Cười ha ha tu bỏ tâm lợi ích



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở đảo Saipan, Mỹ quốc

[ChanhKien.org]

Kính chào Sư phụ tôn kính, chào các bạn đồng tu!

Tôi đến từ Thượng Hải, và tôi đã may mắn nhận được cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí vào tháng 6 năm 1998, cũng là năm thứ hai tôi ở đảo Saipan, Mỹ quốc, cũng kể từ đó tôi đã bước chân trên con đường tu luyện đầy tươi sáng. Tại đây tôi muốn chia sẻ một chút về những gì tôi đã trải qua trong quá trình tu luyện.

Khi tôi nhận được cuốn Chuyển Pháp Luân tôi chỉ đọc nó như đọc một cuốn tiểu thuyết thông thường, lúc đọc đến trang 79 Sư phụ giảng:

“Trong xã hội người thường, chỉ vì danh lợi, tranh đoạt giữa người với người, chư vị ăn không ngon ngủ không yên, thân thể chư vị đã không còn ra hình nữa: ở không gian khác mà nhìn thân thể chư vị, thì xương cốt kia, khúc nào cũng đều [màu] đen. Với thân thể như thế, một khi giúp chư vị tịnh hoá mà không có chút phản ứng nào thì cũng không thể được; do vậy chư vị phải có phản ứng”.

Lúc đó cơ thể tôi cảm thấy khó chịu, bụng dưới lạnh buốt, người toát mồ hôi lạnh, vốn dĩ là Sư phụ đang tịnh hoá thân thể và tiêu nghiệp cho tôi, nhưng tôi lại dùng quan điểm và thái độ của người thường để đối đãi, tôi đã xem đó là bệnh và uống thuốc như bình thường, tôi đã từng tự trách mình không dụng tâm đọc sách, ngộ tính quá kém nên quan này tôi đã không vượt qua được.

Rồi cuối cùng sau đó tôi cũng có cơ hội đến điểm luyện công, lúc đó tôi chỉ có ý định đi xem thử thế nào, tại đây tôi đã được xem video Sư phụ giảng tại Pháp hội New York năm 1998, mặc dù khi Sư phụ giảng Pháp tôi đã ngủ thiếp đi nhưng vẫn thu hoạch được rất nhiều. Lúc sắp sửa ra về thì anh Lý Hồng, một đồng tu đi cùng tôi đã hỏi xin người phụ đạo viên bộ sách của Sư phụ, khi hỏi đến tôi, tôi đã dùng vẻ mặt hết sức miễn cưỡng để đón nhận bộ sách, người phụ đạo viên liền nói: “Hãy trân quý! Các anh phải có duyên lắm mới đắc được bộ Đại Pháp này của vũ trụ”. Câu nói ấy đã khiến tôi cảm thấy chấn động và tôi quyết dụng tâm đọc xong một lượt sách. Sau đó tôi kiên trì tham gia học Pháp nhóm hàng tuần và hàng ngày học “Chuyển Pháp Luân” vào mỗi tối, việc này đã giúp tôi minh bạch được rất rất nhiều Pháp lý bên trong. Tôi minh bạch được vì sao khi xem Sư phụ giảng Pháp tôi lại ngủ mất, vì sao trong đầu tôi hay có suy nghĩ không muốn có cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi biết được ấy là do nghiệp tư tưởng của tôi quá mạnh. Giống như trong sách Sư phụ giảng:

“Vì những điều bất hảo con người đã làm từ đời này qua đời khác, mà tạo thành tai nạn cho người ta, tạo thành trở lực nghiệp lực cho người tu luyện; do đó có tồn tại sinh lão bệnh tử. Đó là những nghiệp lực thông thường. Còn có một loại nghiệp lực lớn mạnh nữa, ảnh hưởng rất lớn đến người tu luyện, gọi là ‘nghiệp tư tưởng’. Con người ta sống cần phải suy nghĩ. Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh. Bởi vì ở không gian khác hết thảy đều có sinh mệnh, nghiệp cũng như thế. Khi một người muốn tu luyện chính Pháp, thì cần phải tiêu nghiệp. Tiêu nghiệp chính là tiêu diệt, chuyển hóa nghiệp ấy. Tất nhiên nghiệp lực không chịu, nên người ta sẽ có nạn, có trở lực”… “mà là nghiệp tư tưởng phản ánh lên đại não của con người mà tạo thành như vậy” . (“Chủ ý thức phải mạnh”, Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Đây là những điều mà sau khi tôi xem sách nhiều, học Pháp nhiều mới thực sự thể ngộ được, vậy nên việc đọc sách và học Pháp là điều quan trọng nhất.

Có lần tôi nhờ một người đồng hương giữ tiền giúp nhưng cô ấy lại vô tình làm mất tờ chi phiếu, cô ấy vội chạy tới giải thích rõ nguyên nhân; lúc đó tôi không những không sốt ruột chút nào mà còn bình tĩnh khuyên cô ấy: “Đừng lo lắng quá, cô cứ thong thả. Nếu lỡ có mất thì cũng là mất tiền của tôi, tôi sẽ không bắt cô phải bồi thường đâu”. Cô ấy vẫn lo lắng không yên và tìm cách giúp tôi tìm lại tờ chi phiếu. Theo lời khuyên của đồng nghiệp, tôi đến phòng tài chính để xin giấy xác nhận mất chi phiếu nhưng người ở phòng tài chính nói với tôi: “Sẽ không bị mất đâu”. Lúc ấy tôi nghĩ nếu là của tôi thì sẽ không mất, nếu như thật sự có ai đó nhặt được và tiêu hết tiền trong đó thì người ấy chẳng phải sẽ cấp đức cho tôi hay sao? Tôi vẫn tiếp tục đi làm như bình thường, khi tôi chẳng để tâm gì đến chuyện ấy và lại chăm chỉ làm việc, đồng nghiệp đã nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ và bảo sao tôi lại có thể làm được như vậy, mất chi phiếu rồi vẫn cười ha ha. Vài ngày sau tấm chi phiếu đã được tìm thấy, thật đúng như Sư Phụ giảng:

“Pháp môn này của chúng tôi, [đối với] bộ phận tu luyện này nơi người thường, yêu cầu là tu luyện tại xã hội người thường, [cần] duy trì đến mức độ tối đa sao cho giống với người thường; không để chư vị thật sự mất đi bất kể thứ gì nơi lợi ích vật chất. Chư vị làm quan chức to đến mấy cũng không ngại, chư vị có nhiều tiền tài đến mấy cũng không ngại; [điều] then chốt là ở chỗ chư vị có thể vứt bỏ cái tâm kia không” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Sự kiện này đã giúp tôi thể hội được uy lực của Phật Pháp một cách sâu sắc, chính là “cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân). Còn người thường kia sẽ vĩnh viễn để mắt đến chút đỉnh lợi ích vốn có, sống mà sợ bị tổn mất, đến nỗi ăn không ngon, ngủ không yên, thật quá đáng thương rồi!

Cuối cùng, tôi xin kết thúc bài chia sẻ thể ngộ tu luyện của mình bằng một bài thơ trong tập Hồng Ngâm của Sư phụ:

An tâm

Duyên dĩ kết
Pháp tại tu
Đa khán thư
Viên mãn cận

Tạm dịch:

Duyên đã kết
Pháp đang tu
Đọc sách nhiều
Gần viên mãn

(Bài chia sẻ trong buổi giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại đảo Saipan, Mỹ quốc năm 1999)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/37145



Ngày đăng: 22-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.