Thiển đàm về cải biến từ căn bản
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm
[ChanhKien.org]
Đọc bài giảng của Sư phụ trong Giảng Pháp tại các nơi III khiến tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang trong quá trình Chính Pháp và cựu thế lực đã thiết lập tầng tầng những quan nạn lớn, cản trở Sư phụ Chính Pháp, chúng gọi đó là “khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp”. Chúng chỉ muốn cải biến người khác chứ không cải biến bản thân, không muốn cải biến bản thân từ căn bản.
Từ tâm thái này của cựu thế lực, tôi tự hỏi liệu những người tu luyện, đặc biệt là bản thân tôi, có tồn tại tâm thái này hay không? Ban đầu, tôi bước vào tu luyện ôm giữ những chấp trước căn bản, sau khi vấp ngã, dưới sự điểm hóa của Sư phụ tôi nhận ra bản thân vẫn còn tồn tại những chấp trước căn bản này. Vậy nên tôi đã nỗ lực tu bỏ chúng, không ngừng quy chính bản thân, cho đến bây giờ, tuy cũng có lúc vấp ngã trên con đường tu luyện nhưng bước đi cũng ngày càng vững chắc hơn.
Vậy “căn bản” là gì? Hiện tại tôi lý giải rằng cảnh giới mà người tu luyện đạt được cuối cùng là vô tư vô ngã, đây là vấn đề căn bản, còn vấn đề căn bản của người thường là vị tư vị ngã. Đây là hai cảnh giới khác biệt một trời một vực giữa người và Thần. Người tu luyện phải tu khứ tư niệm và cải biến bản thân từ căn bản mới có thể đạt đến cảnh giới tối cao của các Giác Giả chân chính trong vũ trụ mới, cải biến quan niệm tự ngã đã hình thành hàng trăm nghìn năm trong xương tủy và hết thảy cái lý của con người sinh ra từ đó, đây chính là cải biến bản thân từ căn bản, đây cũng là cơ điểm tu luyện mà người tu luyện phải nắm chắc từng thời khắc. Chỉ bằng cách nắm chắc cơ điểm này, chúng ta mới có thể đi cho chính từng bước mà Sư phụ an bài, như thế sẽ thăng hoa rất nhanh trên con đường tu luyện. Tôi thể ngộ rằng nếu chúng ta học Pháp tốt, học Pháp thật nhiều, xác định rõ mục tiêu tu luyện và cảnh giới cuối cùng đạt được, thì có thể nắm chắc được cơ điểm của tu luyện, thì sẽ không bị vấp ngã và sai lệch khỏi Pháp. Mà điều “căn bản” này chính là cơ điểm của tu luyện. Không xác định rõ cơ điểm thì căn bản không thể cải biến, vẫn là trạng thái của người thường. Việc tu luyện như vậy cũng như bèo nổi trên nước, sớm muộn gì cũng bỏ cuộc giữa chừng.
Chỉ muốn thay đổi người khác chứ không muốn thay đổi bản thân, đó là tâm thái của cựu thế lực. Nếu một người tu luyện cũng mang tâm thái này, thì người đó đang đi theo con đường của cựu thế lực, hướng ngoại và không tu luyện bản thân. Luôn yêu cầu người khác phải thế này thế kia mà không tìm ở bản thân, không tu bản thân, đó là hành vi của người tu luyện sao? Người đó cũng không được coi là người tu luyện chân chính, bởi vì chỉ yêu cầu người khác cải biến mà không từ căn bản cải biến bản thân, như vậy vĩnh viễn không phải là người tu luyện, hơn nữa còn rơi vào nguy hiểm, đối mặt với kết cục bị đào thải. Chỉ có học Pháp tốt, luôn dựa theo Pháp, từ căn bản cải biến trạng thái người thường, chúng ta mới có thể không ngừng đạt đến tiêu chuẩn của người tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, cuối cùng phản bổn quy chân, cùng Sư phụ quay trở về.
Trên đây là một chút thiển ngộ của tôi xin chia sẻ cùng mọi người.
Tạ ân Sư phụ !
Xin cảm ơn các đồng tu!
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/271621
Ngày đăng: 02-03-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.