Bàn về nghịch lý “vật chất quyết định ý thức” của Marx



Tác giả: Kim Đầu 

[ChanhKien.org] Mấy năm trước, tác giả từng viết một bài “Bàn về sự sai lầm của ‘ba luận điểm chính’ của Marx”, hiện nay xem kỹ lại thì thấy trong luận điểm của Marx còn rất nhiều sai lầm, mà tính độc hại của nó lại rất sâu rộng, trước tiên hãy phân tích và bàn luận về “thuyết vật chất quyết định ý thức”.

“Thuyết vật chất quyết định ý thức” nói như sau:

“Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất không phụ thuộc vào ý thức của con người, và có thể phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức con người. Sự tồn tại và phát triển của tự nhiên hay sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người đều không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tính thực tế khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người này chính là tính vật chất. Cả thế giới là một thế giới vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người, căn nguyên của thế giới là vật chất. Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức. Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh của vật chất, ý thức không tự sinh ra và không có từ trước, hình thức nhận thức thế giới là chủ quan, còn nội dung nhận thức thế giới là khách quan”.

“Thứ nhất, vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức. Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh của vật chất, nếu không thừa nhận rằng vật chất nằm bên ngoài và đối lập với ý thức thì không thực hiện được mục tiêu một cách khách quan, ý thức là sự phản ánh chủ quan đối với thế giới khách quan”.

“Thứ hai, ý thức có tính năng động sáng tạo khi phản ánh vật chất. Tính năng động sáng tạo của ý thức trước hết thể hiện ở việc ý thức có thể phản ánh chính xác sự vật khách quan, nó cũng thể hiện ở việc ý thức có thể tác động ngược trở lại sự vật khách quan. Ý thức đúng đắn có thể chỉ đạo mọi người triển khai thực hiện các hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của sự vật khách quan; Còn ý thức sai lầm sẽ dẫn dắt các hoạt động của con người đi lạc hướng và cản trở sự phát triển của sự vật khách quan”.

Lấy một ví dụ: “Có người từng làm một thí nghiệm, đưa một người sống ở bộ lạc nguyên thủy chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài lên trên một đỉnh núi rất cao, chỉ xuống chiếc xe ô tô ở dưới chân núi và hỏi anh ta thứ này to chừng nào, anh ta nói nó to bằng cái bao diêm”.

“Trước hết, không gian sống của người này bị hạn chế, không cần cảm nhận sự nguy hiểm từ xa, việc săn bắt nguyên thủy chỉ cần chú ý những thứ trước mặt. Khi anh ta nhìn thấy một thứ mình chưa từng thấy thì sẽ so sánh nó với thứ mình đã thấy trước đây. Vì vậy, ý thức của anh ta chịu sự chi phối bởi vật chất mà anh ta đã tiếp xúc trước đây”.

Ở đây chúng tôi xin đưa ra một ví dụ khác để làm sáng tỏ, một đứa trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra còn chưa mở mắt mà đã biết bú sữa, thử hỏi Marx, “vật chất” nào “quyết định” “ý thức” biết bú sữa của đứa bé? Khi người ta đói thì sẽ sản sinh ra ý thức muốn ăn, đây là ý thức có trước sự tồn tại của vật chất ở bên ngoài thân thể con người, không phải vì có cơm thì con người mới cảm thấy đói, mà là vì con người có cảm giác đói trước thì mới đi ăn cơm, làm sao chúng ta có thể nói rằng ý thức không phải là tự sinh ra và có từ trước được?

Nếu nói rằng thế giới vật chất mà chúng ta tiếp xúc bên ngoài sẽ để lại cho chúng ta cảm giác và ấn tượng, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng của chúng ta, nói như vậy thì còn được. Tuy nhiên, thứ cảm giác và ấn tượng này lại không phải là toàn bộ ý thức của con người. “Ý thức” là gì, Marx nói “ý thức là sự phản ánh của vật chất”, điều đó có phải là chúng ta chỉ là một tấm gương, ngoại trừ “phản chiếu” ra thì chẳng biết làm gì không? Con người chúng ta có tư tưởng, một số quá trình tư tưởng là cực kỳ phức tạp và lâu dài, con người dùng tư tưởng của mình để suy nghĩ một cách chủ động, những người khác nhau sẽ có các cách suy nghĩ vấn đề khác nhau, đó chắc chắn không đơn giản chỉ là “sự phản ánh vật chất”. Nếu nói “phản ánh vật chất” của Marx có thể “quyết định” tất cả các quá trình tư tưởng, thế thì các nhà phát minh, các kiến trúc sư cũng không cần phải chủ động suy nghĩ vấn đề, chỉ cần chờ một chút để “phản ánh vật chất”, để “quyết định” tất cả các phát minh và các bản thiết kế, chẳng phải rất nhàn hạ hay sao?

Chúng ta có những người khác nhau với năng lực tư duy khác nhau, mỗi người có một thế mạnh riêng, có người có sở trường âm nhạc, có người có sở trường hội họa, có người có sở trường phát minh sáng tạo, và nhiều sở trường khác v.v., những sở trường này đều là thiên bẩm, rất nhiều sở trường là do yếu tố di truyền mang lại, căn bản không phải là “phản ánh vật chất” sau khi con người sinh ra. Lấy một ví dụ, con chuột sinh ra đã biết đào hang, “ý thức” đào hang của con chuột đó có phải là “phản ánh vật chất” mà Marx nói không?

Tất nhiên, nền giáo dục và môi trường vật chất mà người ta tiếp xúc trong quá trình trưởng thành cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng của một người, nhưng tiếp nhận hay không tiếp nhận hình thức giáo dục và thông tin môi trường bên ngoài này, tiếp nhận ở mức độ nào thì phải do suy nghĩ chủ quan của con người quyết định. Một cuốn sách “Hồng lâu mộng” được rất nhiều người chủ động nghiên cứu, cảm nhận nội hàm phong phú trong cuốn sách. Trong tương lai, khi mọi người đều biết rằng cái được gọi là lý thuyết của Marx là một bãi xú uế, thì cho dù đảng cộng sản có tuyên truyền, giáo dục như thế nào, mọi người sẽ không tiếp nhận nó, muốn tiếp nhận hay không là do tự bản thân mỗi người quyết định, tôi không tiếp nhận “vật chất” anh, anh làm sao quyết định được “ý thức” của tôi?

Nói đến đây, giữa ý thức tư tưởng của chúng ta và thế giới vật chất bên ngoài chúng ta rốt cuộc có mối quan hệ gì? Trái với lý thuyết méo mó của Marx, tôi muốn nói rằng, ý thức tư tưởng của con người chúng ta có thể quyết định sự biến đổi một phần của vật chất bên ngoài, phần còn lại được quyết định bởi quy luật khách quan của trời đất. Ví dụ, tôi muốn nặn một cục bột thành hình gì thì nó sẽ thành hình đó, phần này chúng ta có thể tự quyết định được, hình dạng của cục bột phụ thuộc vào ý tưởng thiết kế của tôi, làm sao có thể nói rằng hình dạng của cục bột không phụ thuộc vào “ý thức” của tôi được? Theo cách nói của Marx, đây được gọi là “tác động ngược lại”, kỳ thực không phải là tác động ngược lại. Cái được gọi là tác động ngược lại có nghĩa là một sự vật A trước hết có ảnh hưởng tới sự vật B, do đó, ảnh hưởng của B đến A được gọi là tác động ngược lại, chẳng hạn như mối quan hệ giữa lực tác động và phản lực. Trong mối quan hệ giữa con người và môi trường vật chất xung quanh, tư tưởng của con người và hành vi chi phối bởi tư tưởng có tác dụng chủ đạo, còn tác động ngược lại là muốn đạt được mục đích thì tôi phải bỏ công sức vất vả để giải quyết vấn đề.

Nếu có một bộ phận vật chất được quyết định bởi quy luật khách quan của trời đất, vậy thì chẳng phải chúng ta nên tìm hiểu thêm xem quy luật khách quan của trời đất là do điều gì quyết định? Theo sự hiểu biết nông cạn của người viết thông qua tu luyện, kỳ thực, bộ phận quy luật khách quan này được quyết định bởi những sinh mệnh tầng cao hơn, nghĩa là những sinh mệnh tầng cao hơn con người, chính là Thần quyết định! Sinh mệnh tầng cao quyết định môi trường sinh tồn của sinh mệnh tầng thấp, và con người cũng có thể chi phối những nhân tố vật chất ở tầng thấp hơn con người.

Tất nhiên, một số người bị đầu độc bởi chủ nghĩa vô thần sẽ không hiểu mà nói: hãy mở to mắt nhìn thế giới vật chất xung quanh chúng ta, ở đâu có Thần nào? Những người đã nghiên cứu về quang học đều biết rằng quang phổ có vô số các dải tần từ thấp đến cao, vật chất phát ra ánh sáng tần số cao hơn có trạng thái năng lượng cao hơn, nhưng ánh sáng tần số cao mà nó phát ra thì mắt người không thể nhìn thấy, một số thiết bị máy móc của con người có thể tiếp cận được một chút, nhưng những máy móc này không thể hiểu được trạng thái của sinh mệnh ấy. Những vật chất ở trạng thái cao năng lượng tồn tại trong chân không có ở khắp mọi nơi trong vũ trụ, bản thân những vật chất đó chính là sinh mệnh cao tầng, chính là Thần!

Có rất nhiều đạo lý mà chỉ khi trở thành người tu luyện, trong quá trình tu luyện thông qua giác ngộ mà minh bạch ra. Người có chí hướng muốn tu luyện, nếu có thể thực sự tu luyện một thời gian trong Pháp Luân Đại Pháp, bạn hãy xem xem mình đã đắc được những gì.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/251258



Ngày đăng: 01-09-2019

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.