Những giấc mơ và cuộc gặp kỳ lạ của Hầu Nghi Thủy
Tác giả: Đức Huệ
[ChanhKien.org]
Thời cận đại, ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô, có vị văn nhân là tiên sinh Hầu Nghi Thủy, vốn tên là Hầu Nghị, tự “Tuyết Nông”, hiệu “Nghi Thủy”. Người đời sau thường gọi ông bằng tên hiệu, vậy nên tên gốc của ông ít được người ta nhắc đến. Ông là bạn tốt của tiên sinh Quách Trạch Vân trong văn đàn. Quách Trạch Vân kết giao rất nhiều bạn bè thuộc giới chính trị, văn hóa, hơn nữa ông cũng hữu ý thu thập các câu chuyện kỳ lạ đó đây. Do đó trong xã hội thượng lưu có rất nhiều người đã kể cho Quách Trạch Vân các sự kiện thần kỳ mà bản thân trải qua hoặc biết đến. Hầu Nghi Thủy cũng không ngoại lệ, ông cũng đã kể cho Quách Trạch Vân về giấc mộng và cuộc gặp gỡ kỳ lạ của chính mình.
Giấc mộng kỳ lạ
Hầu Nghi Thủy từng nói với Quách Trạch Vân: “Tôi ở tiền kiếp chính là tăng nhân”. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì ông nhiều lần thấy rõ ràng trong mộng rằng tại một ngôi chùa nọ ông là phương trượng dẫn dắt chúng tăng tại đó tu hành. Từ đó ông ngộ ra rằng những gì thấy trong mộng cũng chính là kiếp trước của mình. Có lần ông gặp một giấc mộng lạ cực kỳ đặc biệt. Vào một tối nọ, trong mộng ông thấy có người phát truyền đơn, nội dung viết có một vị Thánh tăng đã tu đắc quả vị La Hán giảng kinh tại địa ngục, lại có kèm theo một tấm vé đến nghe. Ông nhận lấy xem, trên tấm vé này có vẽ dáng vẻ của Thánh tăng, Thánh tăng là một vị hòa thượng râu dài.
Ông ở trong mộng mang theo vé đi cùng mọi người, đến trước một cánh cổng, cổng rất hẹp. Cũng giống như trong hội trường, ở bên ngoài cửa cũng có sổ ký tên, những người đến đều phải ký tên, có hai loại bút đỏ và đen. Người đến phần lớn hình dạng kỳ quái bất nhất, có thể không phải sinh mệnh trên nhân gian. Ông thấy người khác đều dùng bút đen ký tên, nhưng bản thân thì lại muốn dùng bút đỏ ký, có người nói: “Dùng bút đen như mọi người là được rồi, hà tất phải làm việc khác người chứ”. Một người khác nói: “Vị Thánh tăng giảng kinh lần này trước đây từng là Sư phụ của ông ấy, nên ông ta có thể dùng bút màu đỏ”. Thế là ông liền dùng bút màu đỏ để ký tên.
Ký tên xong ông bước vào bên trong, bên trong là một con đường giống như một cái giếng thông đi xuống, “tà lưu nhi hạ” theo dốc nghiêng trượt xuống, trên vách tường của thông đạo có chạm khắc kinh Phật do Vương Hy Chi sao chép. Đi hết đường thông, đến một nơi, vị Thánh tăng đang ngồi trên một đài cao thần kỳ giảng kinh, đài này thật sự rất cao, vượt khỏi sự tưởng tượng của con người, người nghe bên dưới dù có cố gắng hết sức ngước nhìn lên vẫn không nhìn thấy được đỉnh của đài, chỉ có thể nghe được tiếng giảng kinh hùng hồn từ trên cao truyền xuống. Hai bên đài có rất nhiều giá trụ cao, có các vị tăng nhân áo tím đứng trên những giá trụ cao này.
Hầu Nghi Thủy quỵ tọa bên dưới một giá trụ cao nghe Thánh tăng giảng, đột nhiên bên tai có người nói với ông rằng: “Đến giờ vẫn chưa ngộ chăng?” Lúc này lại có một vị tăng nhân áo tím thay Thánh tăng truyền lời với ông: “Mệnh của con nhiều đời tu hành không dễ, hãy mau tỉnh ngộ, chớ quên mình vốn từ đâu đến”. Hầu Nghi Thủy thầm đáp trong tâm: “Sớm đã tỉnh ngộ, tiêu hết nợ trần, phát thề quy y”. Sau khi hồi đáp, liền có người nói ông nhanh chóng quay lại, đi theo đường cũ trở về, vừa đi qua khỏi cánh cửa hẹp ban đầu, liền tỉnh giấc. Giấc mộng này cực kỳ rõ ràng, rất lâu sau đó, hồi tưởng lại những cảnh tượng trong mộng vậy mà vẫn như rõ mồn một trước mắt.
Giấc mơ kỳ lạ của Hầu Nghi Thủy thật ra chính là trải nghiệm chân thực của việc nguyên thần ly thể đến không gian khác, từ trải nghiệm này cho thấy Hầu Nghi Thủy không chỉ là người tu hành qua nhiều đời, hơn nữa còn chứng thực nhục thể chỉ là cái thân xác bên ngoài mà thôi, bản chất của sinh mệnh con người là nguyên thần, nguyên thần sẽ chuyển thế luân hồi. Những không gian khác được nhắc đến trong truyền thuyết như địa ngục đều có tồn tại. Nếu muốn thoát khỏi luân hồi, chỉ có nỗ lực tu trì thành Thần đắc chính quả. Thuyết vô thần là tà thuyết hoàn toàn sai lầm khiến người ta lạc lối.
Cuộc hội ngộ kỳ lạ
Mùa xuân năm 1917 (năm Đinh Tị), Hầu Nghi Thủy trú tạm ở Thượng Hải, ở nhờ nhà Lữ Mỗ trên đường Dân Hậu Lý. Dân Hậu Lý là tên một địa khu cũ ở Thượng Hải, hiện tại là khu vực trung tâm của Tĩnh An Gia Lý. Ngày nọ có vị tăng nhân vân du đến nói rằng năm nay, cũng chính là năm 1917, Thiên Tân sẽ có đại tai nạn, kiếp nạn rất lớn, ông ta sẽ ở Phổ Đà Sơn lập đàn tế, cũng chính là làm Pháp sự tận lực tiêu giảm tai kiếp. Hiện giờ đến đây hóa duyên để kết thiện duyên, bất luận là giàu hay nghèo cũng không lấy tiền, chỉ cần bố thí một chén cơm trắng là được.
Vị tăng nhân này chỉ cần nhìn thấy người ta liền có thể nói chuẩn xác tuổi của đối phương, khiến mọi người khá kinh ngạc. Em dâu của Lữ Mỗ mắc một chứng bệnh, thường cảm thấy toàn thân âm lạnh, bệnh này chưa từng nói cho người ngoài, vậy mà vị tăng nhân này có thể nói ra một cách chuẩn xác. Lữ Mỗ nghe xong thì biết rằng đây là một vị cao tăng, liền xin ông trị bệnh cho em dâu. Tăng nhân nói: “Loại bệnh do ác nghiệt tiền kiếp này, không có thuốc nào trị được, phải niệm kinh Phật đạt đủ số lần nhất định mới có thể trị hết”, rồi ông nói yêu cầu khi niệm kinh. Lúc đó em dâu của Lữ Mỗ cũng ở đó, nghe xong rất cảm kích, biểu lộ ý muốn được quyên tiền góp của. Cô có tiền riêng mười đồng Đại dương, muốn đem quyên góp hết cả, tăng nhân nói chỉ cần sáu đồng là đủ rồi. Lúc đi lấy tiền, cô em dâu phát hiện tiền riêng của mình đã bị chồng lấy mất bốn đồng, chỉ còn lại vừa đúng sáu đồng, càng thêm bội phục vị tăng nhân này. Cô lấy tiền vừa định đưa cho vị tăng nhân, bất ngờ tăng nhân nói: “Bần tăng trước giờ chưa thu tiền, chỉ cần nữ thí chủ dùng sáu đồng bạc này mua nhang đèn, thắp hương kính Phật là được rồi”.
Tăng nhân còn nói cho em dâu của Lữ Mỗ một dự ngôn: “Cô lúc này đã mang thai, tương lai sẽ sinh hạ một bé gái, nhưng đáng tiếc thay đứa bé vừa đầy tháng thì sẽ chết yểu, hai năm sau sẽ lại mang thai một bé trai”. Hầu Nghi Thủy thường đi Thượng Hải, sau này ông mới hiểu rằng: Em dâu người họ Lữ vì thành kính niệm kinh, sau khi niệm đủ số lần thì bệnh liền khỏi, còn những dự ngôn của tăng nhân về người con gái của cô ta đều trở thành sự thật.
Hầu Nghi Thủy lúc ấy cũng hỏi vị tăng nhân về tín ngưỡng Phật giáo của mình, tăng nhân nói Hầu Nghi Thủy kiếp trước cũng là một tăng nhân, điều này tương đồng với những cảnh tượng tiền kiếp ông thường thấy trong giấc mộng, cũng dự ngôn thêm rằng năm nay ông sẽ có thêm đứa con trai, sau này điều này cũng đã ứng nghiệm. Hầu Nghi Thủy hỏi ông ấy: “Ông có phải đã tu đắc quả vị La Hán?” Tăng nhân chỉ đáp rằng: “Chỉ là biết một chút thuật xem tướng đơn giản mà thôi”. Hầu Nghi Thủy lại hỏi: “Tôi chuẩn bị sau khi 50 tuổi sẽ xuất gia có được hay không?” Tăng nhân hồi đáp: “Hà tất xuất gia?” (Tăng nhân tu tại gia cũng có thể chứng đắc quả vị), sau đó liền rời đi.
Tăng nhân vừa rời đi, một cô gái vốn là họ hàng bà con của Lữ Mỗ đến thăm hỏi, mọi người đem câu chuyện kỳ lạ này kể cho cô. Cô gái này nhà ở Hồng Khẩu, cách đó vài dặm, đi đi về về cũng mất một đoạn thời gian. Cô gái sau khi trở về nhà, gia đình cô này nói với Lữ Mỗ rằng: Ngày hôm ấy khi cô gái vừa ra khỏi nhà để đến Dân Hậu Lý thăm người thân, có một vị tăng nhân đi vân du từ xa ghé đến, cũng nói về việc muốn làm pháp sự, và cũng chỉ xin một chén cơm, tướng mạo cũng tương đồng, tính toán lại thời gian, thì thấy vị tăng nhân này đã đồng thời xuất hiện tại nhà Lữ Mỗ và nhà họ hàng của ông.
Vài ngày sau, một người bạn của Lữ Mỗ từ Trấn Giang đến thăm có kể rằng mấy ngày trước đã gặp qua một sự việc kỳ lạ, cũng chính là gặp vị tăng nhân vân du từ xa đến nói muốn làm pháp sự, không cần tiền chỉ cần một chén cơm. Lúc đó có vị bác sĩ tại đó cho rằng tăng nhân nói thuyết xằng bậy, nào ngờ tăng nhân này đã nói ra một số chuyện không ai biết của vị bác sĩ, vị bác sĩ sau đó cũng không dám ngăn trở nữa. Tính toán lại ngày tháng và thời gian, mới thấy vị tăng nhân đã cùng một ngày đã đồng thời xuất hiện tại ít nhất là ba nơi: Dân Hậu Lý, Hồng Khẩu, Trấn Giang. Đến lúc này mọi người mới ngộ ra rằng: Vị tăng này nhất định là một vị có thần thông, thấu tỏ quá khứ tương lai, lại còn là vị cao nhân thần tăng có thuật phân thân.
Ghi chép của tiên sinh Quách Trạch Vân đến đây là hết, vậy vào năm 1917 Thiên Tân rốt cuộc có xảy ra trận nạn lụt lớn không? Kiểm tra lại các tài liệu, năm đó đúng là đã xảy ra một trận lũ lớn. Vào đầu năm 1917, vùng Hoa Bắc đầu tiên xuất hiện tình trạng hạn hán cực lớn. Nhưng đến tiết tháng 7, do hai trận bão lớn ở vùng duyên hải Đông Nam di chuyển lên phía Bắc, khiến lượng nước giáng xuống khu vực Hoa Bắc tăng nhanh. Vào trung tuần tháng 7, sau trận mưa như trút nước lại xuất hiện trận lũ quét bất ngờ trên quy mô lớn, các con sông Triều Bạch, sông Vĩnh Định, sông Bắc Vận liên tục bị vỡ đê. Nước lũ từ sông Vĩnh Định hợp chung với sông Hải Hà, lũ lớn đã tập trung ở các nơi của Thiên Tân, trong thời gian dài nước không thể rút, khiến dân chúng chịu nhận tai nạn cực lớn, khiến cho Hoa Bắc lần này trở thành địa phương chịu thiệt hại thiên tai lũ lụt nghiêm trọng. Vào tháng 8, đúng là họa vô đơn chí khi xuất hiện thêm nạn sóng thần lớn, đến tận tháng 11 nước lũ mới từ từ rút đi, nhưng việc cứu chữa sau tai nạn vẫn tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 1918.
Cũng may là cứu nạn kịp thời, tổng thống đương thời là Mã Quốc Chương cũng vô cùng xem trọng tình hình thiên tai, số người tử vong không nhiều. Cộng thêm cũng đang là thời điểm đại chiến thế giới lần thứ nhất, châu Âu thiếu nhiều lao động, rất nhiều thanh niên trai tráng sau thiên tai đến châu Âu làm lao động, kiếm tiền từ người phương Tây. Có thể đằng sau những may mắn này thật sự có cao nhân Phật môn từ bi thi pháp tiêu giảm trừ tai nạn.
Cuộc gặp kỳ lạ của Hầu Nghi Thủy chứng minh thần thông và từ bi của người tu luyện là sự tồn tại chân thực. Tu luyện là vĩ đại mà chân thực. Thần tăng từ xa đến đã nói câu: “Tăng nhân tu tại gia cũng có thể chứng đắc quả vị” quả thật ý nghĩa thâm sâu, tu luyện không nhất định phải xuất gia. Pháp Luân Công hồng truyền toàn thế giới ngày nay chính là công pháp chính truyền của Phật môn được truyền ra dưới hình thức khí công, là Phật Pháp chân chính, hơn nữa cũng là một loại pháp môn tu luyện Phật gia không cần xuất gia mà vẫn có thể giúp người tu luyện tại gia tu đắc chính quả. Bên cạnh đó, Pháp Luân Công dùng ngôn ngữ giản đơn dễ hiểu trực tiếp giảng ra luận thuật Phật lý thâm ảo một cách thông thấu minh bạch, vô cùng thích hợp với người hiện đại muốn tu hành Phật Pháp. Mong quảng đại những người hữu duyên ngàn vạn lần đừng bỏ lỡ cơ duyên đắc Pháp.
Nguồn tư liệu: Quách Trạch Vân “Động Linh Tiểu Chí Quyển 2 Hầu Nghị Mộng, du tăng”
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/265789
Ngày đăng: 12-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.