Suy ngẫm về giáo dục
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[ChanhKien.org]
Kính chào Sư phụ tôn kính!
Chào các bạn đồng tu!
Khi thấy thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Chánh Kiến, tôi thật sự muốn tham gia. Tôi là một học viên lâu năm đã tu luyện Đại Pháp từ năm 1995, nhưng trước đây tôi không tinh tấn. Gần đây, với sự trợ giúp của các đồng tu, tôi đã có thể truy cập vào trang web Dongtaiwang và vượt tường lửa. Sau khi đọc các bài chia sẻ trên Minh Huệ và Chánh Kiến, tôi thật sự nhận thấy có khoảng cách rất lớn giữa mình và các đồng tu. Gần đây, tôi đã trở nên tinh tấn hơn trước nhiều.
Quan điểm của tôi về giáo dục trong gia đình
Tôi có một cậu con trai 4 tuổi tên là Viên Viên (hóa danh), rất khỏe mạnh và đáng yêu. Trong xã hội hiện nay đã xuất hiện chứng bệnh lạ khiến phụ nữ khó mang thai. Một số người tôi biết đã phải dùng đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, có người thành công, có người không. Khi mới kết hôn, tôi và chồng (chồng tôi không tu luyện Đại Pháp) không có kế hoạch sinh con. Bởi ngày nay việc hiếm muộn khá phổ biến, nên gia đình chồng tôi cũng lo lắng về điều đó, họ từng nghĩ rằng tôi cũng hiếm muộn như vậy. Sau này, khi muốn có con, tôi lập tức mang thai được ngay. Thai nhi rất khỏe mạnh, đó là nhờ phúc lành có được từ việc tu luyện Đại Pháp.
(1) Giúp con trai đắc Pháp
Khi mang thai Viên Viên, tôi đều nghe Pháp mỗi ngày. Sau khi sinh, tôi không chỉ bận bịu với công việc mà còn phải chăm con và làm việc nhà, từ đó buông lơi tu luyện. Chồng tôi phản đối tôi tu luyện và cũng không muốn cho Viên Viên đắc Pháp. Tôi thường tự hỏi làm thế nào để đột phá trạng thái này.
Một ngày, tôi đọc được đoạn Pháp Sư phụ giảng:
“Đệ tử: Con luyện công con trai phản đối.
Sư phụ: Phải rồi, có một số người có tình huống này, người nhà phản đối. Đó còn phải xem bản thân chư vị, nói chung là đã bước vào tu luyện thì sẽ có khảo nghiệm. Vậy thì có thể có ma tới lợi dụng con trai của chư vị để can nhiễu chư vị. Nếu chư vị thực sự bước vào tu luyện Đại Pháp, chư vị thật sự có thể tu, thì tôi sẽ xử lý. Trong khi can nhiễu tôi sẽ thấy được chư vị nghĩ thế nào, còn muốn luyện hay không, bởi vì tu Phật chính là nghiêm túc, ý chí không kiên định thì đều không được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])
Sau khi chia sẻ với đồng tu, tôi ngộ ra rằng mình nên để Viên Viên (3 tuổi) bắt đầu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Tôi không ngờ rằng Viên Viên đã thật sự làm động tác hợp thập và niệm theo. Tôi đọc Pháp cho cháu nghe lúc bố cháu không có nhà, và dặn cháu đừng để ai biết, Viên Viên đều hiểu. Khi nghe kể rằng các đệ tử Đại Pháp bị bức hại, cháu đã khóc. Cháu cũng thường hỏi tôi rằng việc trở về Thiên thượng có mỹ diệu hay không.
(2) Viên Viên cắn móng tay
Vì thời gian trước đây tôi buông lơi tu luyện nên không giữ vững tâm tính; tôi thường cãi vã và thậm chí động thủ với chồng. Mỗi lần chúng tôi cãi nhau, Viên Viên (3 tuổi) đều lo lắng và ngăn chúng tôi: “Đừng! Đừng cãi nhau nữa!” Tôi đã không nhận ra đó là điểm hóa của Sư phụ, một vài lần tôi đã thực sự động thủ với chồng. Bởi trạng thái tu luyện của tôi không tốt, còn nhiều tâm chấp trước, không thể khai sáng hoàn cảnh gia đình, Viên Viên dần dần đã sinh ra một thói quen xấu, cháu thích cắn móng tay của mình. Cháu cắn đứt đôi móng tay, làm nó chảy máu và mưng mủ. Chúng tôi đã thử mọi cách để ngăn cháu làm vậy: từ dọa nạt, trách mắng, bôi thuốc vào các ngón tay đến mua đồ chơi nếu cháu không cắn móng tay; nhưng tất cả đều vô dụng.
Một ngày nọ, tôi nhận thấy cháu không cắn móng tay nữa. Hôm sau, mẹ tôi, cũng là một đồng tu, hỏi tôi rằng Viên Viên còn cắn móng tay nữa không. Tôi đáp rằng không. Mẹ tôi nói bà đã phát chính niệm nhắm thẳng vào tình trạng của Viên Viên. Lúc đó, tôi không tinh tấn nên bán tín bán nghi về điều này. Sau đó, Viên Viên lại cắn móng tay trở lại.
Một thời gian trước, tôi tăng cường học Pháp và có thể phát chính niệm mỗi ngày để thanh trừ tà ác. Một ngày, khi phát chính niệm, dù tôi vẫn hoài nghi về uy lực của phát chính niệm (tôi có nghi tâm – luôn nghĩ rằng mình không tinh tấn nên không biết chính niệm của mình có thật sự khởi tác dụng không), tuy nhiên, khi nhắm mắt làm động tác thủ ấn đại liên hoa, tôi chợt thấy trước mắt mình là một màu xám, và có vài tiểu bào màu trắng trong suốt từ hai bàn tay tôi chầm chậm thăng lên. Dù cảnh tượng này không kéo dài lâu, nhưng rất rõ ràng, rõ hơn cả khi tôi mở mắt và dùng kính để nhìn (lúc ấy phát chính niệm tôi nhắm mắt và bỏ kính). Bây giờ, tôi vẫn có chút hưng phấn mỗi khi nghĩ lại. Kể từ khi đắc Pháp, đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy không gian khác.
Kể từ đó, tôi chú trọng hơn vào việc phát chính niệm và dĩ nhiên tôi đã có thể thanh trừ tà ác can nhiễu Viên Viên học Pháp. Gần đây, thông qua học Pháp, tâm tính của tôi đã nâng lên. Hầu hết những lần đối mặt với cơ hội đề cao do chồng mang lại, tôi đều có thể giữ vững tâm tính của mình. Bây giờ, Viên Viên chỉ thỉnh thoảng mới cắn móng tay.
(3) Con khủng long đồ chơi biến mất
Một lần, mẹ tôi, cũng là một đồng tu, đưa Viên Viên đi chơi. Bà nhìn thấy một món đồ chơi nhỏ nằm trên mặt đất và bảo Viên Viên nhặt lấy mang về nhà. Khi bà kể với tôi chuyện này, tôi cảm thấy làm vậy không đúng nhưng không nói gì cả. Sau đó, mẹ tôi lại đưa Viên Viên đi chơi, và khi nhìn thấy một món đồ chơi trên mặt đất, bà lại tiếp tục bảo Viên Viên nhặt lấy mang về nhà. Biết được việc này, tôi đã yêu cầu hai bà cháu trả lại cả hai món đồ chơi về đúng chỗ mà họ đã nhặt được nhưng họ không chịu. Vài ngày sau, mẹ tôi lái xe đạp điện đưa Viên Viên đi mua một con khủng long đồ chơi cỡ lớn. Khi về đến nhà thì phát hiện con khủng long đã biến mất, có lẽ nó đã rơi ra khỏi xe. Viên Viên bật khóc rất thương tâm. Mẹ tôi chợt nhận ra rằng bà đã không dạy cháu mình chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, từ đó làm tăng trưởng tâm lý tự tư của cháu.
Sư phụ đã giảng rất rõ trong mục “Vấn đề liên quan đến thiên mục” (“Bài giảng thứ hai”, Chuyển Pháp Luân):
“Từ vũ trụ chúng ta mà xét thì thấy “khôn khéo” ấy đã sai quá rồi; bởi vì chúng tôi giảng tuỳ kỳ tự nhiên, đối với lợi ích cá nhân cần coi nhẹ. Nó mà khôn kiểu ấy, chính là chạy theo lợi ích cá nhân. “Đứa nào nạt dối con, con hãy tìm thầy giáo nó, tìm cha mẹ nó”; “thấy tiền [rơi] con hãy nhặt [bỏ túi]”, toàn giáo dục trẻ như thế. Từ bé đến lớn đứa trẻ tiếp thụ những thứ như thế rất nhiều, dần dần tại xã hội người thường tâm lý tự tư của nó càng ngày càng lớn; nó chỉ muốn chiếm lợi riêng cho mình, và nó sẽ tổn đức.”
Trong quá trình nuôi dạy con cái, người lớn chúng ta cần luôn luôn chú ý đến các chủng tâm chấp trước của bản thân, chớ nên coi đó là chuyện nhỏ, cần phải chiểu theo Pháp mà quản giáo con cái.
Mẹ tôi và tôi lập tức giải thích cho Viên Viên lý do vì sao không nên tham chiếm những lợi ích nhỏ nhoi và Viên Viên đã hiểu ra vấn đề.
Quan điểm của tôi về giáo dục học đường
Tôi dạy học tại một trường tiểu học công lập nội thành. Giáo dục học đường luôn là một chủ đề nóng trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Từ nhỏ, tôi đã mong muốn sau này được làm giáo viên. Đó là vì vào những năm 1990, khi tôi học tiểu học, giáo viên là một nghề tương đối được xã hội coi trọng, dù thu nhập không cao. Nhưng không ngờ rằng, khi đã thật sự trở thành một giáo viên, tôi mới phát hiện nghề giáo đã xuất hiện những biến đổi to lớn: phụ huynh và học sinh không còn quá kính trọng hoặc nghe theo lời thầy cô, mà trái lại, giáo viên lại phải nghe lời Hội phụ huynh. Phụ huynh và học sinh có thể gọi đến đường dây nóng của Bộ giáo dục để phản ánh về giáo viên, dù chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt. Nếu trong công việc có vấn đề gì xảy ra thì lãnh đạo hầu như trước tiên đều đẩy trách nhiệm cho giáo viên. Môi trường giữa các giáo viên với nhau cũng không thuần tịnh, lục đục đấu đá nghiêm trọng.
(1) Giáo viên không giữ vững những phẩm hạnh truyền thống
Thời xưa, giáo viên luôn nhận được sự kính trọng trong xã hội. Nhưng giáo viên thời nay lại mang tiếng xấu, có thu nhập và địa vị xã hội thấp, nguyên nhân chính là do cuộc Đại Cách mạng Văn hóa của Trung Cộng. Bên cạnh đó, đạo đức nhà giáo băng hoại nghiêm trọng, khiến nghề giáo không còn được phụ huynh và học sinh tôn trọng nữa. Luôn luôn có những thông tin về việc giáo viên trừng phạt thân thể học sinh, cưỡng gian học sinh, hay nhận hối lộ. Theo quan sát của tôi, vì người giữ chức hiệu trưởng cũng đồng thời là bí thư của tà đảng nên họ sẽ dùng phương thức “giả, ác, đấu” của Trung Cộng để quản lý trường học, chia các giáo viên thành hai bộ phận để lôi kéo hoặc trấn áp, cài các “giáo viên nội gián” vào mỗi văn phòng để kịp thời phát hiện những người bất đồng ý kiến. Đồng thời, “quan chức của tà đảng không ai không tham ô”, đại bộ phận lãnh đạo đều dùng chức vụ của mình để tham nhũng.
Trong bầu không khí ấy, thật khó có thể tìm thấy sự đoàn kết giữa các giáo viên. Giáo viên lẽ ra phải là những người có tư cách đạo đức tốt, nhưng có không ít người có quan hệ ngoài hôn nhân, kích động thị phi giữa các đồng nghiệp, nói xấu sau lưng về giáo viên khác với phụ huynh học sinh, một số còn nhận hối lộ dưới hình thức quà tặng hoặc tiền mặt. Tại các ngôi trường nhỏ, giữa các đồng nghiệp lại chia thành nhiều nhóm, không ngừng tranh đấu lẫn nhau để thăng quan tiến chức. Hiện tại, tình huống các trường tiểu học phải tiếp nhận những học sinh không khỏe mạnh đang trở nên nghiêm trọng. Ở một số trường tiểu học trong thành phố chúng tôi, cứ hai lớp thì có ít nhất một trẻ không khỏe mạnh, một số lớp còn có đến hai cháu như vậy. Những trẻ này có thể bị bại não, tự kỷ, bại liệt, động kinh, tâm thần phân liệt, hoặc các bệnh khác. Nhưng hầu hết các giáo viên không thực sự thương cảm những trẻ như vậy, trái lại họ phàn nàn rằng tại sao chúng lại được phân vào lớp của họ, hoặc chế giễu chúng.
(2) Học sinh và phụ huynh lâm vào tình cảnh khó khăn
Đáng thương nhất là những đứa trẻ! Trẻ em ngày nay uống sữa bột nhiễm độc, ăn rau chứa nhiều thuốc trừ sâu và thịt lợn chứa chất tạo nạc. Khi đến trường, chúng học văn hóa đảng, và ngưỡng mộ nhầm những người được phong là anh hùng. Tà đảng kiểm soát tư tưởng giáo dục rất nghiêm ngặt. Học sinh lớp Một đã bị yêu cầu gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong (một tổ chức của Trung Cộng), đeo khăn quàng đỏ mỗi ngày, nếu không sẽ bị trừ điểm. Mỗi học kỳ, nhà trường đều tổ chức các cuộc thi hát ca khúc về đảng, và tất cả các lớp đều phải tham gia. Học sinh phải vẽ báo tường về chủ đề yêu nước, viết cảm nghĩ sau khi xem những bộ phim chính luận như “Tổ quốc và tôi”. Mỗi học kỳ, học sinh đều phải tham gia các lớp học [mà tôi gọi là] tẩy não. Hàng tuần, khi tổ chức chào cờ, học sinh đều phải nói những lời ca ngợi đảng và hát những bài hát của tà đảng. Hàng ngày, những gì các em được nghe là triết học đấu tranh; ngay cả những điều truyền thụ từ giáo viên dạy tư tưởng đạo đức, văn hóa truyền thống cũng đều là văn hóa đảng. Thêm vào đó, trò chơi điện tử, trò chuyện trực tuyến, phim truyền hình … tất cả đều đang kéo các em học sinh đi xuống.
Phụ huynh ngày nay đòi hỏi cao ở các giáo viên, và họ luôn nhìn giáo viên với ánh mắt hoài nghi. Bởi vậy, mâu thuẫn giữa phụ huynh học sinh và giáo viên ngày càng trở nên gay gắt. Một số phụ huynh không biết làm thế nào để giáo dục con cái của họ. Khi giáo viên dùng văn hóa đảng biến dị để thuyết phục các bậc phụ huynh, thì có thể đoán được kết cục ra sao.
Có lần, một đồng nghiệp nói với tôi: “Chị thật ngốc!” Nghe vậy, tôi rất cao hứng vì tôi không muốn mình cũng giống như họ.
(3) Đi tìm lối thoát cho giáo dục
Một lần, lãnh đạo Sở Giáo dục trực tiếp hỏi các giáo viên trẻ: “Chúng ta có thể làm gì để nâng cao đạo đức nghề nghiệp?” Một số người trả lời: “Đạo đức của giáo viên và giáo dục trong gia đình của người đó có quan hệ với nhau”; một số khác đáp: “Giáo viên nên tự lấy mình làm gương cho học trò”; có người lại nói: “Để nâng cao đạo đức nghề nghiệp, cấp trên có thể tổ chức để giáo viên đến thăm các trại trẻ mồ côi hoặc gia đình của các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Có lẽ, ngay chính các lãnh đạo cũng không biết đáp án cuối cùng của vấn đề là gì.
Vì sao ngành giáo dục hiện nay lại có nhiều loạn tượng như vậy? Liệu việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên có thể giải quyết tình trạng đó chăng?
Kỳ thực, Sư phụ từ bi vĩ đại đã giảng:
“Thần dã bất Thần
Nhân gian vô Đạo
Chính niệm hà tồn”
Tạm dịch:
“Thần cũng chẳng Thần
Nhân gian vô Đạo
Chính niệm tìm đâu”
“Tượng Phật A Di Đà, Thánh Maria còn được đặt ở nghĩa địa.” (“Giảng Pháp tại thành phố New York”, Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])
Con người còn không kính sợ Thần, vậy làm sao họ có thể kính trọng một giáo viên chỉ mang danh nhưng toàn thân đầy nghiệp lực đây?
Chúng ta cần làm thế nào để giáo dục học đường trở nên tốt hơn? Dĩ nhiên, là một đệ tử Đại Pháp, tôi biết chỉ có một cách duy nhất là chiểu theo Pháp mà làm.
Khi đối xử với đồng nghiệp, tôi cố gắng không nghĩ đến chuyện được mất. Lúc đầu, chỉ có mình tôi dọn dẹp văn phòng. Dần dần, dưới ảnh hưởng của tôi, các đồng nghiệp cũng chủ động trực nhật. Văn phòng chúng tôi đều được mọi người đánh giá là văn phòng sạch sẽ nhất. Thường ngày, tôi không nói chuyện thị phi, không gây mâu thuẫn gián cách. Dần dần, không khí tại nơi làm việc trở nên tốt hơn. Vào ngày Nhà giáo, phụ huynh học sinh thường khó tránh khỏi việc tặng quà. Mỗi khi học sinh tặng tôi, dù chỉ là đồ ăn nhanh hay những đóa hoa thì tôi đều từ chối, chỉ nhận những tấm thiệp do các em tự tay làm. Những gì tôi nhận được chính là sự tôn trọng từ phụ huynh và học sinh.
Khi các học sinh trong lớp đánh nhau, tôi sẽ để chúng tự tìm thiếu sót của mình và suy ngẫm về bản thân, nhờ vậy mà mâu thuẫn có thể được giải quyết tốt đẹp, các học sinh đối xử với nhau tốt hơn và mối quan hệ giữa chúng cũng trở nên hòa thuận hơn.
Trên lớp, tôi chủ động hạ thấp lý luận đấu tranh mà tà đảng yêu cầu giáo viên tuyên truyền cho các học sinh. Tôi tận dụng các buổi họp lớp làm cơ hội để giảng về văn hóa truyền thống và kể những câu chuyện nhỏ về lòng khoan dung, nhẫn nại, chân thành, thiện lương cho các em. Tôi khen ngợi khi các em làm tốt ở một phương diện nào đó. Nhờ vậy, không khí lớp học càng ngày càng trở nên tốt đẹp.
Chỉ bằng cách chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, giữa phụ huynh và giáo viên mới có thể trở nên hài hòa, và việc quản lý học sinh mới trở nên thuận lợi.
Trên đây là những hiểu biết cá nhân của tôi.
Dịch từ:
Ngày đăng: 06-10-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.