gia đình họ Chiêm ở vùng núi của tỉnh Liêu Ninh, lúc bán lương thực rất muốn giữ người mua ở lại nhà ăn cơm, người mua lương thực nói rằng đã ăn rồi, nhưng người bán vẫn mời hết lần này đến lần khác, người mua lương thực cảm thấy có chút khó chịu nói: “Tôi đã nói là tôi đã ăn cơm rồi”.

Lúc này, người bán cảm thấy có chút xấu hổ, liền nói cho người mua lương thực một chuyện: “Phụ thân của tôi lúc còn trẻ đi mua lương thực, sau khi mua xong đến lúc tính tiền, lúc này vừa đúng lúc gia đình người bán đang ăn sáng, nhưng họ cũng không mời phụ thân của tôi một tiếng, phụ thân của tôi đành phải vác lương thực trên lưng mà lên đường, đi đến đỉnh núi, do vừa mệt vừa đói nên không đi được nữa, trên đỉnh núi có một miếu nhỏ thờ thổ địa, phụ thân của tôi liền dùng ba cây ngải cứu làm hương, ở trước miếu mà dập đầu phát nguyện rằng: ‘Nếu sau ngày có một ngày người nhà tôi bán lương thực, tôi nhất định mời người mua ăn no rồi mới để họ đi!’ Phụ thân đã làm những gì mà ông ấy nói. Trước khi phụ thân qua đời, ông đã gọi hai anh em chúng tôi đến trước giường, dặn dò hai anh em tôi, nếu có bán lương thực nhất định phải giữ người mua ở lại ăn no”. Người bán lại nói với người mua lương thực rằng: “Đây chính là di chúc của phụ thân tôi, và cũng là khuôn phép của nhà tôi, mong anh hãy hiểu cho”.

Việc này xảy ra vào khoảng năm 1940. Người thời xưa phát nguyện không ai biết và cũng không ai nghe thấy, chỉ là lời hứa với một cái miếu, mà hết lòng thực hiện cả một đời, hơn nữa còn cho con của ông ấy tiếp tục thực hiện. Đây chính là đức hạnh mà người hiện đại chúng ta không có.

Sự chân thành và lương thiện khiến bố chồng bỏ cờ bạc

Ở thành phố Du Thụ tỉnh Cát Lâm có một cô nương họ Mã được gả về nhà họ Lý, bố chồng của cô hằng đêm vào mùa đông đều đi đánh bạc, hằng đêm cô đều kéo sợi chờ mở cổng cho bố chồng trở về xong rồi mới đi ngủ, mẹ chồng cô đã ấn định thời gian cho ông quay về nhưng ông ấy vẫn không tuân thủ. Mẹ chồng nói với con dâu rằng: “Nếu quá thời gian quy định mà ông ấy không quay về thì con cứ đi ngủ, không cần phải chờ để mở cửa cho ông ấy”. Con dâu nói: “Bố chồng ra ngoài đánh bạc chẳng phải chuyện con nên quan tâm hay sao, bố chồng bên ngoài bị lạnh cóng thì con phải có trách nhiệm (nếu không thì chẳng phải là bất hiếu sao?)”

Có một hôm, khi bố chồng trở về nhà thì đã là 2:00 giờ sáng hôm sau, nàng dâu lập tức đi mở cửa, ông ấy vào đến trong nhà liền hỏi vợ: “Sao muộn như vậy rồi mà con dâu vẫn chưa ngủ?” Lão phu nhân tức giận nói: “Ông vẫn còn mặt mũi mà hỏi câu này sao? Con dâu hàng ngày đều chờ mở cửa cho ông về xong mới đi ngủ”. Sau khi nghe xong, ông lão ngồi hút thuốc cho đến sáng, sau cùng nói với vợ rằng: “Tôi nửa đêm trở về cũng không phải là đi làm việc gì chính đáng, còn liên lụy khiến con dâu vì mở cửa cho tôi mà nửa đêm vẫn chưa được ngủ, nghĩ kỹ ra thì thấy quá xấu hổ! Từ hôm nay tôi sẽ bỏ cờ bạc”. Sau này ông lão thực sự đã bỏ cờ bạc.

Việc này xảy ra vào năm 1930, sức mạnh của Thiện là rất lớn, nhân cách cao quý của nàng dâu họ Mã chính là dù cho bố chồng có sai hay đúng thì cô đều thiện tâm đối đãi, sức mạnh của sự chân thành và thiện lương có thể khiến con người thay đổi.

Báo ơn vì nhượng lại móng nhà

Ngày xưa có một ông cụ muốn xây một ngôi nhà, nền móng đã được chuẩn bị xong, vào ban đêm ông có ba giấc mộng giống hệt nhau: Có một ông lão râu trắng đến nói với ông rằng: “Tôi rất vui vì ông muốn làm hàng xóm với tôi, nhưng ông không thể xây một ngôi nhà ngay trên đầu của tôi, ông có thể nhượng lại cái móng nhà này cho tôi không?” Ngày hôm sau ông lão đã đáp ứng yêu cầu của ông cụ râu trắng, quyết định nhượng lại móng nhà cho ông cụ râu trắng. Như vậy ông phải đào lại ba mặt của móng nhà, và xây lại ba mặt của móng nhà lại lần nữa. Người khác đều thấy kỳ lạ không hiểu.

Ông lão có một con trai và một con gái, cô con gái đã đính hôn, phu quân của cô là một người có học thức, dự định sau khi lập công danh rồi sẽ kết hôn, trước khi đi thi anh đã đến nhà của nhạc phụ để bàn về việc đi thi, việc này được con trai của ông lão nghe thấy, nên đòi bằng được cùng anh rể tiến kinh thi cử. Anh rể nói với nhạc phụ rằng: “Vậy hãy để cậu ấy đi, vừa hay có thể làm thư đồng cho con, và làm bạn đồng hành cùng với con trên đường đi cũng rất tốt”.

Hai người chọn ngày lành tháng tốt để đi lên kinh đô, đến giờ thi anh rể sợ cậu em đi lạc, nên đã báo danh cho cậu em cùng vào thi, mỗi thí sinh ở riêng một phòng, trong phòng có đề thi và bút mực, ngoài ra còn có hoa quả và điểm tâm, cậu em trong phòng đang chơi đùa, ngẩng đầu thấy một ông cụ râu trắng đứng trước mặt nói: “Những thí sinh kia đều sợ không đủ thời gian làm bài thi, mà cậu vẫn có thời gian chơi đùa”. Cậu em trả lời: “Tôi đọc ít sách như vậy, làm sao có thể làm được bài thi khó như thế?” Ông cụ nói: “Ta giúp cậu làm”. Ông cụ rất nhanh đã làm xong bài thi, ông cụ vừa chuẩn bị rời đi thì cậu em hỏi: “Ông có thể cho con biết danh tính của mình không?” Ông cụ nói: “Ta họ Nhượng, tên là Một Móng, cậu quay về nói với phụ thân của cậu, ông ấy sẽ biết”. Ông cụ nói xong liền biến mất, người gác cổng cũng không nhìn thấy ông ấy đến đi lúc nào.

Sau khi thi xong, cậu em và anh rể cùng nhau trở về nhà. Qua vài ngày có người đến nhà cậu em trai báo tin vui, rằng cậu đã thi đỗ. Ông lão không tin rằng con trai đã thi đỗ, liền nói với người đến báo tin rằng: “Con trai tôi mới 13 tuổi, làm sao mà thi đỗ được? Các anh nhầm rồi, nhất định là con rể của tôi đã thi đỗ”. Người báo tin nói: “Chính là con trai của ông đã thi đỗ, ông còn không mau đưa tiền báo tin vui cho chúng tôi!” Bấy giờ ông lão mới tỉnh táo lại, tiếp đãi người báo tin vui một cách nhiệt tình, đồng thời ban thưởng cho người báo tin vui. Sau khi người báo tin rời đi, ông lão hỏi con trai nguyên nhân, cậu con trai liền kể về sự tình ông cụ râu trắng giúp làm bài thi. Ông lão ngạc nhiên hỏi: “Con đã hỏi danh tính của ông cụ chưa?” Cậu con trai đáp: “Ông ấy tên là Nhượng Một Móng, ông ấy nói rằng phụ thân biết ông ấy, phụ thân có biết ông ấy không?” Ông lão lặng im một lúc rồi nói: “Ta biết, ta biết (ta biết ông ấy trong mộng)”.

Người xưa có đức hạnh đều nhường chỗ cho người đã chết, ngày nay ĐCSTQ đào bới mồ mả, nói rằng vì là để trồng trọt, nhưng có một số đất ở trên núi, vốn không thể làm đất trồng trọt, nhưng cũng không chịu cho người dân một nơi để chôn cất. ĐCSTQ không chỉ quản người chết mà còn quản cả người mới sinh, càng tàn nhẫn hơn là cưỡng ép phá thai, hại chết hàng chục triệu sinh mệnh. Vì vậy Trời diệt Trung Cộng là điều tất nhiên.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/275899



Ngày đăng: 24-04-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.