Luận về ý nghĩa của sinh mệnh
Tác giả: Canh Tâm
[ChanhKien.org]
Lời của Ban biên tập: Chúng ta đang sống trong thời mạt hậu của mạt kiếp mạt thế, con người đang ở trong mê mang không thấy được hy vọng. Làm một người tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã tiết lộ thiên cơ cho chúng ta biết được con người tại sao lại làm người. Nhìn thấy những người vì để tự cứu lấy Thiên Quốc của mình mà không ngại liều mình can đảm đến với thế giới thập ác này mà vẫn chưa được đắc Pháp, vẫn đang ở trong trần thế mà tranh đấu khổ đau, trong vô thức mà hủy diệt đi chúng sinh của chính mình. Làm thế nào để có thể dùng ngôn ngữ thông tục dễ hiểu, đơn giản mà mọi người ưa nghe thích nhìn để dần dần khuyến thiện và mở được nút thắt trong tâm họ, để họ hiểu được nơi trở về của con người thực sự là ở Thiên thượng chứ không phải ở dưới mặt đất; đây là vấn đề mà một đệ tử Đại Pháp cần dụng tâm cân nhắc kỹ lưỡng để có thể cứu được nhiều người hơn nữa trong những giây phút cuối cùng của cuối cùng này. Mượn bài viết này hy vọng những đồng tu có chung suy nghĩ tích cực gửi bài viết, để khi Pháp Chính Nhân Gian đến chúng ta không phải lưu lại hối tiếc.
Ý nghĩa của sinh mệnh là gì? Nhiều người bận rộn đến mức không có thời gian chú ý đến, thỉnh thoảng có một ý nghĩ thoáng qua trong đầu nhưng dường như luôn đi kèm theo tiếng thở dài mờ nhạt. Hầu hết người ta đều không muốn đối mặt, đụng chạm hay nghiên cứu sâu hơn, lời thoái thác công khai chính là: Những mệnh đề triết học cao thâm khó hiểu như vậy không phải là vấn đề mà tầng lớp dân thường như tôi cần phải suy xét, có thể sống tốt qua những ngày tháng trước mắt đó chính là ý nghĩa lớn nhất của sinh mệnh rồi. Có đúng như vậy không? Từ nhỏ đến khi trưởng thành, tôi luôn nghi ngờ về những lời thoái thác đó, trong u minh dường như tôi luôn kiếm tìm, mãi đến một ngày tôi đã minh bạch rằng, kể cả là người dân bình thường nhất cũng có lúc phải đối mặt và suy ngẫm về ý nghĩa cuối cùng của sinh mệnh.
Anh trai cả của tôi sinh sống ở vùng nông thôn, anh thuộc vào tầng lớp nông dân bình thường nhất. 20 năm trước anh cũng được xem là tuổi trẻ tràn đầy sức lực, bất cứ việc gì cũng muốn tranh đấu, phấn đấu hết mình một phen. Anh ấy thuộc về loại người không chấp nhận số phận, là người rất rõ ràng rành mạch, theo chủ nghĩa hoàn mỹ. Đối với vấn đề rất mơ hồ huyền hoặc như ý nghĩa của sinh mệnh là gì, anh cảm thấy có chút buồn cười và không thực tế. Làm thế nào để có thể kiếm được thêm chút tiền, làm thế nào để có một cuộc sống tốt đẹp có nhà, có xe, làm sao để không mất đi giá trị và được coi trọng khi đứng trước mặt người khác mới chính là đạo lý thực tại. Nhưng có một ngày, cơ thể cường tráng ngày nào của anh đột nhiên suy sụp, anh ấy nằm trên giường yếu ớt suy nhược, bệnh viện chẩn đoán: xơ gan cổ trướng (ung thư gan giai đoạn đầu), sự việc xảy ra như sét đánh ngang tai, tất cả ước vọng về tương lai tươi đẹp của cuộc đời bỗng sụp đổ trong chốc lát! Khoảng thời gian đó nội tâm của anh như bị đày đọa trong địa ngục, điều đó khiến anh cả của tôi không thể nào quên trong suốt quãng đời còn lại, cũng làm cho anh ấy có cơ hội hiểu được sâu sắc hơn về nhân tình thế thái và về kiếp nhân sinh.
Còn nhớ hôm đó là một ngày mùa đông, tôi vội vã từ nơi khác về quê, ngồi trong chăn cùng với anh trai ôn lại chuyện cũ. Anh cả kể lại trải nghiệm khó quên đó trong nước mắt:
Lúc đó khi bản thân nằm trên giường, anh nghĩ rằng không biết lúc nào đó một khi nhắm mắt lại sẽ không thể mở ra được nữa, không kìm nổi cảm xúc mà bật khóc như mưa. Hai đứa con, đứa lớn chưa đến mười tuổi, nếu anh không thể qua khỏi kiếp nạn này thì chị dâu của em phải làm sao đây? Những ngày tháng về sau phải sống như thế nào? Chỉ nghĩ đến thôi cũng cảm thấy trong lòng thật tồi tệ. Lúc đó mới đột nhiên nghĩ ra sinh mệnh quý giá biết nhường nào, một khi mất đi sinh mệnh thì tất cả những gì mà mình phấn đấu và tất cả những gì mình yêu thích đều không thể bảo vệ được; nằm yếu ớt thoi thóp trên giường, không thể làm được gì, nhà có việc gì cũng không thể giúp đỡ, chỉ đành giương mắt nghe theo sự sắp xếp của số phận. Cái sự bất lực, lẻ loi, vô vọng trong đau khổ và tiếc nuối đó thật đúng là không thể diễn tả được bằng lời. Nói tới đây, anh cả không khỏi thở dài, nghẹn ngào. Đến lúc đó anh mới ý thức được trước đây không biết trời cao đất dày, không sợ trời không sợ đất, chỉ vì danh lợi tình, thích ra vẻ mà đụng dao đụng súng, không coi sinh mạng ra gì. Bây giờ nghĩ lại, khi ấy chỉ cần một chút bất cẩn chắc chắn sẽ hết mệnh lìa đời khi nào chẳng hay, như thế chẳng phải tất cả những gì phấn đấu nỗ lực đều uổng công cả rồi sao?
Còn nữa, trước đây thường nghe người ta nói rằng thói đời đen bạc, lòng người dễ thay đổi, tình người bạc bẽo nhưng bản thân cũng không để ý lắm, trong nguy nan mới nhận ra rằng tình người nghĩa khí đều không đáng tin cậy. Khi bản thân cần sự giúp đỡ của mọi người thì rất nhiều người thân và bạn bè lại không muốn hết lòng giúp đỡ, họ coi trọng tiền bạc còn hơn cả sinh mệnh của anh, họ sợ nếu anh ra đi sẽ không thể trả được nợ cho họ; điều này làm anh vô cùng hụt hẫng. Ôi, thân thể anh không khỏi run rẩy khi cất những tiếng than thở dài đầy ngao ngán, có thể thấy trong lòng anh thật sự rất sốc. Những thứ mà anh xem trọng, chấp trước và truy cầu (danh lợi tình) hóa ra đều là hư vô, như bong bóng có thể vỡ tan bất cứ lúc nào.
Trong lúc đau khổ, đối mặt với sự đe dọa của cái chết, đối mặt với kết cục phải mất đi tất cả, tưởng chừng như vừa tỉnh dậy từ một giấc mơ nhưng trái lại càng làm thần trí của anh thanh tỉnh và thực tế hơn. Một sợi dây chân niệm của những suy nghĩ vốn mơ hồ và rời rạc trước kia dường như ngày càng hiện rõ trước mắt anh: Ta từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Thực sự có thiên đường và địa ngục không? Thực sự có nhân quả thiện ác báo ứng không? Mấy chục năm trôi qua rốt cuộc ta là người như thế nào? Tương lai sẽ có kết cục như thế nào? Ý nghĩa của sinh mệnh rốt cuộc là gì? Nếu có đời sau hoặc đại nạn lần này không chết, ta phải đi nốt quãng đường còn lại thế nào cho tốt đây?
Nghe được những lời tâm sự của anh cả, lòng tôi cũng có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Sư phụ giảng:
“Ý nghĩa sinh mệnh là gì
Bạn từng tìm kiếm một cách khổ sở
Khi vui sướng thì mơ hồ quên hết
Khi phiền não oán trời oán đất
Khi bận rộn thân bất do kỷ
Nửa đời nhọc nhằn danh và lợi
Dường như âm thầm tự đang đợi ai đó
Chỉ thoáng cái là bị những phiền nhiễu của thế gian che kín
Ý nghĩa của sinh mệnh là gì
Chân tướng có thể khai mở ký ức”.(Hồng Ngâm III – Ý nghĩa sinh mệnh là gì)
Chân tướng gì? Những người khác nhau và những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những chân tướng khác nhau.
Đối với anh cả mà nói, trước đây anh luôn cho rằng con người vì tiền tài mà chết, chim vì thức ăn mà vong là đạo lý hiển nhiên; kẻ thất phu bị nhục tuốt kiếm tương đấu chính là anh hùng; tranh đấu đến chết vì danh lợi tình là điều không đáng tiếc. Nhưng khi thực sự đối mặt với sinh tử mới phát hiện những việc chính nghĩa, chiến công và hào khí này dường như không có ý nghĩa gì. Dù tiền có nhiều đến đâu thì ai có thể giữ được nó? Dù tiền có nhiều bao nhiêu thì làm gì có ai có thể bảo hộ được sinh mệnh? (Bao đời Đế Vương, cao quan, thương nhân của các triều đại tiền nhiều chẳng thiếu, nhưng có ai là vạn thọ vô cương đâu?) Người đi trà nguội, xa mặt thì cách lòng, những việc sau khi chết căn bản không thể làm gì được. Sự thật vốn rất khắc nghiệt, thông thường mọi người đều không muốn đối mặt trực tiếp, dù cố tình hay vô ý thì đều là đang bịt tai trộm chuông, tự lừa dối mình mà né tránh. Nhưng chân tướng vẫn là chân tướng, sự thật vẫn là sự thật, sớm hay muộn cũng không ai né tránh được. Khi giấc mơ êm đềm bao năm chợt tan vỡ, những kí ức thâm sâu xa xưa của sinh mệnh trong khi không để ý mà thường sẽ được mở ra. Lúc này người ta mới giật mình nhận thức đến ta là ai? Ai là ta? Chỉ khi này mới thật sự cân nhắc đến ta từ đâu đến? Rồi sẽ đi về đâu? Nhân tố quyết định nơi sinh mệnh ta quay trở về là gì? Lúc này mới phát hiện thiện ác nhân quả báo ứng dường như là có thật, lúc đó mới bắt đầu hối hận về quá khứ ngu dốt của bản thân đã phạm phải vô số sai lầm lớn, chỉ khi đó mới mơ hồ hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh thực sự là gì. Đây là lúc mọi người mới thực sự bắt đầu tỉnh dậy từ ảo giác, mới thực sự nhận thức ra được bản thân, lúc đó mới bắt đầu sống với thần trí thanh tỉnh. Nhưng mà thế gian con người là một thùng thuốc nhuộm lớn với đầy rẫy cám dỗ ảo ảnh, có bao nhiêu người có thể thật sự bảo trì được lý trí thanh tỉnh chứ?
Người ta tấp nập tới lui trên đường, xem ra mọi người đều đang vác một cái đầu trên vai, dường như giữa người với nhau không có khác biệt bao nhiêu. Trên thực tế căn cơ, nguyên lai, ngộ tính có sự khác biệt đến mười vạn tám nghìn dặm. Tôi từng rất thích và nhiệt tình thảo luận các chủ đề về ý nghĩa thực sự của sinh mệnh với người khác, nhưng không có mấy người hứng thú, cũng chẳng có mấy người có thể nói ra được nguyên do, điều này không khỏi làm tôi có chút thất vọng. Lúc còn nhỏ, trong vô minh dường như tôi đang tìm kiếm ý nghĩa đích thực của sinh mệnh, lúc đó chưa có khái niệm về danh từ như vậy, nhưng tôi thường ngây người nhìn bầu trời và ánh chiều tà, giống như câu hát đồng dao: Nghĩ rằng liệu có vị Thần Tiên nào sống bên ngọn núi kia không.
Còn nhớ có một ngày trời vừa chập tối, tôi chơi một mình trước cửa, gia đình hàng xóm đang làm đám tang, nghe thấy tiếng kèn đồng tôi chợt nghĩ: Chết là chuyện gì vậy? Thế là tôi duỗi tay ra nhìn mu và lòng bàn tay lật tới lật lui, tôi cũng sẽ chết sao? Nếu bàn tay này chết rồi thì sẽ như thế nào? Dường như một câu hỏi đã chôn vùi trong trái tim non nớt của tôi kể từ đó, rằng: Tôi từ đâu đến? Rồi sẽ đi về đâu? Sau này trong cuộc sống và học tập tôi thường vô tình hoặc cố ý mà kiếm tìm câu trả lời cho những câu hỏi tương tự như vậy. Lúc học đại học, có một khoảng thời gian tôi rơi vào trạng thái bàng hoàng mờ mịt, chính là cảm thấy sinh mệnh mất đi động lực sinh cơ bừng bừng vốn có, không biết được ý nghĩa của việc chăm chỉ học tập và làm việc là gì, không biết được ý nghĩa sự sống của sinh mệnh là gì.
Tôi đến thư viện mượn cuốn sách về tiểu sử các danh nhân để xem với hy vọng có thể từ họ mà khám phá được giá trị tràn đầy sức sống của sinh mệnh ở đâu, nhưng cuốn sách khiến tôi rất thất vọng, những lý tưởng, mục tiêu mà họ vô cùng coi trọng và cho là động lực của cuộc sống, đối với tôi thực sự giống như “lý tưởng của bầy lợn” (trích lời của Einstein trong tiểu luận “Thế giới như tôi thấy”), những cái gọi là danh vọng, giàu có, quyền lực, vinh quang và phát hiện khoa học, tôi luôn cho rằng nó không có ý vị gì và không khơi dậy được hứng thú của tôi chút nào, lúc đó tôi có ba giả định:
Thứ nhất: Ví dụ như nếu một ngày tôi đạt được một thành tựu nào đó trong nghiên cứu khoa học và trở thành một khoa học gia nổi tiếng thế giới, vậy thì đã sao chứ? Liệu những nghiên cứu khoa học của tôi có thể giải thích được những bí ẩn của sinh mệnh, vũ trụ, thời không và vật chất không? Có thể hiểu được ý nghĩa mục đích thực sự của sinh mệnh là gì không? Nếu không thể, vậy hào quang và vinh hiển của một nhà khoa học có ý nghĩa gì với tôi chứ? Xem qua kiến thức vật lý, sinh học, triết học và nội dung của các môn học khác mà tôi được tiếp cận vào thời điểm đó, tôi nhận thức một cách rõ ràng rằng tất cả thứ đó đều như người mù sờ voi, nó chỉ là một cách nhìn hạn hẹp và rời rạc của một chút hiện tượng biên duyên, căn bản không thể đột phá một cách thực chất. Cho dù vĩ đại như nhà khoa học Newton và Einstein cũng tự cảm thấy như một đứa trẻ đứng trên lưng người khổng lồ mà nhặt vài cái vỏ sò, hơn nữa ông từ đầu đến cuối tin vào Thần học và nhiều lần tuyên bố rằng linh cảm của bản thân đến từ sự khải thị của Thần, điều này làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên.
Thứ hai, nếu tôi làm về chính trị và có vinh dự trở thành người lãnh đạo tối cao của đất nước (đương nhiên điều này là không thể nào, chỉ là đầu não tự suy diễn ra), liệu quyền thế, vinh quang và sự giàu có như vậy có thực sự làm tôi hài lòng và phấn đấu vì nó mà không hề hối tiếc không? Dường như là không thể, hơn nữa hoàn toàn là không thể được. Mục tiêu lý tưởng của nhân sinh như vậy không hấp dẫn tôi chút nào, thậm chí còn khiến tôi cảm thấy khinh thường. Tuyệt đối không thể chỉ vì mục tiêu như vậy mà ra sức học tập và phấn đấu được.
Thứ ba, nếu tôi là người kinh doanh và may mắn trở thành tỷ phú, bằng cách này liệu chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách an tâm và không hối tiếc rồi sao? Cẩn thận suy luận và đặt mình vào vị trí người khác mà nghĩ, vẫn là cảm thấy không có ý nghĩa gì. Để tôi cống hiến cả cuộc đời của mình cho việc theo đuổi quyền lực, giàu có và sự hưởng thụ, rất nhiều điều dung tục như thế thật sự là một dư vị thấp kém không thể chịu đựng được.
Nói những điều này không phải để khoe khoang bản thân thanh cao như thế nào mà tôi muốn tái hiện một cách trung thực quá trình tâm lý mà tôi đã đối mặt khi đó. Đúng vậy, chúng ta cần cúi đầu để kéo xe nhưng càng cần ngẩng đầu để nhìn đường, nếu chọn sai đường thì phương hướng sẽ bị ngược vậy thì cố tiếp tục cúi đầu kéo xe sẽ ra sao đây? Nói một đằng làm một nẻo, bao công lao cũng đổ sông, đổ biển mà thôi. Lão Tử viết: “Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn” có ý nghĩa gì? Học vấn càng ngày càng phong phú thì rời xa đạo càng ngày càng xa, đi theo hướng ngược lại. Tại sao lại như vậy? Mọi người đều biết Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược, nhưng có mấy người có thể hiểu được nội hàm ở bên trong câu chuyện này chứ? Lúc đó tôi cũng không biết bản thân muốn làm gì, chỉ là cảm thấy rằng mọi thứ mà thế nhân theo đuổi và coi trọng như quyền lực, tài phú, vinh quang, sắc tình, v.v. đối với tôi mà nói nó như là những thứ rác rưởi, thật sự không có hứng thú. Trong mơ hồ dường như tôi đang tìm kiếm thứ gì đó, luôn muốn tìm được thứ gì đó mà tôi có thể phó xuất tâm huyết cả đời mình thậm chí cả sinh mệnh cho nó mà không hề phải hối tiếc. Nhưng đó là thứ gì? Lúc đó tôi cũng không biết, có lẽ là cái “Đạo” mà Lão Tử nhắc đến? Hay đó là hướng đi mà Trương Quả Lão cưỡi lừa đi ngược lại với thế nhân ư?
Đương nhiên nguồn gốc, căn cơ và ngộ tính của mỗi người là khác nhau; cùng là một sự việc, cùng một sự vật trong mắt những người khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau, không có hai người nào trên thế giới này có những nhận thức hoàn hoàn tương đồng với nhau. Cũng là nói tôi cũng không phải có ý đem nhận thức của cá nhân để áp đặt cho bất kỳ ai, tôi chỉ đang cố gắng nhìn lại và khôi phục hành trình tinh thần của chính mình, đồng thời chỉ ra những vấn đề và nghi ngờ mà tôi gặp phải ở bước ngoặt trong một giai đoạn nhất định của cuộc đời, hoặc nó có thể là một tài liệu tham khảo hoặc cộng hưởng cho một số người. Nhưng bây giờ nhìn lại, tôi ngạc nhiên phát hiện hành trình tâm lý của tôi ở giai đoạn này lại rất giống với trạng thái tư tưởng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài xuất gia vào 2,500 năm trước (đây không phải là trèo cao, đề cao bản thân). Sau này tôi giao lưu với nhiều người bạn bè đồng đạo và rất nhiều người cũng có những trải nghiệm tương tự. Có vẻ như là sự trùng hợp nhưng có lẽ không phải là sự ngẫu nhiên; loài vật vốn họp theo loài, người chia theo bầy, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, thật đúng là người ở cảnh giới nào thì sẽ đi trên con đường của cảnh giới đó.
Ta là ai? Ta từ đâu đến? Mục đích và ý nghĩa thực sự của sinh mệnh là gì? Xem ra đây là một vấn đề triết học vừa cổ xưa vừa non trẻ, vừa thâm thúy vừa bác đại, đối với người thường dường như không thể với tới được. Nhưng trong lúc vô tình, có rất nhiều người tưởng chừng như vừa phổ thông, vừa tầm thường lại có thể động chạm đến tâm linh, những cảm ngộ về sinh mệnh có lúc còn rõ ràng và trực tiếp hơn những giáo sư tiến sĩ kia. Đại sư Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp nói:
“Trời đất mênh mông ta là ai
Nhớ không rõ luân hồi đã bao lần
Trong khổ nạn mà mê mang tuyệt vọng
Cái tâm mòn mỏi vì thế mà rã rời
Trong đêm tối nhỏ lệ tang thương
Cho đến thời khắc ta thấy được chân tướng
Cho đến khi tìm được Đại Pháp như sấm bên tai
Ta minh bạch rằng ta là ai
Ta biết được rằng cần phấn khởi thẳng tiến trên con đường của Thần”(Hồng Ngâm III – Ta là ai)
Họa phúc vốn phụ thuộc, nương tựa vào nhau, trong khổ nạn, trong tuyệt vọng bản tính thuần chân tiên thiên của con người thường buộc phải thức tỉnh, lúc đó mới biết phản tỉnh bản thân, rồi mới nghĩ ra và tự hỏi bản thân là ai. Nhưng mà đại đa số đều không có đáp án, chỉ là sự mờ mịt và u sầu vô hạn, dẫn đến “Cái tâm mòn mỏi vì thế mà rã rời”. Nghĩ đến năm đó lần đầu tiên tôi nhìn thấy trong Chuyển Pháp Luân Sư phụ có giảng:
“Chân Thiện Nhẫn là đặc tính của vũ trụ, nó là tiêu chuẩn duy nhất nhận định người tốt xấu”.
Lúc đó trong nội tâm tôi có sự chấn động rất mạnh mẽ, dường như trong tăm tối có một trái tim đang treo lơ lửng đã lâu đột nhiên rơi xuống đất, trong lòng tôi mơ hồ cảm thấy rất thoải mái, cuối cùng đã tìm thấy được mục đích làm người và có cơ sở để an thân lập nghiệp. Khi đọc “Khí công là văn hóa tiền sử”, thuyết tiến hóa giam cầm tư tưởng bản thân nhiều năm qua đột nhiên sụp đổ, tôi nhận ra rõ ràng rằng chúng ta nên suy nghĩ lại về nguồn gốc của sinh mệnh, cần đột phá tư duy cố định cứng nhắc, xem xét lại thật kỹ các loại dạng hiện tượng tồn tại khách quan và thực tế thay vì mù quáng chụp lên cái mũ lớn là mê tín hoặc né tránh vì khoa học kém phát triển.
Về sau những trải nghiệm thần kỳ khác nối tiếp nhau mà đến, tôi thật sự nhìn thấy hết thảy những thứ chỉ tồn tại trong truyền thuyết và thần thoại trước đây, lúc đó điều này đương nhiên là một sự chấn động phá vỡ thế giới quan của tôi. Rõ ràng bày ngay trước mắt thì dũng cảm đối mặt với nó hay là ngoan ngoãn né tránh nó? Không còn nghi ngờ gì nữa, bất cứ ai có sáng suốt và có kiến giải đều sẽ không bài trừ nó một cách mù quáng.
“Ý nghĩa của sinh mệnh là gì, chân tướng có thể mở ra ký ức” (Hồng Ngâm III – Ý nghĩa sinh mệnh là gì)
Thời điểm đó tôi đã nhìn thấy và lý giải được chân tướng, một chút cảm ngộ chân thực và sự thanh tỉnh của bản thân tôi khi ở cùng với anh cả đang trên bờ vực sinh tử, đó hoàn toàn không phải là thước đo hay khái niệm. Trong khổ nạn, trên bờ vực của sự sống và cái chết, chỉ là buộc con người ta thanh tỉnh một chút trong trong cái ảo ảnh bị tan vỡ mà thôi, người ta bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề như ta là ai, từ đâu đến, phải đi về đâu, ý nghĩa của sinh mệnh là gì. Nhưng đại đa số đều không có đáp án, chỉ có thể “trong đêm tối nhỏ lệ tang tang thương” mà thôi (Hồng Ngâm III – Ta là ai). Cảm ngộ của tôi sau khi bước trên con đường tu luyện là “Ta minh bạch rằng ta là ai. Ta biết được rằng cần phấn khởi thẳng tiến trên con đường của Thần”.
Trong tình hình đại dịch và các loại thiên tai nhân họa liên tiếp nhau kéo đến hết sóng này tới sóng khác. Trong bầu không khí căng thẳng, sóng sau cao hơn sóng trước, hầu hết mọi người đều sợ hãi và bất an trong lòng, đặc biệt là khi bản thân mình hoặc bạn bè thân quyến gặp nạn thì càng lo lắng và sợ hãi hơn, hy vọng có thể tìm thấy được giải pháp thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn này và cũng bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa của sinh mệnh. Tuy nhiên do sự truyền bá nhồi nhét giáo dục của thuyết vô thần trong gần trăm năm qua, rất nhiều người đã mất đi cái tâm kính nể của cổ nhân đối với thiên địa thần linh, cũng đánh mất tiêu chuẩn tâm pháp để con người suy nghĩ xem ta là ai, đến từ đâu và sẽ đi về đâu. Thường thường sẽ là tư vô sở đắc, tưởng vô khả tưởng (chẳng cầu mà lại có, muốn có chưa chắc đã được), lão hổ thực thiên, vô xử hạ khẩu (lão hổ muốn nuốt trọn cả trời nhưng chẳng làm sao nuốt được).
Khi người xưa gặp phải tai họa nào đó đều biết tìm lỗi sai ở bản thân mình, biết tự trách mình, hiểu được những khổ nạn này có thể là báo ứng do bản thân sau khi đã tạo nghiệp, biết được cầu xin Thần Phật sẽ được tha thứ, cho bản thân cơ hội bù đắp và sửa đổi lỗi lầm bản thân. Con người hiện nay hoàn toàn không phải như vậy, chỉ biết oán trời oán đất, chỉ còn lại:
“Trong khổ nạn mê mang tuyệt vọng
Trái tim mòn mỏi vì thế mà rã rời
Trong đêm tối nhỏ lệ tang thương”(Hồng Ngâm III – Ta là ai)
Pháp độ người hữu duyên, người nào có thể hiểu sẽ tự hiểu ra. Ở đây chỉ là phao chuyên dẫn ngọc, rất khó để nói rõ ràng, người hữu duyên thông qua tự thân tu luyện sẽ tự biết tâm lĩnh thần hội.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274329
Ngày đăng: 22-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.