Một bộ phim sẽ không bao giờ được phát hành ở Đại lục: “Lựa chọn”
Tác giả: Tạ Lộ Khách
[ChanhKien.org]
Gần đây, khi được biết thông tin về buổi công chiếu bộ phim “Lựa chọn”, tôi có linh cảm đặc biệt rằng bộ phim này sẽ bị cấm ở Trung Quốc vì trong phim có tình tiết kể về cuộc đấu tranh của hai cựu chiến binh từng phục vụ ĐCSTQ. Tôi quyết định sẽ xem bộ phim này dù có bận rộn như thế nào đi nữa. May mắn thay, tôi đã có thời gian để xem buổi công chiếu trực tuyến cùng với chồng.
Vốn không phải là người mau nước mắt, nhưng tôi đã khóc từ đầu đến cuối bộ phim. Trong phim, Hà Bảo Khang và Điền Minh Vỹ là hai người lính đã từng đổ máu cho Trung Cộng trong Chiến tranh Trung-Việt, nhưng rồi cả hai đều phải chịu thảm kịch “thỏ tử cẩu phanh” (tạm dịch: vắt chanh bỏ vỏ/ khi thỏ khôn chết thì chó săn cũng bị giết thịt). Tôi đã rất sốc khi hiểu rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh, đặc biệt là những cuộc chiến do ĐCSTQ phát động.
Một người bạn kể cho tôi nghe những hồi ức của ông về chiến tranh. Ông là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Trung-Việt. Trong ký ức của ông, chiến tranh rất bi thảm. Những ngày đầu cuộc chiến, do nhiều chỉ huy của quân đội của Trung Cộng không có kinh nghiệm, nhưng để có được công trạng mà đã không quan tâm đến tính mạng của thuộc hạ, buộc họ phải lao lên tấn công một cách mù quáng. Địa hình Việt Nam phức tạp với nhiều đồi núi và rừng rậm, địa thế hẹp và hiểm trở, vậy nên việc tập trung binh lực lớn để chiến đấu ở đó là một điều đại kỵ trong binh gia. Tuy nhiên, các sĩ quan Trung Cộng đã ra lệnh cho toàn bộ sư đoàn đồng loạt tiến vào, kết cục là họ bị bao vây, phục kích bởi quân đội Việt Nam và không một ai trong số họ sống sót. Hàng ngàn sinh mệnh đã bỏ mạng oan uổng nơi xứ người. Ông kể, ký ức đau buồn nhất là việc cả một trung đoàn bị xóa sổ trên lãnh thổ Việt Nam. Những người lính trẻ nhất hy sinh khi mới chỉ ở độ tuổi thiếu niên. Nhiều tân binh trẻ vừa nhập ngũ đã bỏ mạng trên chiến trường, bỏ lại sau lưng cha mẹ, vợ con, gia đình, bè bạn … nhưng mấy ai quan tâm đến nỗi đau của những gia đình này! Những điều ông kể hoàn toàn trái ngược với những gì được viết trong sách giáo khoa và trong những bộ phim tuyên truyền của Trung Cộng. Cái gọi là chiến thắng hào hùng và “lịch sử” được thể hiện trong “những bộ phim truyền hình kiểu mẫu” quen thuộc với nhiều thế hệ hầu như đều là những lời bịa đặt của ĐCSTQ nhằm lừa dối và tẩy não người dân Trung Quốc. Những cựu chiến binh sống sót trở về, từng chiến đấu hết mình, đổ máu cho Trung Cộng, nghĩ rằng họ có thể tận hưởng vinh quang sau khi xuất ngũ, nhưng hãy nhìn xem ĐCSTQ đã đối xử với họ như thế nào đây?
Dù là chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam, từ những “Khai quốc” Nguyên soái cho đến những người lính “anh hùng”, trong số những người sống sót trở về ấy, hiếm ai có được một kết cục tốt đẹp. Nếu không phải là nạn nhân của đấu đá quyền lực, bị bắt bớ, đàn áp trong các cuộc thanh trừng nội bộ, thì cũng bị bỏ rơi không nguồn sinh kế. Nhiều người trong số họ lâm vào khốn cùng, sinh hoạt cơ bản không đảm bảo, cảnh ngộ mười phần thê thảm. Hai cựu binh trong phim “Lựa chọn” bị bức hại đến nhà tan cửa nát, đã bị buộc phải chọn con đường đấu tranh. Họ không chết trên chiến trường mà chết trong tay Trung Cộng, chế độ mà họ đã vào sinh ra tử, đã đổ máu để bảo vệ.
Tình cảnh của các cựu chiến binh trong phim phản ánh chân thực cuộc sống của người dân Trung Hoa hiện nay dưới sự thống trị của Trung Cộng. Những kẻ bán mạng vì Trung Cộng còn có số phận như vậy thì những người dân thường sẽ ra sao đây? Khác với những bộ phim tuyên truyền của Trung Cộng, “Lựa chọn” đã phơi bày sự thật mà ĐCSTQ luôn che giấu, giúp những người vẫn đang làm việc cho Trung Cộng nhìn rõ bản chất thật của nó, và từ đó có thể chọn cho mình một tương lai tươi sáng.
Dịch từ:
https://www.zhengjian.org/node/268979
https://www.pureinsight.org/node/7648
Ngày đăng: 13-03-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.