Hướng nội tìm, tu khứ tâm oán hận



Tác giả: Lục Văn

[ChanhKien.org]

1. Sự nguy hiểm của oán

Oán là gì? Oán là độc. Oán ở trong tâm, chính là thiêu trong lửa đố kỵ, oán ở trên miệng, là dùng lời ác làm tổn thương người khác. Không oán mới có đức, vô oán mới có thể xuất Tam Giới.

Sư phụ nói:

“Cầu Phật không được, liền bắt đầu oán Phật: ‘Tại sao Ngài không giúp con? Hàng ngày [con] đốt hương dập đầu lạy Ngài [cơ mà].’ Có người vì điều này mà quăng cả tượng Phật, từ đó [lăng] mạ Phật……. coi những khổ [nạn] trong cuộc đời là bất công đối với mình; có nhiều người suy sụp mà rớt xuống” [1]

Có cái oán đến từ truy cầu, cầu không được thì tâm sinh oán. Oán có thể sinh đố kỵ, có thể sinh ra phẫn hận, có thể sinh nộ hỏa, có thể sinh thống khổ, sinh đấu tranh, sinh ác độc, có thể khiến tâm tính người ta rớt xuống, oán có thể khiến người ta rớt tầng thứ, khiến người ta hủy đến đáy.

Có đồng tu oán mẹ chồng, hận chồng, mãi không buông xuống được, tích oán thành tật, ôm hận mà ra đi. Có đồng tu oán lẫn nhau, coi thường lẫn nhau, mâu thuẫn trùng trùng, công kích lẫn nhau trong nội bộ. Có đồng tu cảm thấy mình phó xuất nhiều, gánh vác nhiều, nhưng bệnh tật lại đầy thân, trong tâm thầm oán Sư phụ, mà oán là vật chất màu đen, vừa khớp là cản trở Pháp lý hiển hiện, cũng làm gián cách cản trở thần thông của Sư phụ, cuối cùng bị cựu thế lực đào thải rớt đi.

Có câu: “Kẻ oán trời thì vô chí, kẻ oán người thì cùng khổ”. Một sinh mệnh mà oán lực càng lớn, thì nghiệp lực cũng càng lớn, cũng là càng xấu, cũng sẽ càng khổ, sẽ càng nguy hiểm. Nếu không kịp thời thành trừ oán hận, thời gian dài qua đi, thì có thể chiêu mời oán quỷ đến nhà, ác quỷ bám lên thân, ma nạn, bệnh khổ, nguy hiểm sẽ liên tiếp kéo đến. Một số đồng tu mà trạng thái cứ mãi không tốt, có trường hợp mà căn nguyên chính là tâm oán hận không bỏ. Chỉ khi không oán không hận, Thiện một cách khoan dung từ bi, mới có thể gặp hung hóa cát, hóa nguy thành an.

Từ cổ đến nay, một sinh mệnh mà oán hận Sư phụ, thì không xứng đáng tu luyện, cũng không thể tu luyện, bởi vì ma tính quá sâu và nặng, Phật tính quá mỏng. Trong tu luyện Đại Pháp, nếu oán hận Sư phụ thì không xứng được học Pháp, không xứng được Đại Pháp canh tân, do vậy không thể khỏi bệnh. Thần chỉ có thể cứu người có lòng tin, không thể cứu người mang tâm oán, oán là không tin, là bất mãn, là mang hận.

2. Oán là ma tính

Có cái oán đến từ việc tức giận bất công, tự nhận là mình không được đối xử công bình, trong tâm không cân bằng, cũng chính là đố kỵ. Không cân bằng, oán hận, đố kỵ đều là sinh mệnh ác, cũng chính là ma tính. Trong tâm có khổ, trong miệng có oán, trông khuôn mặt sẽ đáng ghét.

Oán hận ở trong tâm, là núi ác hỏa tiềm tàng, khi nó bùng phát thì có thể là cơn thịnh nộ xung lên tận đầu, có thể tranh đấu mắng chửi, cũng có thể giết người phóng hỏa, có thể tạo nghiệp nghiêm trọng. Những oán giận nhỏ mà không kịp thời ức chế, bài xích, phản đối, diệt trừ, thì sẽ không ngừng bành trướng, càng tích càng nặng, khi chúng ta đụng một cái là bất mãn, tranh cãi phàn nàn, tiếng oán đầy đường, lải nhải càm ràm, thì chính là chính niệm đã mất khống chế, thân thể đã giao cho oán hận khống chế rồi.

Cần thanh tỉnh nhận ra: oán là thù, oán là ma tính, oán là nghiệp lực, cần sáng suốt cảnh giác với chúng, phải nhận ra chúng mọi thời khắc, cần chủ ý thức thật mạnh để thanh trừ triệt để chúng.

3. Bản chất của oán

Sư phụ giảng:

“Hiện nay người ta như vậy đấy, hễ gặp vấn đề là trước tiên [họ] đẩy trách nhiệm, có tại họ hay không thì cũng đẩy cho [người khác].”[1]

Vì sao lại oán người khác? Là vì quy vấn đề là cho bên ngoài, chứ không phải bên trong, cũng chính là hướng ra bên ngoài, nên mới có oán. Làm sai, cuộc sống gặp phiền toái, tiền đồ vô vọng, đều tìm khuyết điểm của người khác, cũng chính là tâm bất mãn.

Khi oán hận người khác, thì căn bản là ta đang không ý thức được trách nhiệm của mình, thực ra nên hướng nội tìm ở chính mình.

Thời khắc mà chúng ta oán hận, thì chúng ta chính là hướng ngoại tìm, hướng ngoại cầu. Chính là không coi bản thân mình là người luyện công, không dựa trên Pháp suy xét vấn đề, không hướng nội tìm, cũng chưa thực tu. Người khác không hề xấu, mà là bản thân chưa thực tu, mới nhìn vào người khác, mới có tâm oán hận.

Oán là quan niệm hoàn toàn biến dị, Khổng Tử nói: “Bất oán Thiên bất vưu nhân” (Không oán Trời, không trách người); Mạnh Tử nói: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (Khi hành động mà không được như ý, thì cần phải quay lại tìm nguyên nhân ở bản thân mình). Mà trong tu luyện Đại Pháp, hướng nội tìm là căn bản để phân biệt giữa người thường và người tu luyện. Cho nên, hướng ngoại tìm rồi sinh tâm oán hận là một sai lầm tuyệt đối.

4. Biểu hiện của tâm oán hận

Oán là ma tính, là nghiệp lực tư tưởng, là vật chất, sinh mệnh, cũng chính là có hình tượng.

“Bởi vì ở không gian khác hết thảy đều có sinh mệnh, nghiệp cũng như thế.” [1]

“Nhưng chư vị biết chăng, thế nào là người xấu và người tốt? Chứa đựng trong tâm chư vị là những thứ hận, những thứ ác, thì mọi người nghĩ xem đó là sinh mệnh gì? Sẽ biểu hiện ra ở hành vi, thậm chí biểu hiện ngay trên mặt, người ta xem chư vị thảy đều là ác”. [2]

Luôn rên rỉ phàn nàn, giọng nói đầy khí hận, nhất định là hiện hết lên mặt, phẫn nộ xuất ra, ngôn ngữ sắc nhọn.

Hình ảnh của sinh mệnh oán hận giống như một oán phụ, đầu bù tóc rối, sắc mặt phờ phạc, cau có, thần tình oán giận, tiếp xúc với nó khiến người ta áp lực, phiền não, bất an. Ngay cả khi cô ấy trông giống như một nàng tiên, cũng chẳng có gì dễ thương cả. Sự oán hận cứng nhắc, lạnh lùng và giận dữ là những dấu hiệu của đau khổ và tội ác.

Những biểu hiện của sự oán giận bao gồm: buộc tội tùy tiện, chỉ trích vô căn cứ, luôn canh cánh trong lòng, không bao giờ quên, không thích mọi thứ, nói nhảm, phàn nàn khắp nơi, không thể buông bỏ và không thể tha thứ.

Con người càng oán hận, cừu hận bao nhiêu thì oán ma càng được nuôi dưỡng bấy nhiêu, oán ma càng trở nên mạnh mẽ và kiêu ngạo bấy nhiêu. Một số đồng tu có sắc mặt u ám lâu ngày, cơ bắp căng thẳng, nét mặt cộc cằn, nói ra là bới móc, mở miệng là phàn nàn, vì họ bị sức mạnh của oán hận khống chế. Sự oán trách của bản thân cũng dễ thu hút linh thể tầng thấp và ma quỷ, vì thế mà bị can nhiễu trường kỳ.

5. Hướng nội tìm, tu khứ tâm oán hận

Là một người tu luyện thành thục, có tố chất, khi gặp bất kỳ vấn đề nào, bất kỳ sai lầm nào, bất kỳ ma nạn nào, đều sẽ nhìn thẳng vào vấn đề, chủ động và tích cực tìm nguyên nhân ở tự mình, sai. Đó là không trốn tránh mâu thuẫn, không trốn tránh trách nhiệm mà vui vẻ phó xuất, gánh vác và chịu trách nhiệm. Chỉ bằng cách hướng nội tu luyện bản thân thật tốt và không oán trách đỗ lỗi cho người khác, mới có thể đề cao tầng thứ của mình.

“Nói thẳng ra, có thể đắc Pháp hay không, có thể tu đến rốt ráo hay không, [thì] can nhiễu của những người khác nhau là khác nhau, những phiền phức đều là do bản thân mình đã tạo trong quá khứ; ai cũng chớ có oán [trách]”.[3]

Chúng ta càng hướng nội, thì càng ít phàn nàn ra bên ngoài. Làm được hướng nội một cách vô điều kiện, sẽ không hướng ngoại nữa, và tự nhiên sẽ không oán không hận.

Người xưa có câu: Người thật sự tu Đạo thì không thấy lỗi ở người. Nếu thật sự không thấy lỗi người, chỉ tìm lỗi mình, thì cớ gì phải oán?

“Hễ có vấn đề hãy hướng nội mà tìm, đó là chỗ khác biệt căn bản giữa đệ tử Đại Pháp và người thường”. [4]

Bất cứ khi nào chúng ta oán giận, chúng ta không hướng nội, chúng ta oán trách điều gì thì chính là chưa buông bỏ được điều đó. Chúng ta oán giận ai, chính là chưa tha thứ cho họ. Hết thảy đều là vấn đề của chính bản thân mình. Tìm trong bản thân mình mà có khi còn chưa đủ, đổ lỗi cho người khác thì thật vô lý.

6. Biến oán giận thành biết ơn

Chúng ta sở dĩ oán hận người khác, là vì đứng trên góc độ người thường mà xét vấn đề, vì danh lợi tình của bản thân bị tổn hại mà oán hận. Từ góc độ của người tu luyện mà xét vấn đề, nếu như không có ai tạo ra mâu thuẫn, chúng ta căn bản không thể nhìn thấy nhân tâm, chấp trước, ma tính, cũng không thể đề cao lên trên.

Nếu như không có người gây cho ta thống khổ thì nghiệp chướng không thể tiêu mất, bệnh tật, khổ đau, tai họa các loại sẽ theo ta như hình với bóng, rất nguy hiểm. Nếu không có ai ức hiếp ta thì không ai cho đức, không đức thì không có công, không có tầng thứ, không quả vị. Nếu không có ai kích động, không có mâu thuẫn, thì sẽ không có sự đề cao tâm tính hay viên mãn trong tương lai.

Từ quan điểm này, hết thảy những tổn thương có phải đều là giúp ta giác ngộ, là sự trợ giúp và giúp đỡ sao? Thay đổi quan niệm của người thường và biến oán hận thành biết ơn là cách tốt nhất để tu luyện và loại bỏ oán hận.

Khi tâm oán giận nổi lên, hãy luôn niệm Pháp lý “Nhất cử tứ đắc”. Pháp là kiếm trảm yêu, Pháp là linh đơn có thể tiêu từ ma.. Sắt thép cứng rắn luyện qua trăm lần rồi cũng có thể biến thành mềm dẻo linh hoạt. Học thuộc Pháp kiên trì không trễ nải, nội dung học có tính nhắm thẳng chính là tiêu trừ ma tính và tăng cường Phật tính.

7. Tâm không dính bụi trần, không kết oán

Tu luyện chân chính không chỉ cần buông bỏ danh lợi bên ngoài, mà còn phải buông bỏ nhân tâm bên trong. Oán là tình cảm của con người, mê hoặc, si mê, mê đắm, tâm luyến phàm trần, tâm nhiều phiền nhiễu, nếu tâm không bụi trần, thì không oán giận. Nếu cứ ôm giữ oán hận, sẽ không thể trút bỏ lớp vỏ con người, cũng không thể trở thành một vị Thần.

Sư phụ giảng:

“Tôi tuyệt đối sẽ không có ân oán với con người. Chư vị nói tôi tốt, chư vị nói tôi xấu thì đều không động được tâm của tôi, do đó tôi có thể biết được tâm của chư vị”. [5]

Sư phụ nói:

“Tất nhiên, tôi sẽ không bao giờ oán hận bất kỳ ai, tôi chỉ giảng Pháp lý cho tất cả mọi người, giảng một đạo lý này. Cho dù chư vị lăng mạ tôi, tôi cũng không oán chư vị, bởi vì tâm của tôi không ở trong người thường”. [6]

Coi mình là người luyện công, Thần cao hơn người thường, tâm không ở nơi con người, sẽ không oán trách. Sư phụ giúp người, cứu người, thương người, tiếc người, không bao giờ trách người, nếu chúng ta oán trách người là hổ thẹn với lời dạy của Sư phụ và hổ thẹn với tư cách là đệ tử của Pháp.

8. Lời kết

Oán là gì, oán là độc. Oán trong tâm, chính là tâm luôn đố kỵ, oán trên miệng, chính là lời ác hại người, người tu luyện, nếu tâm luôn từ bi, thì miệng nói ra như nhả hoa sen, tâm oán hận là phải thanh trừ triệt để. Khi trong tâm chúng ta chứa đầy oán xưa hận cũ, thì chính là tích oán nặng nề. Khi cảm thấy uất hận, ủy khuất, thì là tự thiêu trong lửa đố kỵ; khi chúng ta thường xuyên chỉ trích, thì chính là tiếng oán đã lên ngôi; Đối với người khác; khi chúng ta muốn nói lời không hay về họ, chính là đang oán người khác, khi chúng ta soi mói bới móc, phải cách giác tâm oán giận đang dương nanh múa vuốt.

Oán ẩn trong tâm, oán bám vào thân, oán quấn quanh. Nó tìm đủ mọi cách để theo ta bất cứ lúc nào, nó tìm mọi cách đeo bám ta mọi lúc mọi nơi, nó mong ta luôn oán trách, để nó bổ sung năng lượng, khi đó nó mới có không gian để sinh tồn nó mới có thể tiếp tục tồn tại.

Nó sợ bị phát hiện, nó sợ bị thanh lý, nó đối kháng lại với việc bị tiêu diệt. Vì vậy, oán sẽ không tự mình biến mất, oán sẽ không cam tâm bị diệt trừ, chỉ khi chúng ta tích cực chủ động, mọi lúc mọi nơi cảnh giác với oán, tóm chặt nó, thanh trừ nó, giải thể nó, thì oán mới không có chỗ ẩn thân, oán mới dần bị tiêu vong, oán mới bị triệt để thanh trừ.

Oán là ác tự hại mình, oán là độc hại người, oán là tà, chiêu loạn quỷ. Có oán hận thì ít từ bi, có oán hận khó được cứu độ, oán nhiều thì phiền não nhiều. Không có oán hận, đức hạnh tăng; tu khứ oán, thiện tự sinh, oán hận tiêu tâm mới lạc. Không oán mới có đức, không có oán mới siêu thoát. Người có oán, người có khổ, Phật vô oán, Phật vô ưu. Buông bỏ oán hận, buông bỏ đúng sai, bỏ tranh đấu, tha thứ cho người khác, bỏ đi nhân tâm thì thân nhẹ nhàng, viên mãn và thăng hoa bản thân. Chỉ khi buông bỏ oán hận, chúng ta mới có thể tự tại, thanh tịnh và giải thoát.

Chỉ là một góc nhìn nhỏ của bản thân, xin từ bi góp ý.

Ghi chú:

[1] Sách của Sư phụ Lý Hồng Chí: Chuyển Pháp Luân

[2] Sách của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014”

[3] Sách của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Pháp Luân Đại Pháp giảng Pháp các nơi 7”, “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2006”

[4] Sách của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Tinh tấn yếu chỉ”

[5] Sách của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân”

[6] Sách của Sư phụ Lý Hồng Chí: “Giảng Pháp tại Pháp hội Australia 1999”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/271430



Ngày đăng: 11-12-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.