Học thuộc Pháp giúp tôi minh bạch: tu luyện thực sự là tu bản thân mình



Tác giả: Trọng Sinh, đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Mặc dù tu luyện đã được 20 năm rồi nhưng tôi vẫn luôn hướng ngoại mà nhìn, nhìn người thân xung quanh: người này tự tư, người kia không hợp tính tôi. Đối với bạn bè xung quanh tôi cũng dùng tiêu chuẩn của bản thân để nhận định: người này thích chiếm tiện nghi, người sống ảo, nói lời không thật. Đối với đồng tu thì luôn dán mắt vào những chỗ thiếu sót của họ: việc này làm không dựa trên Pháp, người kia lời nói mang tính thường nhân hóa, bản thân luôn cảm thấy người khác không bằng mình. Tôi luôn dùng thế giới quan của bản thân để nhìn nhận thế giới bên ngoài, khi giao tiếp với người khác và gặp phải người hoặc sự việc không như ý mình trong tâm liền thấy căm phẫn bất bình một cách bất tự giác, đồng thời đầu não tự nhiên bị vướng mắc vào sự việc ấy mãi không thôi.

Kể từ tháng 8 năm ngoái tôi bắt đầu học thuộc Pháp, nhờ có sự khai thị của Sư phụ mà tôi đột nhiên minh bạch rằng, tất cả người hay sự vật của thế giới bên ngoài [mà tôi nhìn thấy hay tiếp xúc] đều là biểu hiện cho cái tâm của tôi, [quả thật là] trước đây tôi chỉ hướng ngoại mà tìm, tu người khác. [Vì] không tự tu chính mình nên dù có tu tới tu lui thì bản thân tôi vẫn còn tồn tại rất nhiều nhân tâm và chấp trước.

Trong việc hướng nội tu luyện bản thân tôi chỉ nói lý thuyết mà không có thực sự thay đổi hành vi bản thân, vậy nên Pháp lý mà Sư phụ truyền dạy, đối với tôi, chỉ là nhận thức về mặt lý luận. Tôi vẫn dùng Pháp lý để đo lường người khác chứ không dùng [những Pháp lý ấy] để chỉ đạo cho lời nói và hành vi của mình, bây giờ nghĩ lại tôi cảm thấy mình thật không xứng đáng là một người tu luyện.

Về việc hướng nội tìm trong quá trình tu luyện, các đồng tu khác dường như đã có đột phá từ lâu, còn với tôi vì trước đây tôi luôn cho rằng bản thân là đúng, sau khi tu luyện rồi cái cảm giác nghĩ mình “cao cao tại thượng” vẫn không hề thuyên giảm. Điều này có thể có liên quan đến nghề giáo viên 30 năm của tôi, từ nhỏ bản tính tranh cường hiếu thắng đã rất mạnh mẽ, lại không nghe được người khác nói gì về tôi [nên] trong cuộc sống đã dưỡng thành [thói quen] tự cho mình là đúng. Thêm nữa vì ảnh hưởng độc hại của văn hóa đảng, bất kể làm việc gì cũng nỗ lực, tranh giành làm đến tốt nhất mới thôi, làm đến mức chí cực, làm mang tính cực đoan, vậy nên khiến cho cái tâm coi thường người khác cũng trở nên rất mạnh mẽ. Trước đây, thông thường có ai đó nói gì về tôi thì căn bản là tôi chẳng để tâm hay chú ý tới, từ nhỏ đã dưỡng thành tính cách không muốn bị người khác quản, nếu có ai thích quản mình thì tôi càng không coi trọng. Do đó tất cả bạn bè thân thích đối với tôi đều là cung kính từ xa (1), không ai muốn mạo phạm đến tôi. Các đồng tu cũng rất ít người nói lời trái ý tôi một cách trực diện. Tất cả đã khiến nhân tâm của tôi càng ngày càng bành trướng, mãi cho đến tháng 6 năm trước tôi bị cựu thế lực nắm chặt thóp bắt vào trại giam 7 ngày tôi mới tỉnh ngộ triệt để.

Tu luyện là tu chính mình, tu bỏ nhân tâm của chính mình. Nhưng trong suốt 20 năm tu luyện tôi không hề tu luyện bản thân một cách chân chính. Sư phụ dạy chúng ta:

“Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính.” (Thế nào là tu luyện, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ còn dạy chúng ta rằng:

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Tâm thanh tịnh – Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Kỳ thực đối với người tu luyện thì ngoại trừ việc tu bản thân mình ra thì hết thảy những lo lắng còn lại đều không cần thiết. Tuy nhiên bản thân tôi khi đối diện với vấn đề lớn này thì đi ngược với Pháp, không chiểu theo lời truyền dạy của Sư phụ để tu chính mình. Hai mắt cứ mãi hướng ra ngoài thì đó chính là đang đi trên con đường mà cựu thế lực an bài. Vậy nên trong 20 năm tu luyện tôi không có cải biến gì lớn, không có được thần tích như Sư phụ đã giảng, cũng không có được những điều mỹ hảo mà Đại Pháp triển hiện cho.

Đến lúc này tôi nghĩ: trước kia chấp trước ai đúng ai sai như thế, quan niệm ai tốt ai xấu đều là nhân tâm, đều là những thứ chấp trước của con người không buông bỏ được, đều không phải là những thứ mà một vị Thần mong muốn có được, tâm của một vị Thần sẽ hoàn toàn buông bỏ những thứ đó. Toàn bộ vũ trụ là do Pháp cấu thành, Đại Pháp bao quát hết thảy, hà tất phải chú tâm xem ai như thế nào? Trước kia tôi thường để tâm xem đồng tu này bị rớt xuống trong tu luyện, đồng tu kia học Pháp không tốt. Kỳ thực bây giờ đối chiếu với Pháp mà nhìn nhận thì là: tất cả đều là bề mặt, xét xem bản thân nhìn thấy rồi thì tâm sẽ động như thế nào, nếu như bản thân có thể dùng Pháp để suy xét vấn đề thì [phát hiện rằng] chẳng phải hết thảy đều là do Sư phụ an bài sao? Chẳng phải [đó là để] tu chính mình hay sao? Tại sao còn những ưu tư như vậy? Đó chẳng phải là nhân tâm hay sao?

Tu luyện chính là tu bỏ nhân tâm và quan niệm của người thường, thông qua lần học thuộc Pháp này tôi đã nhận thức được rằng những quan niệm kia không phải là chính tôi, tôi phải tu bỏ những nhân tâm và quan niệm bất hảo này. Không thể lại chấp trước vào những thứ đó, nó ngăn trở tôi tu luyện tinh tấn. Tôi cần phải buông bỏ hết thảy tâm chấp trước, kể cả chấp trước vào cái thân thể này. Mỗi từng ý từng niệm đều cần chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm. Nếu gặp phải bất kể sự việc gì, khó khăn dù lớn đến mấy đều cần hướng nội tìm, tìm ở bản thân, tu bản thân, như vậy sẽ không có quan nào mà không thể vượt qua.

Lần học thuộc Pháp này đã giúp tôi minh bạch rằng Thần và con người là không giống nhau. Thần vốn hóa ái từ bi, thấy chúng sinh đều khổ, thấy con người đều ở trên cùng một tầng này, không có ai đúng ai sai; nếu đã như vậy thì tôi không có bất kể lý do nào để phân biệt một người là tốt hay xấu. Chỉ có con người nhìn con người mới có sự phân biệt: anh tốt thì tôi thiện đãi, anh ác thì tôi đối đãi không tốt, đó chính là con người. Thần không bị những thứ của con người cải biến, bất kể người khác đối đãi thế nào đều chiểu theo yêu cầu của Pháp mà hành xử, hoàn toàn không chiểu theo phương thức anh đối đãi tôi như thế nào để đối đãi với anh, không dùng theo cái lý của người thường để mà đối đãi. Chỉ có chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà đối đãi với chúng sinh thì chúng ta mới có thể thực sự cứu độ được chúng sinh. Cũng có nghĩa là cần đối đãi với chúng sinh một cách từ bi, dùng cái tâm từ bi [mà đối đãi] thì sẽ không phân biệt chúng sinh là tốt hay xấu. Đó mới là cứu độ chúng sinh thực sự.

Nói tới nói lui [rốt cuộc] tu luyện là gì thì không cần nói chúng ta đều tự rõ. Tu luyện là tu chính mình, tu tốt bản thân mới có thể làm tốt ba việc mà Sư tôn giao phó, nếu bản thân tu không tốt thì lại gây phiền phức cho Sư tôn, để Sư tôn bận tâm vì chúng ta. Viết đến đây nước mắt tôi lại tuôn rơi. Hai mươi năm trôi qua, chính vì bản thân tu không tốt nên Sư tôn đã rất nhọc lòng lo nghĩ cho tôi, tôi biết Sư phụ không buông bỏ một đệ tử kém cỏi như tôi, vẫn luôn chăm sóc cho các đệ tử [của Ngài], con xin chân thành cảm tạ Sư tôn. Giờ đây đệ tử đã biết tu luyện là gì, từ bây giờ trở về sau đệ tử nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, tu tốt bản thân, làm tốt ba việc. Quả thật đệ tử tỉnh ngộ rất muộn màng!

Trên đây là một chút thể hội của tôi sau khi học thuộc Pháp, nếu như có điều chi không đúng đắn xin các đồng tu từ bi chỉ giúp!

Chú thích (1): nguyên văn là kính nhi viễn chi, nghĩa là cung kính hành lễ từ xa, nhưng trong bài này thì người khác vì sợ tác giả nên chỉ dám hành lễ từ xa chứ không dám tiếp xúc gần.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/269661



Ngày đăng: 01-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.