Những trải nghiệm trân quý trong 18 năm tu luyện
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan
[ChanhKien.org]
Kính chào Sư phụ tôn kính!
Chào các bạn đồng tu!
Hiện tôi đang là giám đốc điều hành của Đài truyền hình Tân Đường Nhân khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về những trải nghiệm trân quý trong 18 năm tu luyện của mình.
1. Cơ duyên đắc Pháp và tu luyện
Vào năm thứ ba của trung học cơ sở, tôi đã tham gia khóa học chín ngày cùng với mẹ. Lúc đó, tôi không thể hiểu những gì Sư phụ giảng, nhưng tôi biết rằng Đại Pháp rất tốt, có thể giúp thân thể khỏe mạnh, đó cũng là những hạt giống gieo mầm cho tu luyện của tôi sau này.
Vào dịp Giáng sinh năm thứ hai trung học phổ thông, trong lớp, tôi đã ước nguyện muốn mình “tinh tấn”. Vài tháng sau, một ngày nọ, sau giờ học, khi đang đi bộ trong khu ký túc xá thì tôi nghe thấy tiếng nhạc quen thuộc. Có người đang luyện Pháp Luân Công ở nền sân khấu ngoài trời. Lúc này tôi có thể luyện công sau giờ học, thời gian tiếp nối vừa vặn tốt. Phụ đạo viên đã dạy tôi các động tác luyện công ngay từ đầu và hướng dẫn tôi đọc Chuyển Pháp Luân. Tôi luôn cảm thấy có động lực mạnh mẽ khi ở bên cạnh cô ấy và cảm giác đó khiến tôi muốn trở nên thuần tịnh và thiện lương như cô ấy. Vì tôi mặc đồng phục để luyện công tại trường ngay sau giờ học nên khi có nhiều bạn học và giáo viên qua lại, chấp trước xấu hổ trước đám đông của tôi nổi lên mạnh mẽ, tôi không muốn bị người khác chú ý. Vì vậy, mỗi lần tôi đều phải lấy hết can đảm để lên bục luyện công.
Khi ngồi xếp bằng luyện công, hai chân bắt chéo, tôi thấy đau ghê gớm. Mùa đông thì giá lạnh, mùa hè thì oi bức, và ruồi, muỗi, kiến thường đến quấy rầy tôi. Mặc dù đau đớn khi phải chịu đựng khó khăn, nhưng trong tâm tôi lại thấy nhẹ nhõm. Tôi cũng thấy thân tâm phát sinh biến hóa, đề cao rất nhanh, cuộc sống của tôi thật trọn vẹn. Dần dần tôi không còn dùng kem dưỡng da hàng ngày, không còn uống thuốc dị ứng và thoa steroid nữa. Tôi cảm thấy được thân thể nhẹ nhàng vô bệnh. Mặc dù năm cuối cấp ba thời gian học tập dài và áp lực lớn, nhưng hàng ngày tôi vẫn ra khỏi lớp vào lúc sáng sớm và giờ tan học sau tiết thứ tám để luyện công và học Pháp. Thậm chí khi chỉ còn lại một mình, tôi vẫn tiếp tục kiên trì và gửi tuần báo Đại Kỷ Nguyên đến văn phòng hiệu trưởng và các phòng khác. Việc tu luyện trong khoảng thời gian này đã đặt nền tảng vững chắc cho tu luyện sau này của tôi.
2. Tu luyện và chứng thực Pháp tại trường
Lên đại học, tôi bắt đầu gây dựng điểm luyện công tại trường và cùng đồng tu thành lập câu lạc bộ. Thông qua hoạt động của câu lạc bộ, các giảng viên và sinh viên trong trường nhận thức được vẻ đẹp của Đại Pháp đồng thời cũng từ đó mà làm phong phú thêm kinh nghiệm bản thân, rèn luyện tâm tính và phối hợp nhịp nhàng. Hồng Pháp giảng chân tướng trong trường là sở thích của các sinh viên trẻ. Các giảng viên và sinh viên đến từ các địa phương khác nhau. Khi họ nghe được chân tướng, họ sẽ mang phúc âm này đến nhiều nơi hơn nữa. Ngay sau khi Cửu Bình được truyền ra, chúng tôi đã tổ chức một hội thảo về Cửu Bình ở trường. Khi thông tin được đăng trên bản tin điện tử của trường, đã có những lời chỉ trích trên mạng rằng chúng tôi đang tham gia vào chính trị và yêu cầu chúng tôi ra khỏi trường. Trong một khoảng thời gian, tôi đã cảm thấy rất áp lực, nhưng các đồng tu vẫn không dao động và tiếp tục làm những gì nên làm. Một hai năm sau, khi chúng tôi đăng lại những chân tướng như thường lệ và đăng báo cáo của Đại Kỷ Nguyên về bảo hộ quyền công dân ở Đại Lục, một số người bắt đầu vỗ tay nói: “Đại Kỷ Nguyên thật tuyệt vời”, một số người ngừng lăng mạ. Tôi rất vui khi nhìn thấy những chuyến biến như vậy. Mỗi khi có giảng viên hoặc sinh viên từ Trung Quốc đại lục đến giảng dạy hoặc trao đổi, chúng tôi đều coi đó là cơ hội để tiếp cận họ, đưa thông tin v.v. hy vọng giúp họ có thể minh bạch chân tướng.
Thời gian học sau đại học là quá trình tôi phải đối mặt với nỗi sợ về bài vở. Khi còn nhỏ, tôi nghe bố nói rằng: “Nghiên cứu là làm những gì mà người khác chưa từng làm”. Tôi nghĩ điều đó thật khó, liệu tôi có thể làm được không? Sau khi vượt qua vòng loại, được giới thiệu vào học tại Cao đẳng Truyền thông thuộc Đại học Quốc gia chính trị, tôi đã bị sốc vì sự ưu tú của các bạn cùng lớp và khối lượng lý thuyết nặng nề. Tôi bắt đầu sợ việc làm luận văn và trốn tránh nó một cách vô tình hay hữu ý. Một năm sau, trong khi các bạn đang viết luận văn trong phòng nghiên cứu, còn mình thì chưa có tiến triển gì cả, tôi cảm thấy xấu hổ khi vào phòng nghiên cứu vì sợ bị so sánh. Chấp trước vào thể diện và truy cầu hoàn hảo đã cản trở tôi tìm kiếm sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp, tôi chìm trong sợ hãi và không thể nào thoát ra được. Trước đây, tôi luôn là người ỷ lại và mộng tưởng rằng nếu có một giáo viên hướng dẫn tôi cách viết luận văn từng bước từng bước thì thật là tuyệt. Tôi cuối cùng cũng nhận ra rằng tâm lý này là sai, cần phải sửa đổi, và chỉ khi tự mình giúp mình thì mới được Thần trợ giúp. Vì vậy, tôi nhốt mình trong thư viện, chỗ nào không hiểu liền đi hỏi các bạn lớp trên. Khó khăn nhất là việc đột phá nỗi sợ hãi trong tâm, sau đó đến áp lực về thời gian bởi vì không còn bao lâu nữa là đến hạn tốt nghiệp. Trong suốt ba, bốn tháng chạy nước rút viết luận văn, mỗi khi thấy sợ hãi hay lo lắng, tôi lại học Pháp, khi không còn sợ hãi lại tiếp tục viết. Với sự quan tâm và hỗ trợ từ các thầy cô, người thân và bạn bè, tôi đã viết xong luận văn và hoàn thành việc học. Quay đầu nhìn lại, viết luận văn bất quá cũng chỉ là vậy thôi, không có gì khó cả. Đó chỉ là quan niệm và nỗi sợ từ nhỏ đã cản trở tôi; chỉ bằng cách phá trừ quan niệm và nỗi sợ ấy, tôi mới có thể hoàn thành những gì cần làm.
3. Hướng nội tìm, đề cao tâm tính và phối hợp vô điều kiện
Sau khi tốt nghiệp, tôi lên núi làm việc trong ba tháng. Ngày đầu tiên, tôi là người duy nhất được phân công vào nhóm rèn sắt. Sau khi nghe điều này, một đồng tu nói: “Có một đồng tu Đài Loan làm việc dưới sự quản lý của người phụ trách nhóm này, anh ấy thấy một ngày dài như một năm”. Ngay khi nghe vậy, tôi đã rất sợ hãi. Lúc đầu, tôi không có nhiều cơ hội tiếp xúc với những người khác; về sau, khi tôi trở thành trợ lý của người phụ trách thì khảo nghiệm bắt đầu đến. Giống như bác sĩ khi bắt đầu làm phẫu thuật thì yêu cầu y tá đưa dụng cụ cho mình, khi người quản lý đưa tay ra thì tôi phải ngay lập tức xác định xem anh ấy đang cần búa, que hàn hay dụng cụ nào khác. Nếu đưa sai, đưa chậm liền bị la mắng ngay trước mặt mọi người. Có đồng tu từ Đài Loan theo anh ấy lâu thì bị la mắng nhiều hơn. Bạn sẽ tức giận sau khi bị la mắng trong một thời gian dài. Tôi không phải là con giun trong bụng anh, chúng ta đều là đồng tu, vì cớ gì mà anh có thể mắng mỏ người khác như vậy chứ? Sau một thời gian, tôi thấy một số đồng tu tham gia muộn hơn tôi ở các nhóm khác đã tự vận hành máy xếp dỡ vào ban đêm, trong khi chúng tôi chỉ là trợ lý của anh ta, tôi cảm thấy không phục, và không muốn mình chỉ là cái đinh vít trong nhóm. Sau đó, trong một lần bị la mắng, tôi đã chịu đựng và nghĩ “Dù anh có nói gì thì tôi cũng sẽ phối hợp”. Sư phụ lúc ấy đang ở bên cạnh cùng thảo luận về công việc với một số đồng tu khác, nội dung là gì thì tôi không nghe rõ, nhưng ngay khi tôi có suy nghĩ phối hợp, giọng nói của Sư phụ vang lên rõ ràng bên tai tôi: “Đúng!” Tôi biết rằng Sư phụ đang điểm hóa cho tôi, vì vậy tôi học cách suy nghĩ đứng tại góc độ của người phụ trách, quan sát công việc của anh ấy, nghĩ xem tiếp theo anh ấy có thể sẽ làm gì, đoán xem anh ấy cần dụng cụ gì để chuẩn bị trước cho anh ấy. Sau đó có một lần tôi ở lại muộn để làm việc cùng với một đồng tu người Nga. Mọi người đều đã đi ăn, không còn ai ở lại công trường, nhưng lại có tiếng công cụ va đập ở khu vực dàn nhạc của sân khấu. Chúng tôi thấy Sư phụ đang dẫn một đồng tu đến làm việc tại đó. Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định không ăn trưa nữa mà ở lại làm việc, trợ giúp Sư phụ. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui và biết ơn vì trải nghiệm làm trợ lý trong thời gian qua, vì nhờ đó mà thời khắc này chúng tôi có thể trợ giúp Sư phụ được tốt hơn.
4. Tìm kiếm con đường nơi hồng trần và gia nhập Tân Đường Nhân
Tôi đã mơ thấy rằng Sư phụ hỏi tôi có muốn ở lại trên núi không, tôi trả lời là có. Nhưng giây tiếp theo tôi thấy hối hận vì tôi luyến tiếc cảnh phồn hoa nơi hồng trần, không nỡ rời xa gia đình và bạn bè để ở lại trên núi suốt đời. Tỉnh mộng, tôi thấy điều ấy quá chân thực, nhưng tôi không muốn lúc nào cũng làm việc, vì vậy tôi đã đăng ký xin làm nhạc sĩ của Thần Vận. Một đồng tu truyền đạt lại câu trả lời của Sư phụ: “Học phát thanh truyền hình thì làm phát thanh truyền hình”. Sau khi trở về Đài Loan, tôi đến Đài truyền hình Tân Đường Nhân để phỏng vấn. Lúc đầu lương của tôi thấp, chấp trước vào lợi ích nơi người thường của tôi thật khó bỏ. Tôi muốn tìm một công việc với mức lương bình thường. Trong hai năm sau đó, tôi đã làm mấy công việc. Tôi va chạm với người khác, và dành phần lớn thời gian cho công việc, không có thời gian học Pháp và giao lưu tập thể, bận rộn đến mức không thể kiên trì học Pháp và luyện công. Đồng thời, tôi cũng gặp ma nạn trong các mối quan hệ tình cảm, thấy được rằng tâm tật đố, tâm sợ hãi và tâm sắc dục mạnh mẽ, chung quy lại đều là duy hộ tư tâm của bản thân, tôi đã phạm một lỗi lầm lớn, sau đó tôi lại phải đấu tranh tiêu trừ nghiệp bệnh trong nửa năm. Những trải nghiệm này làm tôi cảm thấy rằng, hóa ra những phồn hoa nơi hồng trần chỉ là vậy mà thôi, chẳng có gì đáng để lưu luyến. Khi cơ hội đến, tôi đã chủ động gia nhập và làm việc toàn thời gian cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân.
5. Tâm đắc thể hội khi làm việc tại Tân Đường Nhân
Khi mới gia nhập Tân Đường Nhân, tôi đã cảm thấy môi trường tu luyện ở đây thật quá trân quý. Trước giờ làm và trong giờ nghỉ ăn trưa đều có những nhóm học Pháp một giờ đồng hồ. Sau giờ làm việc, chúng tôi có thể luyện công chung, luyện một lần hết cả năm bài công pháp. Đến giờ phát chính niệm, mọi người tắt đèn và phát chính niệm. Ở đâu có thể tìm được hoàn cảnh công tác như vậy chứ? Sư phụ giảng:
“Là người tu luyện cần chuyên nghiệp hoá…” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Tôi hiểu rằng Đài truyền hình Tân Đường Nhân là một nhóm những người tu luyện muốn trở nên chuyên nghiệp trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Hiệu quả công việc của họ là biểu hiện toàn diện của trạng thái tu luyện và kỹ năng chuyên nghiệp, cái nào cũng không thể thiếu được. Chúng ta nên học phương cách quản lý, hình thức tổ chức và kỹ năng chuyên nghiệp của người thường; nhưng khi gặp mâu thuẫn, gặp chuyện phi lý hoặc bị đối xử bất công, thì nên tự coi bản thân mình như một người tu luyện, hướng nội tìm, quy chính tâm thái và không đối đãi với công việc tại Đài truyền hình Tân Đường Nhân bằng tâm người thường.
Trong công việc cũng là đang tu luyện, chính là đang có những nhân tố của tu luyện. Sư phụ giảng:
“Với sinh mệnh trên tầng cao hơn mà xét, rằng sự phát triển của xã hội nhân loại, chẳng qua chỉ là sự phát triển chiểu theo quy luật phát triển đặc định mà thôi; do đó [về việc] người ta trong đời làm gì, họ có thể không an bài cho chư vị chiểu theo bản sự của chư vị. Trong Phật giáo giảng ‘nghiệp lực luân báo’: họ chiểu theo nghiệp lực của chư vị mà an bài cho chư vị; bản sự của chư vị có lớn đến mấy, [nhưng] chư vị không có đức, thì có thể cả đời chư vị chẳng có gì.” (“Bài giảng thứ bảy”, Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy, không phải là tôi thích cái gì thì cái đó liền đến, mà thường là không thích điều gì thì điều đó sẽ đến. Tôi từng có quan niệm rằng tôi không thích xử lý những vấn đề hành chính phức tạp và vụn vặt, nhưng phần quan trọng nhất trong quá trình thực thi kế hoạch và quản lý các dự án tại Tân Đường Nhân là “giao tiếp”, cả đối nội lẫn đối ngoại từ đầu đến cuối đều là giao tiếp, giao tiếp với doanh nghiệp, hiểu nhu cầu của khách hàng rồi mới trao đổi với khách hàng; sau đó từ khâu lên kế hoạch kịch bản đến khâu sản xuất phim đều phải trao đổi qua lại với mỗi nhóm, bao gồm quay phim, biên tập, thiết kế mỹ thuật, lồng tiếng v.v. Sau khi phim hoàn thành, nó sẽ được xem xét và sửa đổi theo thứ tự từ bộ phận chủ quản, doanh nghiệp đến khách hàng, liên tiếp là những chuỗi tương tác với mọi người. Công việc trong mỗi nhóm được gắn kết chặt chẽ với nhau và yêu cầu sự phối hợp với mật độ cao của toàn đội.
Là người chịu trách nhiệm về kế hoạch và dự án, chúng tôi phải tổng hợp ý kiến của mọi người trên cơ sở tôn trọng chuyên môn của mỗi nhóm và tìm kiếm sự đồng thuận cao nhất, xây dựng một kế hoạch làm việc tổng thể hợp lý và sau đó phối hợp với nhau để hoàn thành những thước phim. Trong quá trình này, mâu thuẫn xuất hiện ở mọi phương diện, phương diện nào cũng sẽ có thách thức. Điều này đòi hỏi phải mở rộng lòng bao dung, tận lực hỗ trợ và thu thập các ý kiến từ quan điểm của mỗi nhóm, và giúp các nhóm kết nối với nhau một cách hiệu quả, mọi thứ đều phải được xem xét chu đáo từ góc độ của người khác. Về căn bản là chúng tôi không thể giải đãi, muốn bảo trì tin tức thông suốt, thỉnh thoảng phải kiểm tra từng nhóm xem có nhóm nào có tình huống cần hỗ trợ hay không. Việc bảo trì đầu não thanh tỉnh, lý tính, thái độ bình hòa khi đối đãi với tất cả những tình huống có thể xảy ra là không thể tách rời khỏi trạng thái tu luyện.
Trong quá trình này, điều khó khăn nhất là buông bỏ quan niệm. Mỗi cá nhân đều có tính cách, giá trị quan, phương pháp làm việc, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, ngoài ra còn có những nhân tố đề cao tâm tính trong tu luyện và những bất bình lẫn nhau, từ đó mọi người sẽ vượt quan tâm tính với nhau. Công việc trước đây trong người thường cũng có yêu cầu phối hợp mức độ cao. Khi đối mặt với những nhân tâm phức tạp, mâu thuẫn, vướng mắc, nếu không thể vượt qua được thì bỏ việc; nhưng nếu không vứt bỏ chấp trước thì những mâu thuẫn tương tự vẫn sẽ xảy ra, dù người đó có đến nơi nào đi nữa. Vì vậy, thay vì né tránh thì hãy đối mặt với nó.
Tôi ý thức được rằng mình rất coi trọng thái độ của người khác. Từ nhỏ tôi đã được dạy rằng giữa người với người cần phải lịch sự lễ phép, nhưng trong tu luyện đó là một quan niệm cần phải buông bỏ. Không phải là khi người ta phù hợp với giá trị quan của tôi thì tôi mới thấy thoải mái, mới nguyện ý phối hợp và thiện đãi với họ. Sư phụ giảng:
“Không phải vì đặc tính của vũ trụ chúng ta phù hợp với phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia, mà là vì phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia phù hợp với đặc tính của vũ trụ, nên mới [trở] thành chính Pháp.” (“Bài giảng thứ năm”, Chuyển Pháp Luân)
“Đạo lý làm người” mà tôi ôm giữ ấy xem ra có vẻ đúng, nhưng đều không phải là Pháp. Theo Pháp lý, Sư phụ từ bi với tất cả chúng sinh, tha thứ cho những sai lầm và tội lỗi trên con đường tu luyện của chúng ta; Sư phụ có thể đối đãi như vậy với các đệ tử, lẽ nào tôi không thể khoan dung với các đồng tu khác sao?
Tu luyện trong mâu thuẫn, chúng ta phải buông bỏ cách nhìn tiêu cực về các đồng tu, thay vào đó là trân quý họ. Các đồng tu đã nhắc tôi hãy thể hiện phong thái của đệ tử Đại Pháp. Tôi vừa nghe xong, là đệ tử chân tu tu luyện lâu năm, gặp mâu thuẫn này thì có gì phải phiền lòng chứ? Tốt nhất là hãy bắt đầu từ chính mình, gia tăng sức mạnh của Đại Pháp, không phải nói trên miệng, mà thực tâm coi mình là người tu luyện. Khi đối mặt với mâu thuẫn thì dùng thiện ý đối đãi, nói rõ sự tình, đó chính là hảo sự.
Trạng thái tu luyện sẽ phản ánh ra trong công việc và có quan hệ rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng. Có thể kĩ năng của chúng tôi chưa hoàn hảo, nhưng trong quá trình phối hợp chỉnh thể, cộng đồng đề cao, thì bộ phim sẽ mang năng lượng lớn hơn, nó có thể chứng thực Pháp tại những nơi mà chúng tôi không nhìn thấy. Một lần, khi chúng tôi phối hợp chỉnh thể, hoàn thành một phim quảng cáo, liền có khách hàng phản hồi sau đó rằng, bởi vì loạt phim được sản xuất bởi Đài truyền hình Tân Đường Nhân nên có khán giả từ Nam Phi muốn hợp tác kinh doanh sau khi xem chúng. Nhìn thấy chúng sinh vì minh bạch chân tướng và ủng hộ Đài truyền hình Tân Dường Nhân mà đắc phúc báo, đó chẳng phải là mục đích ban đầu của chúng tôi khi tham gia Tân Đường Nhân sao?
6. Lời kết
Lần này có thể gửi bài, tôi muốn cảm ơn các đồng tu ở điểm học Pháp đã chia sẻ về việc dùng chính niệm để xét vấn đề, Đại Pháp cần gì thì tôi làm nấy, tôi nên làm gì thì hãy đi làm. Cơ hội sẽ không chờ đợi mãi đến khi tôi có thể tu luyện tốt ở mọi khía cạnh rồi mới gửi bài. Truy cầu sự hoàn hảo cũng là một chấp trước.
Cuối cùng, tôi muốn khích lệ các đồng tu với đoạn Pháp Sư phụ giảng:
“Từ bi là tu xuất ra ấy, [chứ] không phải biểu hiện ra ngoài; là từ nội tâm, chứ không phải làm để người khác coi; nó vĩnh viễn [tồn tại] ở đó, nhưng không thuận theo thời gian hay hoàn cảnh mà biến đổi theo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003)
Tầng thứ của tôi có hạn, có điều gì chưa phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Con tạ ơn Sư phụ!
Cảm ơn các bạn đồng tu!
(Bài chia sẻ tại Pháp hội Đài Loan 2020)
Dịch từ:
https://www.zhengjian.org/node/263795
https://www.pureinsight.org/node/7608
Ngày đăng: 24-06-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.