Phía sau câu “Khách hàng là Thượng đế”



Thanh Phong

[ChanhKien.org]

Sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách, thuận theo trào lưu kinh tế thị trường, câu khẩu hiệu “Khách hàng là Thượng đế” cũng bắt đầu trở nên phổ biến. Có vẻ như đây chỉ là biểu hiện của sự tôn trọng đối với khách hàng, đặt yêu cầu của khách hàng ở vị trí hàng đầu, là một triết lý tiếp thị của ngành dịch vụ. Cho đến ngày nay, mọi người vẫn đều đồng ý với câu nói đó, không cảm thấy rằng trong đó có vấn đề gì, nhưng hôm nay tôi lại đột nhiên ý thức được một vấn đề rất lớn ẩn giấu sau câu nói này.

Sự xuất hiện của câu nói này và sự lưu truyền rộng rãi của nó trong xã hội Trung Quốc chính là sự cố ý an bài của cựu thế lực, mục đích là phủ định Thần, một cách tinh vi mà làm mạnh hơn ý thức về vô thần luận. Khi triết lý này được mọi người đồng ý, con người vô hình trung đã phủ định Thần. Câu này còn ngụ ý rằng Thần căn bản là không tồn tại, bởi vì khách hàng và nhân viên bán hàng là người ở cùng một tầng thứ, hôm nay bạn là người bán hàng, ngày mai bạn đi mua gì đó, bạn lại trở thành khách hàng và nghiễm nhiên bạn lại trở thành “Thượng đế”. Kiểu “Thần” này căn bản là không cần tu luyện, thật quá dễ làm! Nếu đúng như vậy thì Thần còn có thật không? Tôi còn nhớ ở một buổi triển lãm, tôi thấy một khẩu hiệu không ra sao như thế này: “Hoan nghênh các bạn, Thượng đế của chúng tôi”, mọi người lúc nào cũng có thể trở thành “Thượng đế”, đây thực chất không phải là một loại phủ định Thần, coi thường và khinh nhờn Thần hay sao?

Trên thực tế ở phương Tây bình thường sẽ không dùng từ Thượng đế để biểu thị sự tôn trọng đối với khách hàng, đều là thay thế bằng “Ưu tiên khách hàng”, “Khách hàng luôn luôn đúng”, hoặc là “Khách hàng chính là Vua”, v.v. Tại sao? Bởi vì Thượng đế là Thần, cao hơn nhiều so với sinh mệnh con người, Ông sáng tạo con người, quy phạm hành vi và đạo đức con người. Còn khách hàng là gì? Là con người, cho dù là khách hàng có tuổi tác bao nhiêu thì cũng như vậy, người và Thần làm sao có thể đánh đồng với nhau được?

Cựu thế lực truyền bá tư tưởng vô thần luận cho người Trung Quốc, chúng đặt ra rất nhiều an bài thật sự rất tinh vi, từng vòng từng vòng. Từ khi Trung Cộng thành lập chính quyền đến trước cải cách mở cửa, về cơ bản là đang trực tiếp tiến hành truyền bá vô thần luận, phủ định chính tín hàng ngàn năm đối với Thần của người Trung Quốc. Trung cộng thi hành kế hoạch kinh tế trong thời gian dài, tất cả các ngành dịch vụ đều chung “nồi cơm”. Ngoài ra chính sách kinh tế tập trung còn dẫn đến sự thiếu thốn cực độ về tài sản vật chất trong xã hội, vì vậy doanh nghiệp đối với khách hàng đa số đều tỏ thái độ rất lạnh lùng, không quan tâm đến khách hàng.. Nhưng sau khi cải cách mở cửa, hàng hóa vật chất bắt đầu phong phú lên, “nồi cơm chung” bắt đầu bị ảnh hưởng, chỉ có dùng một khuôn mặt cười tươi với khách hàng, tôn trọng khách hàng mới có thể kiếm tiền được từ họ, từ đó mới đề ra triết lý “Khách hàng là Thượng đế”, xem ra thì đây có vẻ là rất logic lại hợp tình hợp lý. Mặc dù những người thực sự tin vào tôn giáo ở Trung Quốc là rất ít, nhưng mọi người đều biết “Thượng đế” là đấng chí cao vô thượng, “Thượng đế” chính là “Ông trời” trong tâm khảm của người Trung Quốc, trong nội tâm của mọi người đều có sự kính sợ với “Trời”. Cựu thế lực đã thay đổi một cách tinh vi điều này trở thành sự tôn trọng khách hàng. Câu nói này bản thân nó không quá to tát gì, chỉ đơn thuần là một câu nói trong ngành dịch vụ, không giống như chủ thuyết vô thần luận cưỡng bức con người phải học tập và làm theo nó một cách có hệ thống, tuy nhiên nó lại có thể khiến con người hoàn toàn không ý thức được tình huống mà tiếp nhận một cách vô tri, trong sự không tự biết mà dần dần lại đang thay đổi quan niệm của họ về Thần. Chính điều này và việc truyền bá vô thần luận trong hệ thống giáo dục của Trung cộng là đi cùng với nhau.

Chỉ có ở trong Pháp mới có thể khôi phục chính tín đối với Thần, nhận thức rõ chân tướng đằng sau loại triết lý biến dị này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262716



Ngày đăng: 16-12-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.