Thân ở trong hiểm nguy mà không biết, thân ở trong phúc cũng chẳng hay



—Cảm nghĩ sau khi đọc hai bài kinh văn mới của Sư phụ—

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Dùng câu “Trong hiểm nguy mà không biết, trong phúc cũng chẳng hay” để hình dung một chút về việc tu luyện của tôi cũng không có gì là quá lời. Mọi người đều biết, trong tu luyện nếu có lậu là không thể viên mãn, tìm kiếm nhân tâm của mình hiện tại, thì thấy cả một đống sơ hở, chấp trước căn bản về danh lợi vẫn chưa buông bỏ được. Gần đây tâm tật đố của tôi lại còn rất nghiêm trọng, tâm hiển thị cùng tâm hoan hỷ đi liền với nhau, lại còn thêm việc không tu khẩu, bình luận sau lưng người khác, tâm mong cầu kết quả, mong cầu danh, đặc biệt là tâm oán giận mà trong hai bài kinh văn gần đây Sư phụ có nhắc đến ba lần. Dưới sự thúc đẩy của tâm đố kỵ, tự cảm thấy bất công, so sánh người làm ít người làm nhiều mà oán giận các đồng tu bên cạnh. Vào khoảng hai tháng 7 và tháng 8 tôi càng trở nên lười biếng, an dật, giải đãi, ngay cả khi người khác chỉ ra cũng không thừa nhận, cũng không có bất cứ hành động gì, cứ trượt dài trong cái tình, trong nhân tâm, trong quan niệm và suy nghĩ của con người.

Tôi đã từng so sánh mình với một người gần như bị “tự tâm sinh ma”, nghĩ lại khoảng thời gian khi bắt đầu phụ trách công việc kỹ thuật, mọi người đều là sửa tâm tính trước rồi mới sửa máy móc, tôi thì lại sửa máy móc trước rồi đi sửa người khác, đem những lời ai oán phẫn nộ, oán giận đổ lên các đồng tu và thiết bị máy móc, khiến răng của tôi bị rụng rất nhiều. Ngày thường tôi hay nhận được lời khen từ các đồng tu, tôi bị ngâm trong “bát thuốc độc” mà “hưởng thụ” nó, chỉ cần hễ tâm bất chính, ma nạn và can nhiễu liền theo đó mà đến. Các đồng tu bảo tôi hãy học thuộc Pháp, giữ thái độ khiêm tốn, tôi bắt đầu chú trọng tu tâm, thời gian đó ngoài việc học thuộc “Luận ngữ” nhiều nhất, thì chính là phần “Người tu tự ở trong ấy”, thường xuyên nhắc nhở bản thân, đừng quá kiêu ngạo, tự cao, tự đại, mỗi một tâm chấp trước đều khiến cho mình rơi vào cảnh nguy hiểm, cần phải tự biết và chú trọng.

Sư phụ đã giảng:

“Chính Pháp vũ trụ đang đến giai đoạn cuối, thời gian này qua đi thì sẽ có một quá trình sàng lọc và đào thải nghiêm túc” (Tránh xa hiểm ác)

Ai có thể đặt mình ở ngoài nó? Khiến cho mình ngày càng gần hơn với hiểm ác, hay khiến hiểm ác đó rời xa mình đó chính là việc của bản thân, buông nhân tâm xuống, buông quan niệm của con người xuống, thì mới là thượng sách.

Nói về việc chúng ta thân ở trong phúc mà không biết, đối với tôi không oan một chút nào. Sư phụ giảng:

“Cho nên Sư phụ đã lấy tên của các đệ tử Đại Pháp, từ Tam giới, từ nhân gian, từ âm gian, kể cả địa ngục, toàn bộ xóa tên. Từ đó sinh mệnh của đệ tử Đại Pháp chỉ quy về Đại Pháp quản, không tái nhập luân hồi, có tội lỗi rồi cũng không quy địa ngục quản” (Tu luyện Đại pháp là nghiêm túc).

Một khi đã ký thệ ước, chúng ta không còn ở trong tam giới nữa, đây là khái niệm gì, 33 tầng trời trong tam giới, luân hồi và nghiệp báo của con người thế gian, địa ngục lại có bao nhiêu tầng, mỗi tầng lại có bao nhiêu nợ nghiệp, bạn phải ở trong địa ngục bao nhiêu năm, tất cả đều có thể bị xóa sổ ngay lập tức, đây là điều Sư phụ đã làm cho chúng ta. Vậy trong tu luyện thì sao? Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện ấy những bất công mà “người” chịu đựng, những bức hại mà tà ác đối với “người”, thì Sư phụ đang bảo hộ chư vị, đồng thời gánh chịu tội nghiệp thay cho chư vị” (Tránh xa hiểm ác),

Vẫn là Sư phụ đang quản, Sư phụ chịu đựng thay cho chúng ta. Vậy những nợ nghiệp từ đời đời kiếp kiếp thì sao? Thậm chí cả những nợ nghiệp rất lớn, bạn thiện giải chúng không chịu, nhất định đòi bạn trả, thì làm sao đây? Sư phụ giảng:

“Khi Sư phụ cứu chư vị, còn gánh chịu tội nghiệp thay cho chư vị, hơn nữa còn tìm hết các biện pháp tiêu sạch nghiệp của chư vị, ấy là chư vị nợ Sư phụ” (Tránh xa hiểm ác).

Có những tội lớn như núi, một “người” có thể làm nổi điều gì đây? Chỗ nợ nghiệp còn lại tại mỗi một tầng, mỗi một đời lại là do Sư phụ gánh chịu thay cho chúng ta, lại phải tìm cách để tiêu trừ cho chúng ta.

Hơn nữa, Sư phụ đã khai sáng cho chúng ta hoàn cảnh tu luyện tốt nhất, không cần xuất gia, có thể tu luyện ngay tại cuộc sống trần tục. Sợ chúng ta bị rớt xuống, Sư phụ còn đưa bộ phận đã tu tốt rồi tách khai ra, tầng tầng tầng tầng đều đang giúp chúng ta cân bằng, bảo hộ chúng ta, còn bảo hộ cho cả người thân của chúng ta, ngoài Sư phụ của chúng ta ra, ở đâu có thể tìm thấy một người giống như Sư phụ được nữa?!

Trong quá trình lên lên xuống xuống, tới tới lui lui này, chúng ta đã làm được những gì? Dường như chúng ta đã làm được một vài điều, nhưng dường như vẫn chưa làm được gì cả, đến cả việc giảng chân tướng cứu người cũng là do Sư phụ làm, nhưng Sư phụ lại cho chúng ta cơ hội kiến lập uy đức này, vì vậy, chúng ta đã nợ Sư phụ, là nợ cái gì? Nợ Sư phụ một chữ “Tín”, nợ Sư phụ một sự “Kính trọng”, nợ trái tim kim cương không thể lay động để hoàn thành thệ ước, nợ trái tim trắc ẩn lấy khổ làm vui để cứu độ chúng sinh, nợ tấm lòng báo ân không ngừng tinh tấn viên dung vũ trụ mới. Chúng ta làm không được, chẳng trách cựu thế lực coi thường chúng ta, chẳng trách chư Thần cười nhạo chúng ta, nghĩ đến đó chúng ta lại cảm thấy xấu hổ. Trong “Bách tự châm ngôn” của Đường Thái Tông có viết: “Kết bạn với người có đức, tránh xa những người bạn không tốt”, “Thường xuyên chú ý khắc phục khuyết điểm của bản thân, không gây chuyện thị phi”. Chữ “Tự” (自) trong Hán tự có ý nghĩa tương phản, tự giác, tự luật (tự hạn chế), tự tỉnh (tự xét lại, tự suy ngẫm) thì rất tốt, còn tự ngã, tự cao tự đại lại là không tốt. Luôn giữ trong tâm tấm lòng cảm ân, nhất định không thể có một chút ý niệm nào bất kính đối với Sư phụ, đối với Pháp, hãy cẩn thận đừng trở nên vô ơn hay kiêu ngạo mà sinh ra đau khổ!

Sư phụ đưa ra hai bài kinh văn liên tiếp, tôi ngộ ra có một tầng hàm nghĩa, đó chính là tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc, nếu như có thể đối đãi nghiêm túc, thì có thể tránh xa hiểm ác. Thệ ước là đến để đoái hiện chứ không phải dùng để thể hiện, bởi đó là những thứ bạn muốn. Thân ở trong hiểm phải biết hiểm, thân ở trong phúc cần biết quý tiếc, trân quý phúc lành Đại Pháp đã ban cho chúng ta, trân quý sự khổ độ của Sư phụ, trân quý sự từ bi của Sư phụ, hãy trân quý khoảnh khắc này!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285579



Ngày đăng: 16-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.