Trung Cộng đã thu được gì từ cuộc bức hại Pháp Luân Công?



Tác giả: Trọng Nhâm

[ChanhKien.org]

Vào tháng 7 năm 1999, Trung Cộng đã sử dụng một phần ba nguồn lực tài chính quốc gia để phát động một chiến dịch bức hại mạnh mẽ nhắm vào Pháp Luân Công, với việc huy động toàn bộ bộ máy nhà nước, bao gồm quân đội, ngoại giao, tư pháp và các công cụ tuyên truyền. Hai mươi hai năm đã trôi qua, chúng ta không thể không đặt câu hỏi, rằng với số tiền ban đầu khổng lồ như vậy, Trung Cộng đã thu được gì trong chiến dịch đàn áp này?

1. Quan chức ngày càng tham nhũng

Từ xưa đến nay, tài đức vẹn toàn luôn là tiêu chí lựa chọn hiền tài. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, sau một thời gian dài dưới sự thống trị của Trung Cộng, những người càng có nhiều tính cách mạng thì càng dễ thăng tiến. Thời kỳ Giang Trạch Dân cầm quyền, quan chức của Trung Cộng ngày càng tham nhũng, hủ bại và việc này không ngừng gia tăng. Ví dụ, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, những quan tham trong quân đội đã nhận hàng tỷ đô la hối lộ lại được Giang Trạch Dân đề bạt làm phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 của Giang Trạch Dân, chính quyền Trung Cộng đã coi việc đàn áp Pháp Luân Công như một tiêu chuẩn mới cho việc thăng quan tiến chức. Ai ủng hộ cuộc đàn áp, ai có thành tích trong việc đàn áp, địa khu nào bắt được nhiều học viên Pháp Luân Công, kết án lao động khổ sai nhiều hơn, địa khu nào có tỷ lệ học viên Pháp Luân Công chuyển hóa cao hơn, địa khu nào không có thỉnh nguyện, thì Giang Trạch Dân sẽ đề bạt, trọng dụng quan chức tại các địa khu đó.

Chu Vĩnh Khang, một kẻ bại hoại, vì đóng vai trò tiên phong trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã được Giang Trạch Dân thăng chức từ Bộ trưởng Bộ Công an lên làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Cộng. Bạc Hy Lai, nguyên thị trưởng Đại Liên, đã được Giang Trạch Dân đề bạt làm tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh và Bộ trưởng Bộ Thương mại nhờ đàn áp điên cuồng đối với Pháp Luân Công. Ngược lại, những nơi không chủ động, không tích cực đàn áp Pháp Luân Công, nhẹ thì bị phê bình, cảnh cáo, nặng thì bị giáng chức, cách chức. Các quan chức Trung Cộng ở tất cả các cấp, vì để bảo vệ địa vị và lợi ích, cũng như để được thăng quan phát tài, đã không ngần ngại bán rẻ lương tâm của mình để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Qua cuộc đàn áp Pháp Luân Công, các quan chức hủ bại các cấp ngày càng trở nên mất nhân tính và lương tri, ngày càng trở nên khát máu, hủ bại.

2. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng

Trước khi Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công, hầu hết 32 tỉnh (bao gồm cả các khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương) trong cả nước, bao gồm Đông Bắc, Tây Bắc, Hoa Bắc và Tây Nam, tài chính đều rơi vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng. Doanh thu tài khóa của Trung Cộng chủ yếu đến từ các ngành độc quyền như thuế quan, thuốc lá và tài chính, cũng như từ các tỉnh duyên hải như Giang Tô và Chiết Giang. Để duy trì cân bằng kinh tế quốc nội, chính quyền trung ương đã phải phân bổ một lượng lớn thu ngân sách cho những tỉnh bị thiệt hại về kinh tế. Do đó, tình hình tài chính của Trung Cộng cũng ở trong tình trạng nợ nần mà hầu như không duy trì được.

Vào tháng 7 năm 1999, sau khi Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công một cách toàn diện, chính quyền đã nhanh chóng mở rộng các nhà tù và trại lao động cưỡng bức, đồng thời tăng cường mua chuộc các kênh truyền thông, chính phủ, chính trị gia, hiệp hội cũng như các tổ chức từ cộng đồng quốc tế nhằm ngăn cản các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện. Trung Cộng đã sử dụng hàng chục triệu người để theo dõi, thẩm vấn hoặc bắt cóc các học viên Pháp Luân Công tại các nơi công cộng, đường phố, đường cao tốc, nhà ga, bến tàu, sân bay và các khu vực trọng yếu. Trong một thời gian dài, chỉ riêng Sở cảnh sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã chi vài triệu nhân dân tệ mỗi ngày để bắt các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương. Vậy trong 22 năm qua, chỉ riêng địa khu này đã phải chi bao nhiêu tiền? Và tổng chi phí cho việc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc trong 22 năm qua là bao nhiêu? Đó quả là một con số khổng lồ và đáng kinh ngạc! Nếu sử dụng các nguồn vốn này để phát triển kinh tế hoặc đầu tư xây dựng đất nước thì sẽ đem lại bao nhiêu lợi ích cho quốc gia và người dân; ngược lại, sẽ gây ra bao nhiêu tổn thất và tác hại cho nền kinh tế đất nước?

Theo nguồn tin nội bộ của Trung Cộng, Trung Cộng đã chi gần một phần ba nguồn thu ngân sách quốc gia vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Một quan chức Trung Cộng đã công khai tuyên bố trong một bài phát biểu tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở Liêu Ninh, rằng chi phí để đàn áp đã vượt quá chi phí của một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Do đó, cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ phát động đã làm gia tăng đáng kể gánh nặng tài chính lên chính quyền Trung Cộng, phá hoại sự phát triển kinh tế, cũng như cải cách và mở cửa của đất nước, khiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Cộng trở nên trầm trọng hơn, từ đó mở đường cho sự tan rã của chế độ này.

3. Sinh kế của người dân ngày càng khó khăn

“Thuế thu của nhân dân được dùng để phục vụ nhân dân”. Đây là khẩu hiệu mà Trung Cộng luôn hô hào khi kêu gọi người dân và doanh nghiệp tự giác đóng thuế cho chính phủ. Khách quan mà nói, vì sự tồn vong của chính Trung Cộng, ngoài việc sử dụng nguồn thu ngân sách cho các khoản chi tiêu của quan chức quốc gia và chi tiêu quân sự, hàng năm nó cũng dành một phần ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản chi đơn vị sự nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Việc cải thiện một cách tương đối chất lượng cuộc sống cho người dân cũng là để duy trì sự cai trị của chính Trung Cộng. Tuy nhiên, sau khi Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công, nó đã tiêu tốn một lượng lớn tài chính quốc gia vào việc này. Trong khi các khoản chi cho công chức và quốc phòng không được giảm bớt, việc thiếu hụt ngân sách chỉ có thể khắc phục bằng cách giảm bớt các khoản đầu tư cơ bản của nhà nước và chi tiêu cho đơn vị sự nghiệp, đồng thời liên tục phát hành trái phiếu quốc gia để bù đắp thâm hụt. Điều này đã làm mất đi rất nhiều cơ hội việc làm trong nước, làm suy giảm mạnh động lực phát triển của nền kinh tế. Hậu quả cuối cùng là thu nhập của người dân bị giảm sút đáng kể, đời sống người dân ngày càng trở nên khó khăn.

Tại một hội nghị quan trọng được tổ chức vào năm 2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tiết lộ với thế giới một số liệu đáng tin cậy chưa từng được biết đến trước đây: 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập trung bình hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ và 900 triệu người có thu nhập trung bình hàng tháng chỉ 2.000 nhân dân tệ, đối mặt với giá cả trong nước tăng cao, đối mặt với bốn ngọn núi lớn giáo dục, y tế, lương hưu, và nhà ở đang đè nặng lên người dân, có thể hình dung cuộc sống của người dân Trung Quốc khốn khó đến nhường nào! Vì vậy, phải nói rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Trung Cộng phát động là một nguyên nhân cốt yếu khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.

4. Đạo đức ngày càng suy đồi

“Ngô Vương hảo kiếm khách, quốc nhân đa sang ban, Sở Vương hảo tế yêu, quốc nhân đa ngã tử” (tạm dịch: Vua Ngô giỏi kiếm thuật [nên] dân chúng sẹo đầy thân, vua Sở thân mảnh mai [nên] dân nhiều người chết đói). Những điều thích, không thích và khuynh hướng giá trị của nhà cầm quyền chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quan chức và người dân. Như chúng ta đều biết, các học viên Pháp Luân Công chân chính là những người chân thành, thiện lương và khoan dung, những điều họ mang đến cho xã hội là thể hiện của các tiêu chuẩn đạo đức cao thượng. Tuy nhiên, những người đạo đức cao thượng này lại không nhận được sự tôn trọng của chính phủ và xã hội. Trái lại, họ đã bị Trung Cộng bôi nhọ thành những phần tử dị biệt và bị đàn áp, bức hại tàn khốc trong suốt 22 năm qua. Các học viên Pháp Luân Công thiện lương chỉ vì sự kiên định trong việc trở thành người tốt nhưng lại bị buộc phải rời khỏi công sở, bị sa thải, bị thất nghiệp, bị lục soát, bị ngược đãi, bị tra tấn, bị giam giữ, bị cải tạo bằng lao động cưỡng bức và bị kết án. Một số thậm chí còn bị bức hại đến mất đi sinh mệnh vì bị mổ cướp nội tạng sống. Sự đàn áp tàn bạo của Trung Cộng và cuộc bức hại phi lý đối với các học viên Đại Pháp, những người chỉ muốn tu tâm hướng thiện, đã tuyên bố với người dân cả nước rằng, dưới sự cai trị của Trung Cộng, làm người tốt là phạm pháp, làm người tốt là có tội, biến người tốt thành người xấu, để kẻ xấu bức hại người tốt. Trong chiến dịch đàn áp, một số quan chức địa phương đã công khai tuyên bố: “Các vị có thể ăn uống, rượu chè, cờ bạc, gái gú, chuyện gì cũng được nhưng các vị không thể tu luyện Pháp Luân Công”.

Cũng bởi người tốt bị bức hại, kẻ xấu không ai quản, những người bình thường không tu luyện đã trở nên không tin vào Trung Cộng cũng như các tín ngưỡng khác. Để bảo vệ bản thân và tránh sự bức hại của Trung Cộng, họ chỉ có thể chọn không nói về đạo đức, lương tâm hay tín ngưỡng. Họ ngày càng coi trọng tiền bạc, lợi ích, việc theo đuổi và hưởng thụ những ham muốn vật chất đã trở thành tín ngưỡng sống duy nhất của họ. Vậy nên, sau khi Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công, đạo đức của toàn xã hội đã suy đồi nghiêm trọng, trượt dốc nhanh chóng, mang đến sự hỗn loạn cho toàn xã hội. Sự suy thoái kinh tế và chính trị của cả nước, một cách khách quan, cũng đẩy nhanh sự giải thể của Trung Cộng.

5. Pháp Luân Công trở nên lớn mạnh hơn

Khi Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, có tổng cộng 100 triệu người tu luyện ở Trung Quốc. Trên thế giới, hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng đều có người tu luyện. Sau cuộc bức hại, hầu hết các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc không những không từ bỏ tín ngưỡng của mình mà còn đối diện với cuộc bức hại tà ác của Trung Cộng. Họ dùng biểu ngữ, tờ rơi, giảng chân tướng trực diện, chèn sóng truyền hình, gọi điện thoại, gửi tài liệu chân tướng, phát đĩa CD chân tướng và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như truyền Cửu Bình, khuyên tam thoái để nói với người dân Trung Quốc về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tà ác của ĐCSTQ. Hai mươi hai năm đã trôi qua, Pháp Luân Công không những không bị xóa sổ hoàn toàn trong vòng ba tháng (như ĐCSTQ đã khoe khoang vào thời điểm đó), mà còn giúp nhiều người hơn hiểu được chân tướng của cuộc bức hại. Một số đang công khai hoặc bí mật bảo vệ các học viên Đại Pháp, và thậm chí một số quan chức, cảnh sát từng tham gia cuộc bức hại nay đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Lời nói dối lặp đi lặp lại hàng ngàn lần vẫn chỉ là lời nói dối. Mặc dù Trung Cộng đã sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để tung tin đồn và phỉ báng Pháp Luân Công trên thế giới, nhưng nhờ nỗ lực giảng chân tướng của các đệ tử Đại Pháp ở khắp mọi nơi, cũng như uy lực của chính Đại Pháp, ngày nay, Pháp Luân Công đã được hồng truyền ra toàn thế giới. Người dân ở hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đều đang tu luyện.

Trước khi bị đàn áp, Pháp Luân Công đã được trao nhiều giải thưởng trong nước như “Giải thưởng thúc đẩy tiến bộ Khoa học”, “Minh tinh công phái” và “Khí công sư nổi tiếng nhất”. Sau khi bị đàn áp, Pháp Luân Công đã nhận được hàng chục giải thưởng quốc tế của chính phủ các cấp, hơn 3.000 lời khen ngợi từ quốc hội và các tổ chức quốc tế. Khi bắt đầu cuộc đàn áp, cả người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đều chịu ảnh hưởng bởi những tin đồn của Trung Cộng, dẫn đến cái nhìn thù địch hoặc hiểu lầm đối với Pháp Luân Công và các học viên. Giờ đây, người dân Trung Quốc và thế giới không chỉ minh bạch chân tướng về cuộc bức hại phi lý của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công, mà còn có hơn 300 triệu người đã công khai tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới. Khi bắt đầu đàn áp, Trung Cộng đã sử dụng hàng nghìn kênh truyền thông cùng mạng lưới trong nước và quốc tế để công kích Pháp Luân Công. Giờ đây, các kênh truyền thông như Minh Huệ Net, Chánh Kiến Net, Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Đại Kỷ Nguyên, Phát thanh Minh Huệ, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận và nhiều kênh truyền thông khác do các đệ tử Đại Pháp sáng lập đã quảng bá vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại tà ác của ĐCSTQ trên khắp thế giới. Khi bắt đầu đàn áp, Trung Cộng đã lợi dụng luật pháp đẩy các đệ tử Đại Pháp vào nhà tù, trại lao động cưỡng bức, trung tâm chuyển hóa, trại tạm giam, bệnh viện tâm thần, v.v. để tiến hành bức hại. Giờ đây, các đệ tử Đại Pháp đã đưa những kẻ thủ ác trong việc bức hại Pháp Luân Công như Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, La Cán, Bạc Hy Lai, Lý Lam Thanh và Tô Vinh ra nhiều tòa án quốc gia hoặc quốc tế. Các tòa án đã tiến hành truy tố hình sự và dân sự, và nhiều kẻ đã bị kết tội. Ngoài ra, Tổ chức Thế giới về điều tra bức hại Pháp Luân Công được thành lập trên phạm vi quốc tế đã lưu trữ hồ sơ về hàng trăm nghìn kẻ tà ác đã bức hại Pháp Luân Công, tuyên bố sẽ điều tra đến cùng cho đến khi những kẻ tà ác này bị đưa ra công lý. Trong quá khứ, ĐCSTQ đã vu khống Pháp Luân Công là tôn giáo X. Giờ đây, Trung Cộng đã bị Tòa án Nhân dân Độc lập Quốc tế tại Vương quốc Anh xếp vào tổ chức tội phạm. Khi bắt đầu đàn áp, nhiều quốc gia im lặng trước cuộc đàn áp của Trung Cộng; thì nay, các nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã đề xuất rằng các thành viên của Trung Cộng sẽ không được phép vào Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ phương Tây.

Trong 22 năm qua, Pháp Luân Công ngày càng trở nên lớn mạnh hơn. Trung Cộng hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng tứ bề và đứng trên bờ vực giải thể bất cứ lúc nào. Cựu lãnh đạo của Trung Cộng, Giang Trạch Dân, hiện đang phải đối mặt với sự phán quyết và trừng phạt của thế giới.

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/266372

https://www.pureinsight.org/node/7638



Ngày đăng: 24-04-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.