Thiển đàm về câu: “Trẻ không đọc Thuỷ hử, già không đọc Tam quốc”



Tác giả: Sơ Trung

[ChanhKien.org]

“Thuỷ hử truyện”“Tam quốc diễn nghĩa” có thể trở thành tứ đại danh tác cổ điển và được lưu truyền đến ngày nay cũng có đạo lý của nó. Khi tôi còn nhỏ đọc liên hoàn họa (truyện tranh), người lớn thấy tôi đọc những cuốn sách như vậy thường nói một câu: “Trẻ không đọc Thuỷ hử, già không đọc Tam quốc”. Khi ấy tôi không lý giải được vì sao còn trẻ không nên đọc “Thuỷ hử truyện”. Rõ ràng câu chuyện Võ Tòng đánh hổ rất lôi cuốn người ta, cho dù trong đó có những đoạn nói về cuộc loạn luân giữa Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên, hay đoạn tả cảnh tượng đẫm máu lúc Võ Tòng nổi giận giết cả nhà Trương Đô Giám. Nhưng lúc đó tâm tư của chúng tôi không đặt ở phương diện này, mà chúng tôi chỉ cảm nhận thấy khí khái anh hùng và khí chất hiệp nghĩa toát ra từ người Võ Tòng, còn về chuyện tà dâm của Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên cho đến những cảnh tượng giết chóc đẫm máu, trong lòng lũ trẻ lúc đó hoàn toàn không xem trọng là mấy, chỉ xem như là một kiểu điểm xuyết cho câu chuyện thêm nổi, chúng càng tôn lên cái “nghĩa” của Võ Tòng.

Còn về câu “già không đọc Tam quốc”, lên cấp ba tôi đọc nguyên tác cũng không hiểu được tường tận vì sao già không nên đọc “Tam quốc diễn nghĩa”. Lẽ ra khi con người ngày càng già đi, trải nghiệm xã hội nhiều hơn, sẽ càng có thể hội sâu sắc hơn về đủ loại trạng thái của xã hội, sự ấm lạnh của tình người thì họ sẽ có sự suy xét sâu xa hơn về đạo đức, lúc đó khi đọc lại “Tam quốc diễn nghĩa”, lẽ ra họ sẽ có lý giải sâu sắc hơn đối với biểu hiện của “nghĩa” qua khí phách lẫm liệt của Quan Vũ, phẩm chất trung nghĩa của Gia Cát Lượng, cái nhân nghĩa của Lưu Bị, một đời [uy dũng] kiêu hùng của Tào Tháo. Ngay cả khi sự lý giải Tam quốc ấy không được viết thành văn, thì cũng giống như kể chuyện cho trẻ con, phải chăng trẻ con vẫn được thụ ích?

Ngay cả sau này, khi tốt nghiệp đại học và bước chân vào xã hội, trong vòng luẩn quẩn của văn hóa đảng Trung Cộng, tôi cũng vẫn chưa hiểu được câu “Trẻ không đọc Thuỷ hử, già không đọc Tam quốc” này.

Chỉ sau khi đọc hai cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản”“Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản”, tôi nhận thức rõ về Trung Cộng – một tổ chức đại biểu cho tà linh cộng sản ở nhân gian- tôi mới dần nhận thức được câu nói trên không phải là có từ xa xưa, mà là do Trung Cộng cố tình bịa ra nhằm để phá hoại văn hoá truyền thống.

Cuốn sách “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” đã chỉ ra rằng: Tà linh cộng sản ở không gian khác được cấu thành từ “hận” và các chủng vật chất bại hoại tầng thấp trong vũ trụ này. Nó vốn dĩ là một con rắn, hình thức thể hiện khi đến tầng không gian bề mặt này chính là một con rồng đỏ. Nó cùng một giuộc với quỷ Satan, thù hận chính Thần và chính nghĩa. Mục đích của con tà linh này chính là nhằm hủy diệt nhân loại, trong những thời khắc sau cùng Thần đang quay lại để cứu chúng sinh này, nó khiến người ta không tin Thần, khiến đạo đức con người trở nên bại hoại, nghe không hiểu lời dạy của Thần mà cuối cùng bị đào thải, nguyên thần vĩnh viễn bị tiêu hủy. Với vai trò là tổ chức đại biểu của tà linh, ĐCSTQ đã và đang chấp hành mệnh lệnh của tà linh cộng sản hòng huỷ diệt nhân loại, trên thực tế, từ khi cướp chính quyền đến ngày nay, mọi thứ ĐCSTQ đã làm đều là vì mục đích huỷ diệt nhân loại.

Câu nói “trẻ không đọc Thuỷ hử” xem ra có vẻ rất quan tâm đến thanh thiếu niên, bởi vì trong truyện Thuỷ Hử có những cảnh mô tả sắc tình cũng như viết cách dẫn dụ phụ nữ hết sức chi tiết, chẳng hạn đoạn Vương Bà bày kế cho Tây Môn Khánh dụ dỗ Phan Kim Liên; còn có đoạn miêu tả chi tiết cảnh cướp đoạt, như Ngô Dụng lập mưu cướp Sinh Thần Cương v.v..; e rằng người trẻ tuổi vốn khí huyết dồi dào sẽ học theo những thứ xấu, nhưng thực tế hoàn toàn không phải chuyện như thế, thực ra Trung Cộng không có tốt bụng đến thế. Bộ phim truyền hình dài sáu tập “Võ Tòng” sản xuất vào những năm 1980 được quay trên cơ sở trung thành với nguyên tác, đoạn Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên cấu kết làm chuyện bất chính hoàn toàn không phải là trọng điểm của câu chuyện, dù trong phim có vài cảnh sơ lược, nhưng nhìn chung khán giả vẫn dễ dàng hiểu được rằng tâm điểm vẫn là ở tinh thần trượng nghĩa của Võ Tòng.

Bấy giờ khi “Thuỷ Hử truyện” còn chưa được khởi quay, giới truyền thông đã bắt đầu bàn luận về đoạn chuyện giữa Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên, ngoài ra báo chí cũng cố tình tiết lộ đạo diễn dự định chọn nữ diễn viên nào, rằng ekip chuẩn bị trình làng một bữa tiệc thị giác mạnh mẽ cho khán giả, v.v.., nhằm thu hút sự chú ý của khán giả tới phương diện nam nữ sắc tình, hoàn toàn không phải là mục đích phổ biến danh tác cổ đại, cũng không phải là ý nghĩa thực sự của việc các tác phẩm kinh điển được lưu truyền cho đến ngày nay. Trên thực tế đây là sự phá hoại ở mức độ sâu hơn đối với văn hoá truyền thống, dùng sắc tình, dục vọng để che lấp mất nội hàm chân chính của văn hoá truyền thống. Từ điểm này mà xét, phải chăng ĐCSTQ đang hủy diệt nhân loại thông qua việc phá hoại đạo đức con người?

Từ cái tên “Tam quốc diễn nghĩa” của cuốn sách chúng ta có thể nhìn ra rằng thông qua cuộc đọ sức về các phương diện về chính trị, kinh tế, quân sự… giữa ba nước để diễn dịch ra cái “nghĩa” mà cổ nhân tôn sùng với nội hàm khác nhau qua các cuộc xung động ở mỗi thời gian, địa điểm và khác nhau. Nếu một người có thể đứng từ góc độ “nghĩa” mà nghiên cứu Tam quốc, thì người càng lớn tuổi chẳng phải sẽ càng có chiêm nghiệm sâu sắc hơn, càng có kiến giải độc đáo hơn đối với chữ “nghĩa”, càng có ý nghĩa giáo dục và gợi mở hơn đối với hậu nhân sao?

Các nhà văn bồi bút của Trung Cộng cũng mặc sức “hiển lộ thần thông”, ra sức đàm luận về Tam quốc diễn nghĩa, nhưng họ nói tới nói lui cũng chỉ là chữ nghĩa trên bề mặt. Họ dùng hết bút mực gian trá mà bàn luận với Tào Tháo, bởi vì nhân vật Tào Tháo phù hợp với bản tính giả-ác-đấu của Trung Cộng, nhưng lại kín miệng như bưng khi nói đến Gia Cát Lượng, vì sợ đụng chạm đến tuyên truyền “mê tín phong kiến”, bởi vì đó là điều Trung Cộng không thích. Trung Cộng vốn phản đối Thần Phật, phản đối thần thông, phản đối trí huệ siêu thường, nếu họ làm nổi bật Gia Cát Lượng thì những lời dối trá của Trung Cộng chẳng phải sẽ bị lật tẩy sao?

Trên thực tế, Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất nhất trong “Tam quốc diễn nghĩa”, ông là một người tu luyện, vậy nên ông có thể giải quyết mọi việc một cách rõ ràng, rành mạch, hết thảy mọi việc đều nằm trong lòng bàn tay của ông. Tất cả những gì Gia Cát Lượng làm đều không điểm nào là đi ngược với thiên lý, ông đã vì nhân loại mà đặt định một cơ sở cho nền văn hóa thần truyền: thế nào là nghĩa, thế nào là trung, thế nào là nhân, lễ, trí, tín…; trong mỗi thời kỳ biểu hiện ra nội hàm này như thế nào; thông qua một đời lao tận tâm lực, cúc cung tận tụy, có thể nói là Gia Cát Lượng đã biểu hiện ra hết sức hoàn mỹ những phẩm đức truyền thống đó.

Trong tiểu thuyết “Trí Nang” của tác giả Phùng Mộng Long có viết rằng: Có một quan viên nọ đến đất Thục nhậm chức, y tự cho rằng Gia Cát Lượng chẳng có gì gọi là xuất sắc, luôn tỏ thái độ ta đây hơn người, sau đó người ngày gặp một một viên quan nhỏ từng làm việc dưới trướng Gia Cát Lượng, người ấy nói: “Tôi chưa từng gặp người nào có thể xử lý mọi việc thỏa đáng như Gia Cát Lượng”. Quan viên nọ liền lập tức thay đổi thái độ đối với Gia Cát Lượng.

Suy cho cùng, đó cũng là vấn đề về văn hoá. Ở trong nền văn hóa truyền thống, khi tư tưởng của con người không đặt trọng tâm vào sắc dục, kim tiền, mỹ nữ … mà chú trọng vào tu tâm dưỡng tính, nâng cao chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện bản thân như thế nào thì những thứ đi ngược với văn hoá truyền thống chỉ có thể là điểm xuyết, có cái không tốt làm điểm xuyết thì người ta mới có thể minh bạch ra cái gì là tốt; chỉ khi ai đó làm điều xấu và phải gánh chịu ác báo thì người ta mới càng thêm tin tưởng rằng chỉ có làm việc thiện mới mang đến phúc báo và tương lai tốt đẹp.

Trung Cộng huỷ hoại nền văn hoá truyền thống, dùng văn hoá đảng đối lập với trời đất, Thần Phật và nhân tính để tẩy não con người, mục đích là hướng tư tưởng con người về phía kim tiền, mỹ nữ, hưởng lạc, không để con người chú trọng tới những sự việc liên quan đến vận mệnh nhân loại như con người vì sao mà sống, mục đích con người đến thế gian này là để làm gì, v.v… Pháp Luân Công đã nói rõ rằng đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ là giá trị quan mà nhân loại nên có, và là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường mọi thứ tốt xấu. Trong “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công có nói rõ rằng: “Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người,”. Con người thực sự cần chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ mà hành sự, tu tâm dưỡng tính, như thế thiện niệm và lương tri của con người sẽ được khôi phục, thậm chí người tu luyện còn có thể đạt đến cảnh giới cao thượng hơn. Trung Cộng mưu đồ phá hoại đạo đức và huỷ diệt nhân loại của Trung Cộng, cho nên dù Pháp Luân Công chỉ có trăm phần lợi mà không có một phần hại đối với bất kỳ một quốc gia hay một dân tộc nào, nhưng Trung Cộng vẫn chọn con đường bức hại Pháp Luân Công một cách tàn khốc, cho đến tận ngày nay vẫn còn đang bức hại. Ngày nào mà Trung Cộng còn chưa bị diệt vong thì mưu đồ thông qua việc phá hoại đạo đức hòng đạt được huỷ diệt nhân loại của nó vẫn chưa chấm dứt.

Con người ngày nay đã không còn nghe lọt những câu mà người già khi xưa hay nói như “tích đức, tổ tiên tích đức”, “thiện ác hữu báo” v.v.. , tất cả đã bị Trung Cộng thay bằng đủ thứ đủ loại những câu “tục ngữ” mang tính phá hoại, bóp méo đạo đức như “lương tâm đáng giá bao tiền một cân”, “không lừa không dối không phát tài”, “vừa xu (xu nịnh) vừa tiền thăng quan phát tài, không xu không tiền ngồi yên một chỗ” v.v… Trung Cộng ngày nay đang khoác lên mình lớp áo văn hóa truyền thống, nhìn bề ngoài dường như là đang hồng dương cho văn hóa truyền thống, nhưng thực chất lại là phá hoại ở mức độ sâu hơn đối với văn hóa truyền thống và thúc đẩy đạo đức tuột dốc nhanh chóng. ĐCSTQ vẫn đang làm những điều xấu xa vô cùng nham hiểm nhắm vào mục đích tiêu diệt nhân loại.

Chỉ có minh bạch được chân tướng và quay trở về với truyền thống thì chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa thực sự mà tứ đại danh tác cổ điển được lưu truyền đến tận ngày nay. Chỉ có phá trừ văn hóa đảng và thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội mà bạn từng tham gia thì mới có được sự bảo hộ của Thần Phật, mới có thể nhờ sự giúp đỡ của Thần Phật mà thanh trừ những độc tố của tà linh Trung Cộng, mới thật sự cắt đứt với tà đảng Trung Cộng, mới có thể phá trừ hết thảy nhận thức sai lầm từ văn hoá đảng, từ đó mới có được chính kiến của bản thân mình!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/255183



Ngày đăng: 06-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.