Giáo dục mất phương hướng



[ChanhKien.org]

Một khi truyền thống văn hóa cổ xưa suy bại, giáo dục chắc chắn sẽ đi chệch hướng. Khi trí huệ chân chính và tiêu chuẩn đạo đức làm người dần dần bị con người vứt bỏ và lãng quên thì các loại tư tưởng mới liên tiếp xuất hiện. Sự phồn vinh bề ngoài của “Tiếp thu tất cả” và “Trăm hoa đua nở” thực chất là sự biểu hiện tư tưởng hỗn loạn trong lĩnh vực giáo dục và thậm chí toàn bộ xã hội, những xuất hiện đa phần chứa đầy ma tính. Sau khi văn hóa Nho gia và truyền thống Cơ đốc giáo suy bại, giáo dục mất phương hướng.

Vào giữa thế kỷ trước, cùng với sự phát triển của triết học kinh viện và sự vay mượn từ triết học Hy Lạp cổ đại, tri thức dần dần thay thế tín ngưỡng và trí tuệ, hình thức sơ khai của trường đại học hiện đại đã xuất hiện. Sau đó, khoa học ngày càng trở thành nội dung chính của giáo dục, trong khi địa vị của truyền thống Cơ đốc giáo trong giáo dục ngày càng suy giảm, trong giáo dục đầy rẫy nội dung của thuyết vô thần. Với sự lan rộng của chủ nghĩa tự do, nền giáo dục phương Tây hiện đại bị mắc kẹt trong vũng lầy phóng túng tự do, trong thời đại đa nguyên hoa cám dỗ đó, con người đã ngày càng xa rời bản chất con người.

Ở Trung Quốc, sau khi chế độ thi cử triều đình bị bãi bỏ vào năm 1905, số lượng trường học kiểu mới và trí thức mới đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ phần tử tri thức theo Nho học truyền thống giảm đi rõ rệt, khoa học phương Tây và quan niệm tự do dân chủ dần dần thay thế văn hóa Nho gia trở thành nội dung chủ yếu của giáo dục. Kể từ phong trào Ngũ tứ, cùng với sự phê phán văn hóa Nho gia và sự phế bỏ lối viết văn ngôn, văn hóa Nho gia truyền thống đã bị chấm dứt. Kể từ đó cho đến nay, mục tiêu của giáo dục phát sinh sự chuyển biến trọng đại.

Giáo dục truyền thống lấy với trọng tâm là văn hóa Nho gia đã truyền thụ cho con người tiêu chuẩn an thân lập mệnh, nói khái quát chính là “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín”; mà khoa học thực chứng của phương Tây và trào lưu tư tưởng tự do dân chủ yếu liên quan đến kỹ thuật để lợi dụng tự nhiên và tri thức để quản lý quốc gia, những nội dung này đều thuộc về “Khí học” 器学 (tức là học cái công dụng), không phải là “Đạo học” 道学 (tức là học về Đạo), đồng thời không nói cho con người làm thế nào để tiến hành tu dưỡng nhân cách, càng không hề chạm đến bản chất của đời người. Một khi người ta vứt bỏ văn hóa Nho gia truyền thống, giáo dục sẽ xuất hiện một khoảng trống ở phương diện dẫn dắt học sinh làm người như thế nào, dẫn đến mục tiêu chủ yếu của giáo dục là giáo dục học sinh cách làm người ra sao trên thực tế đã biến thành nâng cao năng lực và thu hoạch tri thức sao cho cực đại. Những kiến thức hiện đại này mang đến một loại quan niệm hoàn toàn khác so với nội hàm của văn hóa truyền thống. Vô thần luận, học thuật hóa, chủ nghĩa cá nhân, trào lưu cạnh tranh và đặt kỹ thuật lên trên hết ngày càng trở nên phổ biến, gây ra những thay đổi to lớn trong thế giới quan của mọi người.

Thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), giáo dục vẫn bảo lưu được thành phần văn hóa Nho gia và lấy huấn luyện dân chủ giáo dục là nội dung công dân. Nhưng trong tư tưởng giáo dục hiện nay, thành phần “Đức” 德 trong “Đức Trí Thể” 德智体 là mười phần trống rỗng, chẳng qua là phục tùng chính trị, chủ nghĩa tập thể và một chút biểu hiện văn minh bề mặt; còn “Trí” chỉ là khoa học và kỹ thuật. Nội hàm nhân văn, trí huệ cổ xưa và đạo đức luân lý chân chính đã bị bài xích và khinh thường nghiêm trọng.

Trong nền kinh tế thị trường những năm gần đây, đầu tư cho giáo dục thiếu thốn trầm trọng, giáo viên không còn sống thanh bần vui với đạo, giáo dục đang tiến lên công nghiệp hóa, ngành nghề giáo dục đã trở nên thiển cận, vì cái lợi trước mắt mà trường học đã trở thành nơi tập trung dạy kỹ thuật.

Bởi vì truyền hình, báo chí, truyền thông đăng tải các loại văn hóa ma tính lan tràn gây họa như ngôn tình, sắc tình, bạo lực, đánh đấm, chiến tranh v.v., nên đã làm tăng thêm các loại tiêm nhiễm bất lương trong xã hội như kẻ lừa người dối, lạm dụng quyền lực, tiền bạc là trên hết v.v., phụ huynh và giáo viên đều trong cảnh nước chảy bèo trôi, cuốn theo thời thế. Trong bối cảnh như thế, tâm hồn học sinh có thể nào không bị ô nhiễm nghiêm trọng đây?

Do những nguyên nhân nói trên, nền giáo dục đã ngày càng xa rời những vấn đề cốt lõi làm người như thế nào, và cùng thông đồng với xã hội biến chất để làm bậy, vì thế mọi mặt trong xã hội đều biểu hiện ra những hiện tượng bại hoại. Bất kể là người Trung Quốc đại lục cuồng nhiệt truy cầu năng lực và tri thức ra sao, hay là người phương Tây tôn sùng tự do quá độ như thế nào, chẳng những không giải quyết được sự thiếu hụt đạo đức của học sinh mà trái lại còn đẩy cho nhân tính biến dị hơn nữa. Giáo dục ban đầu là nhằm cung cấp cho con người sự chỉ đạo có thể thúc đẩy sự phát triển thiện lương tính trong cuộc sống, loại chỉ đạo này bao gồm các loại phẩm đức: thiện lương, vô tư (không ích kỷ), tiết chế (điều độ), khoan dung và tín ngưỡng Thần. Nhưng giáo dục ngày nay truyền bá những thứ đi ngược lại với nhân tính như cạnh tranh, xu lợi, kỹ thuật là trên hết, tùy tiện làm bậy, nhấn mạnh ham muốn vật chất v.v., từ đó trở thành chất độc nguy hại cho cuộc sống.

Hôm nay, Giang XX tại vấn đề đàn áp Pháp Luân Công, chà đạp ý dân, ép buộc học sinh đại lục kí tên ủng hộ hắn. Tất nhiên điều này đã chứng minh sự nham hiểm và độc ác của Giang XX, đồng thời cũng phản ánh thực trạng mất đạo đức cơ bản của con người trong giáo dục. Đáng tiếc cho những giáo viên và học sinh vì không biết, vì xu lợi mà đã phủ định và hủy diệt bản tính thiện lương của mình.

Sự suy bại của văn hóa truyền thống đã rất nặng nề, sự tuột dốc của giáo dục là một hình ảnh thu nhỏ của căn bệnh vô phương cứu chữa của xã hội nhân loại. Nếu con người không biết những chuẩn mực đạo đức mà con người nên tuân theo, nếu con người không xuất phát từ bản tính thiện lương mà dùng những quan niệm bại hoại để đối đãi trong cuộc sống, nếu giáo dục không khởi tác dụng trong ở phương diện đạo đức mà lại gây tác dụng ngược lại, như vậy thì những gì con người học được và đóng góp cho xã hội chỉ là ma tính, đây là điều cực kỳ nguy hiểm.

Tôi thấy rằng, chiểu theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” có thể xây dựng lại đạo đức con người. Chú ý bồi dưỡng năng lực và tri thức phong phú đồng thời chú trọng việc dạy làm người như thế nào, như vậy mới có thể giải quyết được vấn đề căn bản mà giáo dục phải đối mặt. Đây là trách nhiệm lớn nhất đối với xã hội và thế hệ mai sau.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/10157



Ngày đăng: 18-08-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.