Nhận thức về “tư” trong khi học Pháp
Tác giả: Quế Hà
[ChanhKien.org]
Trước đây khi tôi học Chuyển Pháp Luân đến đoạn:
“Tôi kể cho mọi người một chuyện cổ trong Phật giáo: Xưa có một người đã rất cố gắng tu thành La Hán. Vị này khi đắc chính quả, tu thành La Hán thì lẽ nào không cao hứng cho được? Nhảy thoát khỏi tam giới rồi! Nhưng cao hứng lại chính là tâm chấp trước, [là] tâm hoan hỷ. La Hán cần phải vô vi, tâm bất động; vị này bị rớt xuống, tu lại như không [tu]. Tu như không thì cần tu lại, lại tu hướng lên trên một lần mới; bỏ ra bao nhiêu cố gắng lại tu lên được nữa. Lần này vị kia lo sợ, vị ấy tự nhủ: ‘Mình chớ có cao hứng, cao hứng nữa thì lại rớt mất’. Vị này vừa lo sợ thì lại rớt xuống [một lần nữa]. Lo sợ cũng là một loại tâm chấp trước.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân).
Tôi không rõ vị La Hán đã là vô vi, tâm bất động rồi, vậy thì vì sao vẫn còn sản sinh tâm hoan hỷ, tâm sợ hãi mà bị rớt xuống chứ. Bao nhiêu năm nay học Pháp tôi cứ luôn ôm giữ nghi vấn về điều này.
Thời gian gần đây trong khi học Pháp tôi đã ngộ được rằng: cảnh giới của La Hán là có tiêu chuẩn, đó chính là: “La Hán cần phải vô vi, tâm bất động”, đây mới là trạng thái thực sự của Ông. Ông vì sao lại cao hứng hay sợ hãi, vì Ông cho rằng “bản thân” đã tu thành rồi, những chủng tâm “cao hứng” và “sợ hãi” kia đều là vì chấp trước vào tự ngã, là tư, cho nên mới rớt xuống.
Trong Chuyển Pháp Luân, Sư tôn còn giảng rằng:
“Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân).
Tôi ngộ được rằng tư tâm mới là chấp trước lớn nhất, chấp trước căn bản nhất. Từ tầng thứ cao rơi rớt xuống là vì tại tầng thứ đó đã sản sinh tư tâm, vậy thì người ở tầng thứ thấp muốn quay trở về trên, trở thành sinh mệnh cao cấp thì phải tu bỏ tư tâm.
Sinh mệnh từ tầng cao rơi rớt xuống là do cái tư tâm này, cho nên tu luyện cần tu bỏ tư tâm, tại tầng thứ của tôi, chính là gặp phải bất kể chuyện gì đều bình thản tiếp nhận, không có gì là ngẫu nhiên, điều đã an bài cho tôi chính là điều tôi nên làm, tu luyện nên là vô vi. Con đường tu luyện của mỗi người đều đã được Sư phụ an bài ổn thỏa, người tu luyện chỉ cần thuận theo tự nhiên, buông bỏ “những điều tôi muốn”, buông bỏ “uy đức của tôi”, buông bỏ “tầng thứ của tôi”, buông bỏ “viên mãn của tôi”, buông bỏ tâm chấp trước vào bất kể kết quả nào trong tu luyện, buông bỏ cách nghĩ chấp trước vào thời gian kết thúc, ngay cả một niệm rằng “mình chỉ cần tu cho tốt, buông bỏ tất cả những điều mình muốn, những gì nên có rồi sẽ có được” cũng đều phải buông bỏ, chính là thuần tịnh chiểu theo Đại Pháp mà tu, mà làm, không suy nghĩ bất kỳ kết quả nào, để cho tâm thái này trở thành một loại tâm thái thường hằng trong tu luyện của chúng ta.
Dịch từ:http://big5.zhengjian.org/node/272147
Ngày đăng: 17-01-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.