Tín Sư tín Pháp, chuyển biến quan niệm, đột phá sự can nhiễu của buồn ngủ



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Thành Đô, Tứ Xuyên

[ChanhKien.org]

Sự can nhiễu của “buồn ngủ”

Tôi là đệ tử lâu năm đắc Pháp năm 1996, năm nay 71 tuổi. Có một đoạn thời gian khá dài, tôi thường cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp, lúc nghiêm trọng thì sách từ trong tay rơi tuột xuống, khi phát chính niệm thì bị đổ tay, cụp tay. Chính vì như vậy, mỗi khi phát chính niệm trong tâm tôi còn nhắc nhở bản thân chú ý động tác phải thật chuẩn mực, bàn tay không thể biến dạng, lúc phát chính niệm tập thể, khi đồng tu chỉ ra rằng tôi bị đổ tay, bản thân tôi vẫn cảm thấy tay dựng rất thẳng, vẫn mơ hồ không tự nhận ra. Buổi sáng luyện tĩnh công buồn ngủ còn nghiêm trọng hơn, thời gian luyện tiếp sau đó, tôi còn thường mê man ngủ thiếp đi, nghe tiếng chuông phát chính niệm mới giật mình tỉnh giấc, phần đầu và cơ thể tôi lúc đó gần như đã cong thành 90 độ.

Luyện động công bài thứ hai cũng có lúc mê mờ, một lần nghiêm trọng nhất suýt chút nữa thì ngã xuống. Sư phụ giảng:

“Nhưng chư vị không được ngủ [hay] mê mờ đi mất; như thế có thể những thứ tốt sẽ để người khác luyện mất”. (Chuyển Pháp Luân)

Luyện công mà ngủ, đó chẳng phải là luyện cho người khác hay sao? Bản thân không hề luyện! Xuất hiện trạng thái này, trong tâm tôi rất lo lắng, cũng rất buồn, cảm thấy có lỗi với Sư phụ.

Tôi thường đi ngủ sau khi phát chính niệm xong vào lúc 12:00 giờ đêm, 3:40 sáng thức dậy để luyện công. Sau khi phát chính niệm xong vào lúc 6:00 giờ sáng, tôi lại ngủ tiếp. Sau này biết rằng không thể ngủ lại, luyện công xong tôi liền đi học Pháp, nhưng tay cầm sách, mắt nhìn vào chữ, thì đầu mê man đến mức không có chút phản ứng nào, đọc hồi lâu cũng không hiểu nội dung trong sách, loáng một cái, nửa tiếng, một tiếng liền trôi qua, có lúc thậm chí còn trôi qua một cách mơ hồ. Bởi vì tu luyện Đại Pháp là tu luyện chủ nguyên thần của con người, do đó lúc chủ nguyên thần không thanh tỉnh, thì Pháp cũng không thể triển hiện.

Học Pháp mà buồn ngủ là bất kính đối với Sư tôn, bản thân lại không đắc được Pháp, vậy trên thực tế chính là đang lãng phí thời gian. Trong bài “Gửi Pháp hội Châu Âu“, Sư phụ đã giảng:

“Thời gian đối với chư vị, đối với vô lượng chúng sinh vũ trụ đều là khẩn bách rồi; có lẽ lời này của Sư phụ nói ra là nặng, nhưng những học viên hồ đồ thời gian lâu ấy, chư vị thật sự suy nghĩ nghiêm túc cho kỹ là đi đâu về đâu chưa?”

Do vậy tôi cũng không muốn lãng phí thời gian này một cách vô ích như thế. Trong tâm thực sự cảm thấy rất khổ, rất khổ.

Do vậy tôi đã áp dụng cách làm của con người như rửa mặt bằng nước lạnh, dùng tay xoa mặt, vận động cơ thể một lúc, tôi còn chuyên môn phát chính niệm nhắm thẳng vào “buồn ngủ”, tuy nhiên cũng không có hiệu quả rõ rệt. Trên trang Minh Huệ, tôi đọc thấy có đồng tu chỉ ngủ hai, ba tiếng mà tinh thần vẫn rất tràn đầy, thật sự ngưỡng mộ. Trong tâm nghĩ rằng, xuất hiện loại trạng thái này có lẽ là do thời gian tôi ngủ quá ít, bản thân không thể đạt đến trạng thái của đồng tu tinh tấn, tôi bèn không gắng gượng nữa, liền quyết định buổi sáng kéo thêm một tiếng đến 4:40 mới thức dậy luyện công, sau khi luyện động công một tiếng, tôi liền phát chính niệm lúc 6:00 giờ sáng, phát chính niệm xong lại luyện tĩnh công một tiếng, cho rằng như vậy có thể gia tăng thời gian ngủ và hiện tượng học Pháp luyện công và phát chính niệm bị ngủ gật sẽ giảm bớt.

Lúc đầu cảm thấy còn khởi chút tác dụng, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề căn bản, qua một đoạn thời gian lại khôi phục trạng thái ban đầu. Có lúc tôi lại nghĩ: “Có lẽ tôi trời sinh vốn đã ngủ nhiều, hồi trẻ tôi không thức khuya được, nếu thức thâu đêm, người khác nghỉ ngơi nửa ngày là ổn rồi, tôi thì phải nghỉ ngơi một ngày, có lúc còn hồi phục không nổi”.

Trước đây tôi hình thành thói quen ngủ trưa, nếu buổi trưa không ngủ, buổi chiều và buổi tối làm gì dường như cũng đều không có tinh thần. Nhìn thấy rất nhiều đồng tu buổi trưa đều không ngủ để làm ba việc, bản thân tôi cũng muốn đột phá thói quen ngủ trưa. Nhưng ăn cơm trưa xong, “cơn buồn ngủ” mạnh mẽ liền đến, đồng hồ sinh học mà cựu thế lực thiết lập trong cơ thể tôi dường như rất đúng giờ, đến lúc đó liền khiến con người cảm thấy buồn ngủ, nếu không ngủ sẽ rất khó chịu. Do bản thân không nhận thức được buồn ngủ là can nhiễu mà cựu thế lực đã áp đặt, nên một khi buồn ngủ liền muốn ngủ, không tự giác liền thuận theo mà ngủ trưa, có lúc thời gian ngủ còn nhiều hơn trước, nhưng buổi chiều và buổi tối vẫn không có tinh thần. Đối diện với loại trạng thái này, tôi cảm thấy không biết xử trí thế nào, cũng rất bất lực.

Làm thế nào mới có thể đột phá can nhiễu của “buồn ngủ” đây?

Sư phụ giảng:

“Pháp lý có thể giải quyết tất cả vấn đề của chư vị” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ)

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II – Bài trừ can nhiễu)

Cách tốt nhất để thực sự có thể giải quyết vấn đề chính là tăng cường học Pháp, do vậy tôi đã gắng sức tìm cách để học Pháp nhiều hơn. Tôi nhận thức rằng, chỉ có học Pháp nhiều, đề cao trong Pháp, tăng cường chính niệm và ý chí mới là then chốt để đột phá can nhiễu của cơn “buồn ngủ”.

I. Chuyển biến quan niệm của con người, tu luyện theo đúng Pháp lý

Sư phụ giảng:

“Trong nhân tâm ấy các chủng loại cách nghĩ của người thường, các chủng loại nguồn tư tưởng, đều tiến hành can nhiễu đến chư vị. Tư tưởng của chư vị vô luận là phù hợp với trạng thái loại sinh mệnh nào, thì loại sinh mệnh ấy lập tức khởi tác dụng” (Giảng Pháp tại các nơi XI – Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)

Coi thời gian ngủ dài hay ngắn thành tiêu chuẩn để đánh giá nghỉ ngơi tốt hay không, hoặc cho rằng ngủ không đủ giấc sẽ xuất hiện cảm giác buồn ngủ, đây chính là nhận thức của người thường, quan niệm của người thường. Quan niệm này của con người phù hợp với vật chất “buồn ngủ” kia, phù hợp với cái lý của cựu thế lực, chúng sẽ đến quản bạn, điều mà bạn nghĩ trong tư tưởng ý niệm là “buồn ngủ”, trong thân thể ở không gian khác sẽ sản sinh vật chất “buồn ngủ”, nó sẽ tăng cường cảm giác buồn ngủ của bạn, bành trướng nó, khiến bạn phân biệt không rõ là buồn ngủ thật hay buồn ngủ giả. Quan niệm này của con người khiến con người bò lết trong cái vòng quy ước do ngu kiến của chính mình vạch ra, coi nó thành bản tính của chính mình – Tôi trời sinh vốn đã ngủ nhiều, đó chính là “buồn ngủ thật sự” rồi. Đã là “buồn ngủ thật sự” thì sẽ phù hợp với trạng thái của một loại sinh mệnh buồn ngủ kia.

“Chư vị mà phù hợp theo họ, thì họ bèn nhìn nhận chư vị chính là người” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân).

Con người sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Chúng sẽ quấy rầy, can nhiễu bạn mãi không thôi, do đó phát chính niệm cũng không khởi tác dụng.

Gần đây tôi học kinh văn “Nói về Pháp”, trong đó Sư phụ giảng:

“Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. Kỳ thực ấy là do sự nhận thức không đầy đủ về Pháp của phía con người dẫn đến như thế, vì phía con người mà ức chế phía Thần của chư vị, cũng chính là ức chế bộ phận đã tu thành của chư vị, cản trở họ Chính Pháp”.

Tôi vừa mới nhận thức được vì sao “buồn ngủ” lại có thể can nhiễu tôi mạnh mẽ như vậy, là vì tôi không nhận thức vấn đề trên Pháp, mà lại dùng khía cạnh con người để nhận thức nó, coi nó là bản thân mình, không nhận thức thanh tỉnh rằng nó không phải là mình, sự nuôi dưỡng cái “buồn ngủ” này là do con người tạo nên. Vì vậy, tôi nhất định phải bài xích nó, không thừa nhận nó, không muốn nó. Tôi phải tách biệt phía Thần của mình với thứ “buồn ngủ” của phía con người. Cái vật chất cấu thành “buồn ngủ” kia là thứ của con người, nó là thứ chế ước con người, người thường ngủ ít thì sẽ buồn ngủ, mà tôi là người đang đi trên con đường trở thành Thần, tôi là đệ tử của Phật Chủ, thân thể của tôi là do Chân – Thiện – Nhẫn cấu thành, cái thứ buồn ngủ này không xứng đáng tồn tại trên thân thể tôi!

Sư phụ giảng:

“Vì chư vị là người tu luyện, chư vị là người đang trên đường trở thành Thần, chư vị là người không bị các nhân tố của người thường và Pháp Lý ở tầng thấp khống chế” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Làm sao tôi có thể có nhân tố của người thường và có chủng tư duy Pháp lý ở tầng thấp rằng ngủ ít thì sẽ buồn ngủ chứ? Không thể có. Nếu có, thì đó chính là cựu thế lực áp đặt cho tôi, tôi kiên quyết không muốn cái thứ “buồn ngủ” đó. Khi tôi phân khai bản thân với “buồn ngủ”, biết rằng nó không nên tồn tại, nó liền không có hoàn cảnh để sinh tồn, nó liền không thể can nhiễu đến tôi nữa.

Người tu luyện là siêu xuất người thường, cần phải dùng Pháp lý của Đại Pháp để yêu cầu bản thân, cũng chính là tu luyện dựa theo đúng Pháp lý. Vì vậy tôi cần phải thay đổi toàn bộ suy nghĩ, trừ bỏ loại quan niệm không tốt hình thành trong người thường này và nhận thức rõ hơn phía sau của “buồn ngủ”, thực tế chính là cựu thế lực đang can nhiễu vào Chính Pháp, cản trở việc cứu độ chúng sinh. Đệ tử Đại Pháp là do Sư phụ đang quản, căn bản không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực. Tôi phát ra chính niệm một cách kiên định: “Ai can nhiễu ta trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh, ta sẽ thanh trừ nó!” Quan niệm chuyển biến rồi, chính niệm cũng mạnh mẽ rồi, thì Sư phụ sẽ gia trì cho đệ tử. Như vậy mới có thể từ trong trạng thái người thường, trong can nhiễu của “buồn ngủ” mà thoát ra.

II. Tín Sư tín Pháp, Sư phụ nói sao tôi làm vậy

Sư phụ giảng:

“Chẳng phải thấy buồn ngủ sao? Chư vị hễ đọc sách chư vị liền muốn ngủ, hễ học Pháp chư vị liền mơ màng phải không? Tôi bảo chư vị này, họ chính là Thần ở một tầng trong không gian nhân loại này. Chư vị không xung phá được họ thì chư vị chính là người. Họ cũng không phải cố ý như thế nào đó với chư vị, họ đối với tất cả con người đều như thế mà, do đó con người sẽ có mệt mỏi, sẽ có mơ màng muốn ngủ. Chư vị nếu muốn thoát ly con người, thì chư vị phải xung phá hết, chư vị mới có thể được”. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)

Vậy đột phá thế nào đây? Đó chính là học Pháp nhiều, xem Sư phụ giảng thế nào thì tôi phải làm như thế.

1. “Nếu không được thì hãy mở mắt khi luyện” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)

Sư phụ giảng:

“Mọi người đều biết về chịu khổ, vậy chư vị đã nghĩ tới rằng ‘mê ngủ’ ấy của chư vị nó cũng là đang ‘ma’ chư vị, không để chư vị tu! Đây chẳng phải là lúc mà ý chí của chư vị cần khởi tác dụng sao? Tôi không tin rằng chư vị [nếu] để mắt mở thì cứ ngủ chăng?! Nếu không được thì hãy mở mắt khi luyện, vẫn là phải vượt qua quan [khảo nghiệm] này”. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)

Đây chính là con đường mà Sư phụ chỉ ra cho các học viên của chúng ta khi học Pháp, luyện công, phát chính niệm dễ buồn ngủ. Vậy tôi sẽ nghe theo lời Sư tôn, làm theo Pháp của Sư tôn và thực tu. Thế là tôi liền bắt đầu mở mắt khi luyện công, buồn ngủ đến mấy cũng mở mắt, đây chẳng phải là đang tăng cường ý chí của tôi sao?

Nhìn thấu giả tướng

Buổi sáng đầu tiên tôi mở mắt luyện công, khi luyện đến nửa bài tĩnh công số năm, cơn buồn ngủ chầm chậm đến. Tôi cảm thấy rõ ràng đầu tôi bị một chủng vật chất mơ hồ che phủ, tôi cảm thấy mê man, hai mắt díp lại, mí mắt nặng trĩu, dường như có một luồng lực lượng vô hình khiến tôi phải nhắm đôi mắt nặng trĩu lại. Lúc này tôi muốn kiên trì mở mắt chỉ để nghe tiếng của Sư tôn, nếu nhắm mắt thì chính là đi theo con đường của cựu thế lực và nhân tố can nhiễu, tôi cố gắng hết sức để tăng cường chủ ý thức và ý chí của bản thân, nỗ lực mở mắt luyện công. Nhưng khi chủ ý thức, ý chí hơi buông lơi một chút thì lại bị can nhiễu, cảm giác giống như trong phút chốc lại bị mê mờ, nên tôi nhanh chóng mở mắt ra. Muốn làm được luôn mở mắt để luyện công, cảm thấy thật là khó! Lúc đó tôi nhớ lại một đoạn Pháp khác của Sư phụ:

“Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân)

Do vậy tôi liền xuất một niệm trong tâm: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành”, nhất định phải mở mắt luyện công! Cứ như vậy tôi kiên trì mở mắt một cách khó khăn để hoàn thành luyện công.

Thời gian hơn một tuần liên tiếp sau đó, mặc dù cố gắng hết sức để mở mắt luyện công, thường khi sắp kết thúc luyện tĩnh công còn có hiện tượng ngủ thiếp đi đôi chút, cũng có hiện tượng nghe thấy chuông phát chính niệm sau khi luyện tĩnh công xong mới giật mình thức giấc, tôi biết rằng bản thân lại mê mờ rồi, cảm thấy vô cùng phiền não. Trong tâm nghĩ rằng Sư phụ giảng mở mắt luyện công, tôi cũng mở mắt luyện công vì sao vẫn không được? Trong chốc lát sản sinh một ý nghĩ, có phải là do nguyên nhân nào đó của bản thân, hay Pháp mà Sư phụ giảng không áp dụng được cho tôi chăng? Nhưng tôi ngay lập tức phủ định nó. Bởi vì Đại Pháp là toàn năng, Ông là vô sở bất năng (không gì là không làm được)! Tôi nghĩ đây nhất định là âm mưu của cựu thế lực, là một loại giả tướng mà chúng tạo thành, khiến tôi hoài nghi Pháp mà Sư phụ giảng, khiến tôi không có tín tâm đối với bản thân, cảm thấy bản thân không đạt được trạng thái mà Sư phụ giảng, nói tóm lại chúng nghĩ mọi cách để phá hoại chính tín của tôi đối với Sư phụ và Đại Pháp. Bất kể cựu thế lực giở trò gì để phá hoại chính tín của tôi, làm tiêu mòn ý chí của tôi, tôi sẽ không nản lòng, tôi sẽ tín Sư tín Pháp, chỉ đi theo con đường Sư phụ an bài. Tôi quyết không bị biểu hiện tạm thời hoặc giả tướng bề mặt dẫn động và không tự giác đi theo con đường của cựu thế lực.

Hướng nội tìm

Vậy tại sao lại có kết quả như vậy? Sư phụ giảng:

“Nhưng sao chư vị không thử suy nghĩ xem, vì sao can nhiễu chư vị? Tại sao có thể can nhiễu được đến chư vị? Có phải bản thân mình còn chấp trước nào không? Chưa bỏ được không? Tại sao không tự xét bản thân mình? Nguyên [nhân] thật sự đang ở trong chính mình, như thế chúng mới có thể dùi vào chỗ sơ hở!” (Giảng Pháp tại các nơi III – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York)

Là chấp trước nào của bản thân khiến cựu thế lực và ma ngủ dùi vào sơ hở? Hướng nội tìm thì chủ yếu đó là tâm truy cầu an dật của bản thân, tâm lười biếng, tâm muốn để bản thân thoải mái và quan niệm con người tạo thành. “Ma ngủ” là quan niệm thuận theo con người và chấp trước của con người mà hành sự: Bạn chẳng phải cầu an dật sao? Tâm an dật sẽ ngăn trở bạn, không để bạn chịu khổ, khiến bạn lười biếng, khiến bạn cảm thấy hài lòng với trạng thái hiện tại, vui vẻ hưởng thụ. Mặc dù có người nói tâm an dật còn nguy hại hơn rượu độc, nhưng trong tiềm ý thức con người lại không tự giác mà vẫn vui với việc hưởng thụ an dật. Bạn chẳng phải muốn thoải mái sao? Nó sẽ để bạn hưởng thụ, để bạn thỏa mãn, để bạn tiếp thụ bức hại một cách thoải mái mà không tự biết. Cựu thế lực luôn “vô khổng bất nhập” (chỗ nào cũng nhúng tay vào), nó lợi dụng tính ỳ và tâm an dật từ phía tinh thần để làm tan vỡ ý chí tinh tấn của người tu luyện, tiêu hao thời gian làm ba việc của người tu luyện, khiến người tu luyện mất đi chính niệm trong khi đang hưởng thụ. Sư phụ giảng:

“Chư vị không đắc được Pháp, không để cho chư vị đắc Pháp, mà chư vị vẫn cảm giác không ra rằng chúng là ma nạn, trừ phi tâm của chư vị không đặt ở Pháp [và] không muốn tu. Vậy tại sao không khắc chế chúng? Hãy tăng cường ý chí của chư vị”. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)

Tìm được những chấp trước nhân tâm này, nhận thức được sự nguy hại của nó, tôi liền nghe theo lời của Sư phụ, học Pháp nhiều, học Pháp tốt, tăng cường chính niệm, dùng ý chí của bản thân để nỗ lực khắc chế nó.

Phát chính niệm

Lúc bắt đầu phát chính niệm cả bốn khung giờ như bình thường, tôi cũng bảo trì trạng thái giống như luyện công, dù buồn ngủ đến mấy cũng mở mắt nhìn tay khi phát chính niệm. Như thế đã giải quyết được vấn đề đổ tay khi phát chính niệm. Nhưng lại nghĩ vì sao học Pháp, luyện công, phát chính niệm lại có thể bị “buồn ngủ” can nhiễu? Nhất định là trường không gian của tôi tồn tại nhân tố tà ác. Do đó khi phát chính niệm cả bốn khung giờ, tôi phát thêm một niệm có tính nhắm thẳng: Thanh trừ ma ngủ, hắc thủ, lạn quỷ cùng tà linh cộng sản can nhiễu ta học Pháp, luyện công, phát chính niệm. Phát chính niệm như vậy dường như cảm thấy lực độ và độ sâu vẫn chưa đủ.

Tôi nhớ lời Sư phụ đã từng giảng:

“Chư vị bảo các tế bào toàn thân đều niệm ‘Đại Pháp hảo’, thì chư vị sẽ phát hiện rằng trong chỉnh thể thân thể đều đang chấn động” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Tiếp thụ sự chỉ dẫn đó, tôi đã thay đổi nội dung phát chính niệm thành hai phần: Đầu tiên hai tay kết ấn, trong tâm mặc niệm, khiến cho tất cả tế bào, phân tử, nguyên tử, proton, electron, tầng tầng sinh mệnh trong tầng tầng lạp tử nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn, ngay cả những sinh mệnh nhỏ hơn, thâm sâu hơn, tầng thứ cao hơn đều hưng phấn cùng tôi thành tâm thành ý niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo! Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo!…” niệm vô số lần. Cuối cùng lập chưởng và phát một niệm: Thanh trừ ma ngủ, hắc thủ, lạn quỷtà linh cộng sản đang can nhiễu ta học Pháp, luyện công, phát chính niệm. Triệt để thanh trừ và giải thể hết thảy nhân tố tạo thành “buồn ngủ” và tất cả “lạp tử buồn ngủ” bao gồm cựu thế lực. Bao gồm cả việc giải thể đồng hồ sinh học mà cựu thế lực thiết lập trong cơ thể tôi, không cho nó khởi tác dụng đối với chúng ta. Đồng thời thỉnh Sư tôn gia trì, khiến “buồn ngủ” lập tức giải thể!

Hai ngày đầu tiên, tôi chuyên môn dùng thời gian khoảng một tiếng để phát chính niệm như vậy, khi đang niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo” khiến mỗi chữ đều hiển hiện xuất lai (điểm này rất quan trọng), đột nhiên tôi cảm thấy toàn thân tỏa nhiệt, các tế bào trong thân thể căng lên, tóm lại tôi cảm thấy trường năng lượng rất mạnh, hiệu quả rất tốt. Sau này, mỗi ngày khi phát chính niệm cả bốn khung giờ, lúc cuối cùng tôi kéo dài thêm năm đến 10 phút, phát chính niệm như vậy có thể đạt được hiệu quả tốt. Cá nhân tôi cho rằng, phát chính niệm có thể đạt được hiệu quả tốt, ngoài việc trực tiếp thanh trừ những nhân tố tà ác can nhiễu kia, năng lượng thuần chính được sản sinh trong quá trình chúng ta thành tâm kính ý niệm tụng: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo!” cũng có thể phá vỡ những vật chất bại hoại như cơn buồn ngủ đang can nhiễu nghiêm trọng tôi làm ba việc. Đương nhiên, tất cả điều này đều không tách rời sự bảo hộ từ bi của Sư phụ.

Học Pháp

Đồng thời với việc mở mắt luyện công, khi học Pháp tôi cũng cố gắng làm được ngồi xếp bằng để học Pháp. Một khi có dấu hiệu buồn ngủ, tôi liền đứng dậy học, không cấp cơ hội để nhân tố can nhiễu dùi vào sơ hở. Và trong tâm nói: “Ta không muốn ngủ, ngươi không được can nhiễu ta”. Nếu vẫn còn buồn ngủ thì luyện bài động công thứ nhất, như vậy trạng thái học Pháp sẽ có chuyển biến tốt rõ rệt. Sau này thông qua phát chính niệm như đã nói ở trên, trạng thái học Pháp cũng dần dần chuyển biến tốt hơn.

2. “Tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)

Sư tôn dạy bảo chúng ta rằng:

“Chư vị nói rằng chư vị rất bận không có thời gian, kỳ thực, là chư vị sợ nghỉ ngơi không tốt. Chư vị đã từng nghĩ chưa, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất. Loại nghỉ ngơi mà có thể đạt đến [trạng thái] mà chư vị ngủ cũng không đạt được, không có ai nói rằng tôi luyện công mệt quá, hôm nay không làm được gì cả. Chỉ có thể nói tôi luyện công đến mức khắp người nhẹ nhõm, một đêm không ngủ tôi cũng không cảm thấy buồn ngủ, khắp người có [sức] lực. Cả ngày làm việc dường như không có chuyện gì cả, có phải vậy không? Cho nên, nói không có thời gian hoặc những cớ khác mà không ra ngoài luyện công, tôi nói đó đều là lý giải Pháp không không sâu, [cái] tâm tinh tấn không đủ”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)

Sư phụ lại giảng:

“Thực ra tôi vẫn luôn giảng rằng, tu luyện không ảnh hưởng đến thực thi công việc Đại Pháp; nhất định là vậy. Bởi vì luyện công có thể tiêu trừ mệt mỏi một cách tốt nhất, là biện pháp khiến thân thể khôi phục nhanh chóng nhất” (Giảng Pháp tại các nơi IV – Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta 2003)

Trong Pháp Sư phụ đã giảng rõ ràng cho chúng ta rằng, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất, có thể tiêu trừ mệt mỏi tốt nhất. Nhưng tôi lại sợ thức dậy quá sớm luyện công sẽ ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi. Tôi cũng đã từng trì hoãn thời gian luyện công muộn một tiếng, đây là do tôi chưa học Pháp tốt, nhận thức không rõ ràng đối với Pháp lý thêm vào đó là quan niệm hậu thiên gây ra, trên thực tế cũng là tín Sư tín Pháp không đủ. Tuy nhiên, sau khi thời gian luyện công buổi sáng bị hoãn lại một tiếng, tôi lại thường tỉnh dậy vào khoảng 3:30 sáng, tôi nghĩ đây chính là Sư phụ điểm hóa tôi, muốn tôi vẫn tham gia luyện công thống nhất toàn cầu, vì vậy thời gian luyện công lại đổi lại thành 3:50 sáng.

Rõ ràng theo lời giảng Pháp của Sư phụ thì luyện công hiệu nghiệm hơn so với ngủ, luyện công hai tiếng đồng hồ sẽ có hiệu quả tốt hơn nhiều so với ngủ hai tiếng đồng hồ. Tôi kiên tín bất nghi đối với Pháp mà Sư phụ giảng, và tin rằng bản thân cũng nhất định có thể làm được. Sau khi Pháp lý đã rõ ràng, tôi dựa vào tình huống của bản thân để đưa ra quyết định như sau: Buổi sáng luyện xong tĩnh công, sau khi phát chính niệm lúc 6:00 giờ lại luyện bài động công thứ nhất một lần, sau đó học Pháp; sau bữa trưa thì ngồi xếp bằng đả tọa 30 phút, trước tiên ngồi xuống để thanh lý bản thân một chút, và nghĩ rằng nửa tiếng này còn tốt hơn so với việc nghỉ ngơi bằng cách ngủ một tiếng. Sau khi đả tọa, đôi mắt vốn khô khan khó mở của tôi dần dần có cảm giác ẩm ướt, mở mắt ra lập tức cảm thấy mệt mỏi tiêu tan, tinh thần sảng khoái, nửa ngày không vấn đề gì. Sau khi ăn tối xong, tôi cũng đả tọa nửa giờ như vậy, buổi tối cũng tràn đầy tinh lực, đã giải trừ được sự can nhiễu của cơn buồn ngủ, mãi đến sau khi phát chính niệm lúc 12:00 giờ đêm mới nghỉ ngơi. Nhưng sau đó cũng có lặp lại, có lúc xuất hiện tình trạng buồn ngủ, lúc đó tôi lại chỉ phát chính niệm khoảng một tiếng là có thể giải quyết được vấn đề. Tôi đã thực hành như vậy hơn hai tháng, đến sau này trạng thái càng ngày càng tốt, đến bây giờ luyện công, phát chính niệm bình thường đều không cần mở mắt, cũng không buồn ngủ nữa, chỉ có lúc cá biệt cảm thấy buồn ngủ mới mở mắt.

Thông qua việc học Pháp tôi nhận thức được nguyên nhân học Pháp, luyện công, phát chính niệm buồn ngủ không phải là vì ngủ ít, mà là giả tướng tạo thành cho tôi bởi sự can nhiễu của cựu thế lực và ma ngủ hoặc là các nhân tố đã cản trở tôi đột phá tầng thứ này, thậm chí có thể là can nhiễu của cựu thế lực đối với sự tín Sư tín Pháp của tôi. Chỉ có kiên định tín Sư tín Pháp, không ngừng đồng hóa trong Pháp, dùng chính Pháp lý để chuyển biến quan niệm con người, vứt bỏ quan niệm con người, tăng cường chủ ý thức của bản thân, kiến lập tín tâm chiến thắng ma ngủ, dùng các chủng phương pháp để đột phá nó, bài trừ nó, không thừa nhận nó, mới có thể đột phá can nhiễu của “buồn ngủ”, cuối cùng vượt qua được quan này một cách triệt để!

Do tầng thứ có hạn, có điều gì không ở trong Pháp hy vọng các đồng tu từ bi chỉ chính. Hợp thập!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/146231



Ngày đăng: 13-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.