Một bức tranh còn đang vẽ dở



Tác giả: Như Ý, tại Hồng Kông

[ChanhKien.org]

Tôi là một đệ tử Đại Pháp không có sở trường về hội hoạ và cũng chưa từng được ai dạy hội họa. Nhưng từ thuở nhỏ, không hiểu sao tôi lại thích những Tiên nữ, các vị Thần Tiên, thích những bức họa Thần Tiên đẹp đẽ. Do còn nhỏ tôi không có tiền để mua nhiều sách, nên tôi thường cầm bút chì lên và vẽ theo trí nhớ của mình.

Khi lớn lên, trong trường học có dạy tiết mỹ thuật, qua đó tôi được dạy cách phác thảo, sử dụng bút chì và vẽ tượng thạch cao bán thân. Nhưng tôi không thích những thứ như vậy, tôi vẫn vẽ những bức tranh Thần Tiên của mình bằng bút chì, không có màu sắc, tôi chỉ là vẽ mộc. Đôi khi qua giáo viên mỹ thuật tôi biết được rằng còn có một phương pháp vẽ khác gọi là “tranh quốc hoạ” (một thể loại tranh truyền thống Trung Quốc), kiểu vẽ này phải dùng bút lông, giấy vẽ còn phân thành hai loại giấy “sinh tuyên” và “thục tuyên”, dùng cho hai kiểu tranh là “tranh tả ý” và “tranh công bút”. Nhưng không ai giảng thêm về phương pháp này và cũng không có ai dạy tôi vẽ tranh mỹ nữ hay Thần Tiên theo lối tranh công bút, hết thảy cũng chỉ có vậy thôi.

Sau khi đến Hồng Kông, tôi có quen một đồng tu làm công việc sắp chữ cho một tờ báo, do bài viết trên báo không có hình minh họa nên khó thu hút người đọc. Thấy vậy tôi liền hỏi chị ấy: “Vậy tại sao chị không tự vẽ hình minh hoạ nhỉ?” Chị ấy cười bảo với tôi rằng chị không có thời gian, tôi nói: “Em có thời gian, để em vẽ giúp chị nhé, nhưng em chưa học vẽ bao giờ nên không biết có vẽ được không”. Chị ấy rất vui khi biết tôi vẽ được, tôi nhanh chóng đưa cho chị xem một bức tranh tôi vẽ bằng bút chì, chị ấy vừa nhìn đã kinh ngạc thốt lên: “Sao em không vẽ tranh quốc hoạ nhỉ? Em rất có khiếu vẽ tranh quốc hoạ đó! Tranh vẽ bằng bút chì không có màu sắc. Nếu là tranh quốc hoạ mà đưa lên báo thì đẹp lắm”. Nhưng tôi không hiểu về tranh quốc hoạ, cũng không có dụng cụ vẽ, phải làm sao đây? Chị ấy cười lớn: “Chị có đấy, để chị tặng em nhé!” Hoá ra chị đồng tu này đã từng học về tranh quốc hoạ và chỉ trong vòng vài ngày chị ấy đã đưa cho tôi một bộ dụng cụ vẽ đầy đủ gồm cả bút vẽ, mực và nghiên mực.

Vậy là tôi bắt đầu vẽ những bức tranh có màu sắc. Đó là vào mùa xuân năm 2002.

Vào ngày Pháp Luân Đại Pháp 13 tháng 5 năm 2007, tôi đã vẽ hai bức tranh nhỏ để cảm tạ Sư tôn và Đại Pháp đã ban tặng cho tôi tất cả, đồng tu đã giúp tôi đăng hai bức tranh lên Chánh Kiến Net. Giáo sư Trương Côn Luân ở nhóm mỹ thuật đã gọi điện cho tôi, ông hy vọng tôi có thể tham gia “Triển lãm mỹ thuật Tân Tam Tài” và cũng hy vọng rằng tôi có thể viết bài chia sẻ về toàn bộ quá trình vẽ hai bức tranh nhỏ này, vừa để chứng thực Đại Pháp đã ban cho chúng ta trí huệ và năng lực, vừa để khích lệ các đồng tu. Tôi nghĩ rằng đề xuất này rất hay nên đã viết bài chia sẻ này.

Tiếp theo, tôi muốn nói một chút thể ngộ cá nhân về “Triển lãm mỹ thuật Tân Tam Tài”. Sau khi đọc bài Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003] của Sư phụ, trong tâm tôi đã minh bạch được yêu cầu đối với cuộc triển lãm mỹ thuật này, việc tuyển chọn tất cả các tác phẩm đều rất chuyên nghiệp, nghiêm túc và tỉ mỉ. Nhưng tôi không phải là một họa sĩ chuyên nghiệp, làm thế nào tôi có thể tham gia sự kiện này?

Thông qua việc cùng các đồng tu học Pháp và phối hợp làm các việc trong Chính Pháp, tôi đã thấy được tâm thuần tịnh của các đồng tu, họ thường rất bận rộn, không có nhiều thời gian để ngồi lại thảo luận với nhau xem nên làm việc gì, làm như thế nào v.v.. Chỉ là việc này có người nêu ra ý kiến, người nghe dùng Pháp mà đánh giá một chút trong tâm, những việc nên làm thì tự mình dành thời gian đi làm, những người còn lại đứng sang một bên xem xem có chỗ nào làm chưa tốt thì tự mình lặng lẽ bổ sung vào chỗ khiếm khuyết đó. Chứng kiến việc này, tôi thường mỉm cười trong tâm, nội tâm cảm thấy chấn động! Chẳng phải là dùng tâm tính để bù đắp cho tất cả mọi thứ sao? Tôi nghĩ rằng dẫu sinh mệnh của mình có bé nhỏ đến đâu, tôi cũng nên hành xử như thế, tôi cũng rất sẵn lòng đối đãi với mọi thứ theo cách như vậy trong khi vũ trụ đang Chính Pháp, và tôi cũng muốn trải qua quá trình sinh mệnh của mình như vậy.

Vì vậy tôi tạm ngắt tất cả các phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài và dành trọn hai tuần để vẽ một bức tranh, đây là một phần của một bức tranh dài mà tôi đã sắp đặt trong ý tưởng, vậy mà chỉ một phần này thôi tôi cũng chưa vẽ xong. Tôi không có kỹ năng cơ bản về hội hoạ nên không hiểu về phác hoạ một cách chuyên nghiệp, cách sắp xếp các nét vẽ, độ tương phản sáng tối, cách phối màu, v.v., ngay cả với những con sóng biển tôi vẽ căn bản cũng không giống. Nhưng vì sao tôi vẫn muốn vẽ một bức tranh như vậy? Thông qua các câu hỏi của đệ tử trong bài Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003] tôi biết rằng một số họa sĩ là đệ tử Đại Pháp có thể không biết được phục sức của Thần, thậm chí còn không biết được tất cả những triển hiện của Thần. Vì vậy tôi muốn vẽ ra những gì tôi biết, tôi không biết giải thích bức tranh của mình bằng lời như thế nào, nhưng nó đã bao hàm lý giải của tôi về Đại Pháp và nhận thức của tôi về chúng sinh trong vũ trụ, bao hàm toàn bộ quá trình tu luyện và chứng thực Pháp của tôi cũng như các mối nhân duyên mang đến từ tiên thiên. Cho dù nhận thức của tôi vẫn còn thiếu sót, cho dù tôi không vẽ ra được những gì tôi muốn biểu đạt, nhưng trong đó có thể sẽ có dung mạo của một vị Thần, hoặc tư thế của một vị Thần, hoặc một món đồ phục sức nhỏ của Thần, có thể sẽ mang lại chút gợi ý nhỏ cho một họa sĩ đồng tu nào đó của chúng ta, và thế cũng đủ rồi. Đây cũng chính là lý do căn bản tôi tham gia sự kiện lần này.

Tôi nhớ Sư phụ đã giảng rằng:

“Hết thảy những gì mà tôi thực hiện hôm nay trong Chính Pháp, hết thảy những gì mà tôi muốn—nói thẳng ra—chính là sự ‘tuyển trạch’ của vũ trụ tương lai, chính là những gì cần cho vũ trụ tương lai. (vỗ tay) Là sinh mệnh của cựu vũ trụ, bao gồm hết thảy các nhân tố sinh mệnh, thì trong sự kiện Chính Pháp này, trong sự tuyển trạch của tôi, thì tất cả các sinh mệnh đều chiểu theo điều tôi tuyển trạch mà viên dung nó, chọn ra biện pháp tốt nhất của chư vị, không phải là để biến đổi những gì mà tôi muốn, mà là chiểu theo [lời] mà tôi nói để rồi viên dung nó; đấy là Thiện niệm to lớn nhất của các sinh mệnh trong vũ trụ. (vỗ tay)” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều tôi ngộ chưa đúng.

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/24253

http://www.pureinsight.org/node/1927



Ngày đăng: 21-04-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.