Một số biểu hiện của tâm tham trong tu luyện
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[ChanhKien.org]
Từ nhỏ tâm tham của tôi đã rất mạnh: thích có được thứ tốt, bao gồm đồ ăn ngon, đồ chơi tốt, lời nói dễ nghe hoặc sự quan tâm của người khác, v.v. Vì vậy sau khi tôi tu luyện nhân tâm rất nặng, chỉ bất quá là chuyển từ ham muốn những điều tốt đẹp trong người thường sang ham muốn những điều tốt đẹp trong tu luyện. Những năm gần đây tôi cho rằng bản thân đã trừ bỏ được rất nhiều tâm tham rồi, nhưng gần đây tôi phát hiện kỳ thực tâm tham vẫn biểu hiện ra ở khắp nơi, chỉ là nó tinh vi hơn trước đây, vì vậy nếu không chú ý sẽ không thể nhận ra.
Dưới đây tôi xin phơi bày một số biểu hiện của tâm tham mà tôi nhận ra trong thời gian gần đây.
Sau khi gửi bài chia sẻ tôi hy vọng nó sẽ được đăng, suy nghĩ đằng sau là, sau khi được đăng, bài viết sẽ truyền cảm hứng cho các đồng tu, điều này tương đương với giúp đỡ đồng tu rồi, cũng xem như là làm việc tốt rồi, bản thân đắc được “điều tốt” rồi, ví như tu luyện được đề cao, có công lao, v.v. Gần đây tôi ngày càng nhận thức được rằng, gửi bài chia sẻ chính là một quá trình tu tâm rất tốt, trong đó cần trừ bỏ tâm chấp trước mong muốn bài viết được đăng, đằng sau tâm này chính là vị tư, tự ngã, hữu cầu, ham muốn thứ tốt, tham thiên chi công (nói công lao của trời thành của mình), v.v. Tuy nhiên, việc trừ bỏ cái tâm này đối với sự đề cao trong tu luyện và đối với thu hoạch của bản thân thì vượt xa so với bất kỳ bài viết nào được đăng đem lại, vì vậy nhất định cần sắp đặt tâm thái cho chính, trân quý quá trình tu luyện này.
Trước đây khi tôi đưa ra đề xuất cho đồng tu hoặc khi chỉ ra vấn đề của đối phương, tôi rất chấp trước vào việc đối phương có tiếp nhận quan điểm của tôi hay không. Suy nghĩ đằng sau là, người khác tiếp nhận quan điểm của tôi, thì nỗ lực của tôi đã có thu hoạch; còn khi người khác không tiếp nhận thì tôi cảm thấy mình đã lãng phí thời gian. Cái tâm này kỳ thực cũng là tâm tham, đó là sau khi phó xuất liền muốn có thu hoạch, không thể vô tư phó xuất, nếu không liền không vui, đó chính là do trong tâm đang tính toán giữa phó xuất và thu hoạch. Từ trong Pháp tôi biết rằng, Đại Giác Giả độ nhân là không có điều kiện, không có giá cả, không kể khổ cũng không cần hồi báo, hoàn toàn không phải là chủng tâm thái luôn tính toán công lao và hồi báo.
Nhớ lại trước đây, có một lần sau khi tôi đề xuất ý kiến với một đồng tu, nói với đối phương rằng đó là những gì tôi ngộ được trong khi đả tọa, đồng tu nghe xong cũng biểu thị rất tiếp nhận và cảm ơn tôi, khi đó tôi rất cao hứng. Nhưng vài tháng sau tôi nhận ra rằng, khi đó tôi nói như vậy mặc dù không phải nói dối nhưng đằng sau lại mang theo một tâm, đó là mong muốn nói như thế có thể gia tăng hiệu quả lời nói của mình, khiến đối phương tiếp nhận. Lúc ấy cũng đạt được mục đích đó, nhưng khi nghĩ lại tôi lại cảm thấy rất khó chịu trong tâm, bởi vì tôi phát hiện đây là tâm chứng thực tự ngã, tâm lợi dụng thứ gì đó để đạt được mục đích. Thông qua bài học giáo huấn lần đó, sau này khi nói chuyện với người khác tôi khá ít chấp trước vào việc đối phương có tiếp nhận hay không, càng không lợi dụng thứ gì đó để gia tăng và chứng minh lời nói của bản thân để đạt được mục đích.
Khi tôi gặp quan nạn và chia sẻ cùng đồng tu, trước đây tôi cũng chấp rất chấp trước vào việc thu được lợi ích từ đó. Nếu cảm thấy chia sẻ của đồng tu truyền cảm hứng, giúp ích cho bản thân thì tôi cảm thấy rất tốt và cảm thấy thời gian bỏ ra đáng giá. Ngược lại, nếu cảm thấy chia sẻ của đồng tu không đúng với khẩu vị của tôi, không nói đúng trọng tâm, lạc đề, nhận thức quá nông, thì tôi liền không vui, cảm thấy lãng phí thời gian, giống như chịu thiệt vậy. Sau đó tôi nhận ra đây thực ra là tâm tham quá mạnh, luôn muốn giành được thứ gì đó và chỉ muốn chiếm tiện nghi mà không muốn chịu thiệt. Hiện tại tôi cố gắng xem nhẹ cái tâm muốn giành được thứ gì đó và không còn chấp trước vào việc thu được lợi ích sau khi chia sẻ như trước nữa.
Tôi cũng nhận ra rằng, trừ bỏ nhân tâm quan trọng hơn so với việc bản thân cảm thấy có thu hoạch, nếu trong quá trình chia sẻ, bản thân có thể không ngừng trừ bỏ nhân tâm muốn chiếm tiện nghi, đắc được chỗ tốt, có thu hoạch, thì đó mới là đề cao và thu hoạch thực sự. Ngược lại, nếu cảm thấy có thu hoạch liền cao hứng, cảm thấy không có thu hoạch liền bất mãn, thì bản thân điều này chính là một vấn đề tâm tính rất lớn.
Về việc đối đãi với chia sẻ trong các nhóm lớn, trước đây tôi cũng có tâm muốn có “thu hoạch” rất mạnh. Đôi khi giao lưu trong nhóm lớn có một số chia sẻ về hướng nội tìm, trực chỉ nhân tâm, nghe xong tôi cảm thấy rất hứng khởi, trong tâm rất mãn ý, cho rằng thời gian được sử dụng một cách hiệu quả, có thu hoạch; nhưng cũng có lúc giao lưu trong nhóm lớn nói những chuyện cụ thể, không nói đến hướng nội tìm và tu luyện, tôi liềm cảm thấy không có thu hoạch, lãng phí thời gian, vì vậy bất mãn. Sau đó tôi phát hiện, kỳ thực khi tôi cảm thấy không có thu hoạch, không thích nghe, bất mãn, cũng đúng là lúc nhân tâm nổi lên, nói thẳng ra thì chính là tâm muốn đắc được thứ tốt không được thoả mãn. Khi đó, biện pháp tốt nhất là ức chế nhân tâm, cố gắng lợi dụng cơ hội này để đề cao, chứ không phải hướng ngoại yêu cầu hoàn cảnh.
Tôi nhận ra rằng tâm tham kỳ thực là muốn đắc được nhiều thứ tốt hơn, muốn có thu hoạch lớn hơn phó xuất, như vậy liền cao hứng; nếu cảm thấy công sức bỏ ra lớn hơn thu hoạch, thậm chí sau khi phó xuất mà không có thu hoạch, không có kết quả, thì liền không làm nữa, không vui vẻ. Vì vậy, tâm tham thường dẫn đến tâm chấp trước vào kết quả, tâm mục đích, tâm không muốn chịu thiệt, tâm không biết đủ. Bởi vì quan niệm muốn giành được điều tốt đã trở thành tự nhiên rồi, vì vậy dù làm gì thì cũng thường trong vô thức mà đang tính toán được mất, từ đó có thể cao hứng hoặc bất mãn.
Tâm tham cũng sẽ dẫn đến tâm oán hận, khi không đạt được thứ mong muốn liền oán hận.
Sư phụ giảng:
“Tâm oán hận ấy, chính là dưỡng thành [từ] việc thích nghe điều dễ nghe, thích [gặp] chuyện vừa ý, nếu không bèn oán hận.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
Nhiều năm trước, tôi và chồng thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn liên miên, nguyên nhân chính là trong lòng tôi luôn mong muốn điều gì đó ở anh, cảm thấy anh nên quan tâm, công nhận, thấu hiểu, nhẫn nại với tôi hơn. Khi anh không đạt được những mong muốn này của tôi, tôi liền bất mãn và oán hận. Sau này khi tôi trừ bỏ những mong muốn này đối với anh, bất mãn và oán hận cũng theo đó mà tiêu mất, sau đó mối quan hệ cũng trở nên hòa thuận. Đối với người khác cũng vậy, tôi phát hiện người mà tôi bất mãn, kỳ thực đều là vì người kia không thoả mãn được lòng tham của tôi. Ví dụ, cảm thấy người khác nên vui vẻ hoà nhã với tôi, như thế tôi sẽ bất mãn với những người có thái độ ngang ngược. Kỳ thực đó chính là do tâm cầu danh và tình không đạt được thoả mãn, điểm này cũng là chấp trước rất lớn của tôi, tôi vẫn đang không ngừng trừ bỏ nó.
Tâm tham cũng sẽ dẫn đến tâm sợ hãi. Tục ngữ có câu “Tham sống sợ chết”, tham cái gì thì sẽ sợ cái ngược lại. Ví dụ, tham danh thì sẽ sợ mất mặt, tham tuổi trẻ sắc đẹp thì sẽ sợ già, tham rẻ thì sẽ sợ chịu thiệt, tham cầu an dật thì sẽ sợ thống khổ. Tôi cảm thấy tham lam và sợ hãi cũng giống như lòng bàn tay và mu bàn tay.
Cá nhân tôi hiểu rằng, tâm tham chính là tâm truy cầu, tương phản với tâm thái “vô sở cầu” mà người tu luyện nên có. Gốc rễ của tâm tham chính là tư tâm, tâm tham càng nặng thì con người càng khó thiện lương, bởi vì luôn tính toán được mất cá nhân và so sánh với người khác.
Sư phụ giảng:
“[Khi] chư vị ôm giữ các loại mục đích hữu cầu mà đến học công, học Đại Pháp, [thì] chư vị sẽ không học được gì hết. [Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”. (Chuyển Pháp Luân)
Trên đây là một chút thể ngộ của tôi, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong được từ bi chỉ chính.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/287336
Ngày đăng: 03-03-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.