Nhìn nhận những ma nạn gia đình trường kỳ trên cơ điểm tu luyện Chính Pháp



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[ChanhKien.org]

Gần đây, tôi tiếp xúc với một số đồng tu gặp ma nạn trong gia đình đã nhiều năm, các đồng tu cho rằng trạng thái này là không thể tránh khỏi, cũng chưa nghĩ đến việc làm thế nào để đột phá can nhiễu này. Dựa trên tầng thứ tu luyện sở tại, tôi muốn chia sẻ một số thể ngộ của bản thân về cách đối đãi với quan nạn này dựa trên cơ điểm của tu luyện Chính Pháp.

Nhiều đồng tu đều có thể nhận thức được sự bức hại và can nhiễu khi đối mặt với nghiệp bệnh hoặc của tà ác ở Trung Quốc đại lục. Họ hoàn toàn phủ nhận và giải thể bức hại từ cơ điểm của tu luyện Chính Pháp. Sư phụ giảng:

“Vừa rồi tôi đã giảng, hết thảy điều này tôi không thể thừa nhận, cho nên phải thanh trừ nó, bao gồm cả trường tà ác này. Chúng vốn là muốn đối đãi với chúng ta giống như tôn giáo trước kia. Quan niệm biến dị khiến chúng coi bức hại đối với Thần trong lịch sử là chính đáng, những việc giống như Giê-su bị đóng đinh lên thập tự giá đã trở thành ví dụ mẫu cho việc sinh mệnh cao tầng hạ xuống độ nhân rồi, như vậy làm sao được? Bản thân điều ấy chính là bại hoại! Một vị Thần hạ xuống độ nhân, con người lại đem Thần đóng đinh lên thập tự giá, con người có tội lớn nhường nào, đến hôm nay vẫn còn đang hoàn trả. Nhưng mà đó không chỉ là con người làm ra, mà do sinh mệnh tầng thứ cao hơn đã bại hoại mà tạo thành. Hết thảy điều này chúng không dám nói bản thân chúng có vấn đề, bởi vì hết thảy đều đang biến dị, biến dị tới mức lệch rời khỏi Pháp mới dần dần trở thành như vậy. Trong lịch sử không có sinh mệnh của một tầng nào dám động tới nó, hết thảy đều là do những nhân tố ngang dọc giao nhau, đã trở nên vô cùng phức tạp chi phối. Hết thảy những thứ bất thuần này đều phải trừ bỏ, toàn bộ đều phải trừ bỏ!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000] – Đạo Hàng)

Tôi nghĩ rằng bức hại của tà ác có nhiều hình thức, bao gồm nghiệp bệnh, bị bắt, bị tra tấn và bức hại về kinh tế. Nhưng đối với những ma nạn gia đình, một số học viên không nghĩ đó cũng là một dạng bức hại. Tôi nhận thấy là do một số nguyên nhân sau:

1. Cho rằng những người thân trong gia đình là người thường, Sư phụ sẽ không quản họ

Ví dụ, nếu người nhà của một học viên bị ốm nặng và cần người chăm sóc, hoặc họ xuất hiện những nguy hiểm khác bởi vì các thành viên trong gia đình là người thường, các học viên tin rằng họ có số mệnh của họ và chúng ta không thể cải biến vận mệnh của họ. Tuy nhiên, chúng ta đã quên những gì Sư phụ giảng:

“Chẳng phải tôi đã từng giảng rằng một người luyện công, cả gia đình được lợi ích sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia)

Hơn nữa, chúng ta phải có bao cơ duyên để trở thành một gia đình trong đời này và họ cũng có quan hệ mật thiết với Đại Pháp. Thật vậy, bởi vì toàn thế giới có hơn 7 tỷ người, để có thể chuyển sinh vào gia đình của đệ tử Đại Pháp và các thành viên trong gia đình của đệ tử Đại Pháp cũng chỉ là thiểu số. Tất nhiên, là một người thường không tu luyện thì sẽ phải đối mặt với sinh lão bệnh tử. Tôi nghĩ rằng tại thời khắc vô cùng cấp bách và vĩ đại của Chính Pháp này, việc cứu người là quan trọng nhất. Nếu hoàn cảnh trong gia đình can nhiễu đến việc làm ba việc thì sẽ ảnh hưởng đến việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Chẳng phải đó cũng là một dạng bức hại sao? Bởi vì tà ác đã đạt được mục đích của chúng, vô luận là chúng sử dụng hình thức bức hại nào.

Sư phụ huấn thị:

“Chư vị có biết viên mãn của đệ tử Đại Pháp là một việc vĩ đại nhường nào không? Tất cả mọi việc quanh thân của chư vị thì Sư phụ đều quản cho chư vị, cần chư vị nhọc tâm về điều gì nữa? Chư vị cứ nhọc tâm là được sao? Chư vị an bài được chăng? Chư vị quyết định được chăng? Tôi chẳng phải đã giảng đạo lý này cho mọi người rồi sao? Họ mà không có phúc phận, thì chư vị an bài gì cũng vô dụng, mà Sư phụ có thể đã an bài cho chư vị rồi, có hay không thì tôi đều có thể an bài. Chư vị nói chư vị còn nhọc tâm gì nữa? Chư vị chỉ có đi tu luyện thôi, tôi sẽ quản hết cho chư vị, chẳng phải đã nói rồi sao?” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tôi nhớ cách đây vài năm, bố tôi đột nhiên bị bệnh nặng tưởng chừng không qua khỏi. Bố tôi đã rất kiên cường và chưa bao giờ để tôi phải quay về Đại Lục gặp ông. Nhưng lần này, ông nói mẹ nhắn tôi rằng ông hy vọng tôi có thể quay về gặp ông lần cuối. Tôi là một đệ tử lâu năm và tôi đang phụ trách những hạng mục quan trọng. Tôi biết mình không thể quay về Trung Quốc, nên tôi nói với mẹ rằng tôi không thể trở về. Kết quả là, mẹ tôi sinh tâm oán hận đối với Đại Pháp, cho rằng chúng tôi tu luyện rồi không còn quan tâm đến người thân và trở nên vô tình vô nghĩa. Tôi rất buồn và đặc biệt lo lắng gia đình sẽ hiểu nhầm Đại Pháp. Tôi ngộ ra việc này chính là lợi dụng tình thân quyến để can nhiễu tôi và tôi tin rằng đây là do chấp trước vào tình thân quyến chưa buông bỏ tạo thành việc tà ác lợi dụng chỗ sơ hở. Vì thế, tôi đã buông bỏ chấp trước vào tình thân quyến, triệt để phủ nhận can nhiễu và phát chính niệm để thanh trừ hết thảy nhân tố tà ác đằng sau việc này. Hai ngày sau tôi gọi điện về nhà. Sức khoẻ của bố tôi đã khá hơn, thậm chí ông còn có thể nấu ăn cho mẹ tôi và thân thể ông đã hồi phục. Sự việc này khiến tôi ngộ ra chỉ cần các đệ tử có chính niệm đầy đủ thì Sư phụ sẽ an bài ổn thoả mọi việc cho chúng ta.

Tôi tin chắc rằng miễn là tôi tu tốt thì Sư phụ sẽ an bài mọi việc, bởi vì tôi là đứng trên cơ điểm của tu luyện thời kỳ Chính Pháp và tôi không cho phép tà ác lợi dụng thân nhân trong gia đình để can nhiễu đến việc giảng thanh chân tướng và cứu độ chúng sinh của mình. Đây mới thật sự là đối xử tốt với thân nhân trong gia đình. Nếu xem đây là vấn đề tu luyện cá nhân, thì chẳng phải bạn đã rơi vào bẫy của cựu thế lực và cứ mãi mắc kẹt tại đó? Tôi đã đọc một bài viết trên Minh Huệ kể rằng: Khi cảnh sát mắng chửi một đệ tử Đại Pháp, đồng tu này nói rằng đó là một sự xúc phạm đối với anh ấy và sau đó anh ấy bị cảnh sát đánh đập. Một đệ tử Đại Pháp khác đã nói rằng đó là một sự xúc phạm đối với Đại Pháp và anh ấy đã không bị bức hại. Điều đó cho thấy rõ việc chúng ta đứng trên cơ điểm tu luyện cá nhân hay tu luyện Chính Pháp để nhìn nhận cùng một ma nạn và sẽ dẫn đến kết quả hoàn toàn khác nhau.

2. Cho rằng đó là việc không thể tránh khỏi, từ đó rơi vào bất lực

Một số đồng tu khi gặp phải quan gia đình, bởi vì không thể nhìn ra bản chất và không thể liễu giải dựa trên Pháp, nên đã bị giả tướng đánh lừa, cảm thấy mọi thứ dường như không thể tránh khỏi, từ đó rơi vào trạng thái bất lực.

Sư phụ giảng:

“Chư vị cũng cần minh bạch rõ rằng “tự nhiên” là không tồn tại, mà “tất nhiên” là có nguyên nhân. Kỳ thực “tự nhiên” là người thường giải thích không nổi những hiện tượng về vũ trụ, về sinh mệnh, về vật chất nên mới nói bao biện một cách vô trách nhiệm như thế, họ cũng không nghĩ đến bản thân “tự nhiên” ấy là gì. Do chịu nhận ảnh hưởng của loại ý thức ấy, chư vị cho rằng hết thảy ma nạn đều là tất nhiên, là như thế rồi, sản sinh ra một loại trạng thái bó tay tiêu cực. Do đó, phía con người của chư vị cần phải minh bạch, mà chủ yếu hơn là phía đã đắc Pháp phải rõ ràng.” (Nói về Pháp – Tinh tấn yếu chỉ)

Và:

“Là đệ tử Đại Pháp khi mà chư vị thật sự có thể làm được tốt, thì tôi nghĩ rằng phiền toái đó cũng không tuyệt đối như chư vị thấy. Vì chư vị không thể đứng tại Pháp mà nhận thức, thì phiền toái của người thường chính là phiền toái của người thường. Trong mắt người nhìn các thứ đều là bất biến, nhưng trong mắt Thần nhìn hết thảy điều ấy đều biến đổi.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Người thường khi đối diện với một sự việc không thể thay đổi thì họ sẽ nhìn nhận đó là việc không thể tránh khỏi. Là một người tu luyện, cần dùng Lý siêu thường để nhìn nhận mọi việc. Hết thảy đều sẽ thuận theo sự thăng hoa về nhận thức trong quá trình học Pháp và phía Thần sẽ phát huy tác dụng, làm chính lại những gì bất chính, từ đó hoàn cảnh xung quanh sẽ được cải biến. Các đệ tử Đại Pháp đều có những thể nghiệm về phương diện này. Khi chúng ta thay đổi những quan niệm, minh bạch Pháp lý và trừ bỏ chấp trước, mọi thứ sẽ được quy chính lại đúng đắn và đôi khi kết quả sẽ triển hiện ngay lập tức. Chúng ta chỉ có thể thật sự đề cao lên dựa trên Pháp, càng nhận thức Pháp nhiều và buông bỏ càng nhiều tâm xuống thì hoàn cảnh xung quanh sẽ cải biến càng nhanh.

Một ví dụ khác là, có những học viên mặc dù bị giam trong tù, nhưng họ không thừa nhận bức hại tà ác. Họ tin rằng mối quan hệ giữa họ và cảnh sát không phải là bị bức hại và bức hại, mà là quan hệ giữa cứu độ và được cứu độ. Miễn là chúng ta minh bạch Pháp lý thì sẽ không có bức hại nào xảy ra cả. Cũng như Sư phụ từng giảng:

“…bản tính đã giác ngộ sẽ tự biết làm thế nào…” (Nói về Pháp – Tinh tấn yếu chỉ)

Lý giải của tôi là khi có thể nhận thức được một tầng Pháp lý thì cảnh giới của chúng ta đã ở tầng đó, nếu tà ác không thể động đến bạn thì sẽ tránh được những bức hại không cần thiết.

3. Không minh bạch Pháp lý, làm cản trở thân nhân khởi tác dụng chính diện

Những thành viên trong gia đình chúng ta vào thời kỳ Chính Pháp này đều có duyên phận rất lớn với Đại Pháp. Hầu hết họ đều minh bạch chân tướng và biết rằng Đại Pháp là tốt. Như chúng ta biết, rất nhiều người thường đắc được phúc báo nhờ niệm chín chữ chân ngôn, chưa kể đến người thân trong gia đình lại có duyên phận rất lớn với chúng ta như vậy.

Sư phụ giảng:

“Nhân loại kia đáng kể gì, chỉ bất quá là do cựu thế lực đang lợi dụng chúng, rồi phong toả những năng lực to lớn hơn của chư vị lại. Tại sao có thể xét vấn đề như thế kia được? Nếu như chư vị đều nghĩ thế, thế thì, cựu thế lực đều thấy hết: ‘Tại sao đều có cái tâm như thế vậy? Cái tâm ấy phải vứt bỏ, vậy thì chúng ta hãy làm ông Thủ tướng trở thành xấu. Chỉ có làm cho ông ta xấu đi, thì mới vứt bỏ được cái tâm người thường kia mà thôi.’ Có phải vậy không? Cựu thế lực không hề coi con người là gì hết, nói giết là giết ngay; trong Chính Pháp họ chỉ chấp trước vào an bài của họ thôi.” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Nếu để cựu thế lực dùi vào sơ hở vì những chấp trước và quan niệm của chính mình, thì chẳng phải chúng ta sẽ làm hại gia đình mình sao? Sư phụ cũng đã giảng:

“…sự biến hoá của tư tưởng chư vị là có thể khiến hoàn cảnh chung quanh chư vị phát sinh biến hoá…” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009 – Giảng Pháp tại các nơi IX)

Hơn nữa, những suy nghĩ bất chính còn có thể khiến những người thân trong gia đình thay đổi theo hướng phản diện. Và đó chính là con đường cựu mà thế lực an bài, bởi vì cựu thế lực không bao giờ muốn chúng ta tu luyện. Chúng ta làm sao có thể chứng thực sự siêu thường và mỹ hảo của Đại Pháp khi ở trong ma nạn gia đình đây? Đối với người nhà, chúng ta nên khởi vai trò chủ đạo và tin rằng họ cũng là những sinh mệnh chính diện đến đây vì Pháp và sẽ được Đại Pháp cứu độ thay vì bị cựu thế lực thao túng để can nhiễu đến quá trình chứng thực Pháp của chúng ta.

Lời kết: Những ma nạn trường kỳ không nên tồn tại trong thời kỳ Chính Pháp

Sư phụ đã giảng:

“Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. Kỳ thực ấy là do sự nhận thức không đầy đủ về Pháp của phía con người dẫn đến như thế, vì phía con người mà ức chế phía Thần của chư vị, cũng chính là ức chế bộ phận đã tu thành của chư vị, cản trở họ Chính Pháp. Phía chưa có tu thành lẽ nào có thể ức chế chủ tư tưởng, ức chế phía đã đắc Pháp? Vì con người mà nuôi dưỡng tà ma, khiến nó dùi vào sơ hở của Pháp. Đã làm đệ tử, khi ma nạn đến, nếu thật sự đạt được thản nhiên bất động hoặc có thể đặt tâm cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của các tầng thứ khác nhau đối với chư vị, thì đủ để vượt quan rồi. Còn nếu cứ mãi không thôi, nếu không phải tâm tính hoặc hành vi có tồn tại vấn đề nào khác, thì nhất định là những ma tà ác đang dùi vào sơ hở mà chư vị đang nuông chiều. Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?” (Nói về Pháp – Tinh tấn yếu chỉ)

Sư phụ cũng giảng:

“Ngay cả bản thân sự xuất hiện của cựu thế lực cũng như an bài của chúng thì chúng ta thảy đều phủ định, đều không thừa nhận sự tồn tại của chúng. Chúng ta phủ định hết thảy những gì của chúng từ căn bản; [chỉ] khi phủ định và bài trừ chúng thì hết thảy những gì chúng ta thực hiện mới là uy đức. Không phải là tu luyện trong những ma nạn mà chúng tạo thành, mà là khi không thừa nhận chúng thì chúng ta cũng đang tiến bước thật tốt trên con đường của mình; không thừa nhận ngay cả việc tiêu trừ biểu hiện ma nạn của bản thân chúng. (vỗ tay) Như vậy từ góc độ đó mà xét, thì những sự việc trước mắt chúng ta chính là phủ định toàn bộ cựu thế lực. Về biểu hiện tranh giành khi chúng đang chết, thì tôi cùng các đệ tử Đại Pháp cũng không thừa nhận.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004 – Giảng Pháp tại các nơi IV)

Tôi ngộ rằng, nếu tâm tính không bị mắc kẹt ở chỗ nào đó thì những ma nạn lâu dài chính là an bài của cựu thế lực. Trong thời kỳ Chính Pháp, không nên xuất hiện bất cứ ma nạn trường kỳ nào. Nếu chúng ta gặp những ma nạn như vậy và không dùng lý siêu thường để đo lường, thì chính vấn đề này đã làm ức chế phía Thần của bản thân, tạo điều kiện cho tà ác dùi vào và khiến bản thân lâm vào đại nạn. Việc không nhận thức Pháp lý một cách đúng đắn sẽ khiến chúng ta đi theo con đường mà cựu thế lực an bài, từ đó can nhiễu đến việc cứu người. Trên chỉnh thể, can nhiễu đến quá trình Chính Pháp. Nếu chúng ta thực sự phủ định triệt để và vượt qua thì ma nạn sẽ tự rời bỏ chúng ta.

Chúng ta cần luôn ghi nhớ sứ mệnh đệ tử Đại Pháp đến thế gian là trợ Sư chính Pháp, không phải chỉ là tu luyện viên mãn cá nhân. Cơ điểm của chúng ta nên đặt tại cứu độ chúng sinh, nó không cản trở việc đề cao cá nhân, như vậy chúng ta mới có thể thoát khỏi sự vị tư của vũ trụ cũ và tiến nhập vào vũ trụ mới của vô ngã và vị tha. Vậy nên, đứng trên cơ điểm tu luyện Chính Pháp thì không nên thừa nhận bất cứ quan nạn gia đình trường kỳ nào.

Trên đây là nhận thức tại tầng thứ sở tại của tôi. Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/267528

http://www.pureinsight.org/node/7652



Ngày đăng: 07-03-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.