Thành phố cổ bí ẩn 3400 năm trước nằm dưới hồ chứa nước khô cạn
[ChanhKien.org]
Khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, khu vực Trung Đông đối mặt với áp lực cung cấp nước cho con người, động vật và nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, ví như ở Iraq, đã trải qua đợt hạn hán tàn khốc trong năm qua. Dân chúng và cây nông nghiệp đang rất cần nước, nhưng hạn hán cũng làm giảm đáng kể mực nước ở đập Mosul dam – đập chứa nước lớn nhất của đất nước, để lộ ra khu vực lòng hồ – bình thường ở dưới mực nước và phát hiện ra di tích của thành phố 3400 năm lịch sử.
Hạn hán khiến mực nước các hồ nước ở Iraq hạ thấp xuống, vô tình lộ ra di tích của thành phố 3400 năm lịch sử. (Ảnh lấy từ trang web của Universityo of Tübingen eScience Cente/CTWANT cung cấp)
Căn cứ theo bài báo của Independent và CNN, cung điện xuất hiện ở hồ chứa đập Mosul dam trên sông Tigris, chính là vương quốc Mitanni của nền văn minh lưỡng hà, cũng là vùng Cận Đông Cổ Đại (ancient Near East) một trong những quốc gia ít được nghiên cứu nhất.
Theo nhóm khảo cổ, vương quốc Mitanni vào thời kỳ đồ đồng đã thống trị khu vực ngày nay là Iraq và miền Bắc Syria trong hàng trăm năm. Các chuyên gia cho rằng, vương quốc Mitanni từ khoảng 1500 năm trước công nguyên (TCN) tới 1300 năm TCN cai trị vùng biên duyên phía Bắc của sông Tigris và sông Euphrates cho tới khi bị kẻ thù ngoại bang là người Hittile và người Assyria phá huỷ.
Vào đầu năm 2022 nhóm khảo cổ học đã phát hiện di tích của thành phố lớn, bao gồm khu nhà kho, kiến trúc công nghiệp và tường phòng thủ, còn có các bình chứa các bản văn tự hình nêm, trên mặt có văn tự nghìn năm tuổi bằng khối gốm. Các chuyên gia cho rằng di tích thành phố được bảo tồn tốt như vậy là vì vào khoảng 1350 năm TCN khi toàn thành phố bị động đất phá huỷ, động đất đã khiến một bộ phận tường sụp đổ và bao phủ toàn bộ khối kiến trúc, vì thế bảo hộ nó không bị nước hồ hoà tan.
Các chuyên gia cho rằng, vào thời kỳ hạn hán năm 2018 di tích cổ này cũng từng lộ ra là một cung điện, theo nhà khảo cổ học Ivana Puljiz tại viện nghiên cứu Cận Đông Cổ Đại của đại học Tübingen ở nước Đức cho rằng, mọi nơi trong cung điện này đều được thiết kế tỉ mỉ, chỉ riêng tường gạch bùn đã dày tới hai mét, có bức tường cao hơn hai mét và hầu hết các gian phòng đều có tường trát vữa.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rất nhiều bức tranh tường màu đỏ và màu xanh trong di tích, có thể là đặc điểm chung của cung điện thời đó, nhưng rất ít được bảo tồn lại. Sau đó cung điện lại bị ngập lụt, nhóm khảo cổ học chỉ có thể vội vàng bước lên. Vì để bảo vệ di tích không bị ảnh hưởng ngập lụt trong tương lai, nhóm đã lấp đầy hiện trường bằng sỏi và lấy một tấm bạt phủ lên. Hiện tại hồ đã đầy nước và di tích lại chìm xuống dưới nước.
Đập Mosul dam được xây dựng trên nền địa chất không thích hợp, từ năm 1980 được xây dựng cho tới nay, sự ổn định của thân đập luôn khiến giới bên ngoài lo lắng. Trước đây các chuyên gia đã từng cảnh báo rằng con đập lớn có thể vỡ bất cứ lúc nào và sẽ gây ra thiệt hại lũ lụt thảm khốc dọc theo sông Tigris tới Baghdad.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/282822
Ngày đăng: 13-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.