Một sự việc, hai nhận thức
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
[ChanhKien.org] Cách đây không lâu, một học viên đã kể một câu chuyện của mình. Anh là chủ của một xưởng xẻ gỗ. Một hôm, một khách hàng tới mua gỗ xẻ và chủ tâm dùng thước của mình đo thiếu đi so với lượng gỗ mà anh ta thật sự mang đi. Người học viên đã phát hiện ra và bắt đầu cãi nhau với vị khách hàng. Đầu tiên người khách hàng không thừa nhận hành vi của mình, nhưng vì người học viên đã rất kiên quyết và đưa ra bằng chứng nên vị khách hàng này cuối cùng đã phải thừa nhận lỗi của mình.
Vào cuối ngày hôm đó, người học viên thấy chân mình bị đau khủng khiếp. Anh không biết lý do tại sao, nên đã quyết định chia sẻ câu chuyện trên với các học viên khác.
Sau khi nghe xong, một học viên nói: “Cậu hỏi sai ở đâu à? Đáng lẽ ra cậu đã không nên tranh giành với vị khách đó. Họ đã cấp đức cho cậu, nhưng cậu lại đẩy ra và tranh đấu quyết liệt. Cậu đã đối đãi một việc tốt như là một điều tồi tệ. Những người tu luyện chúng ta nên chịu khổ và chịu thiệt một cách minh xác, do đó cậu thật sự không nên tranh cãi với vị khách đó để đòi lại tiền. Lý do chân của câu đau là bởi vì nghiệp lực của cậu không được chuyển hoá vào lúc đó”. Mọi người có mặt lúc đó đã cười lớn và nghĩ rằng những gì học viên này nói đều có lý.
Theo thể ngộ của tôi, thể ngộ như trên là không sai nếu chúng ta chỉ là tu luyện cá nhân. Tuy nhiên, là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, tôi nghĩ rằng chúng ta nên đề cao nhận thức của mình. Từ những gì Sư phụ giảng, tôi nhận thấy rằng là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải chính lại những gì chưa chính. Vậy người học viên đó đã chính lại điều gì vào lúc đó? Vị khách hiển nhiên đã sai khi gian lận số đo để được lợi hơn, thế nên anh ta đã tạo nghiệp. Làm sao mà chúng ta có thể yên lòng khi vị khách đó cấp đức cho chúng ta? Tôi không cho rằng nhận thức đó là đúng. Người học viên này đáng lẽ nên thiện ý giải thích cho vị khách hàng đó rằng những gì anh ta làm là sai, rằng anh ta đang tạo nghiệp ác cho mình và rằng anh ta sẽ phải chịu quả báo sau này. Chúng ta nên nghĩ cho người khác, bởi vì chúng ta không muốn người khác tạo nghiệp cho bản thân họ, mà ngược lại chúng ta muốn họ có một tương lai tươi sáng.
Người thường bị mê lạc, nhưng chúng ta thì không. Hãy nghĩ về điều này: nếu một người thường có hành vi tính toán và ý đồ xấu với một đệ tử Đại Pháp thì tương lai của họ sẽ như thế nào? Người đó chắc chắn sẽ phải chịu một lượng lớn tội nghiệp. Ngoài ra, tài sản của một đệ tử Đại Pháp là một phần của tài nguyên Đại Pháp. Làm sao mà chúng ta có thể để những người tham lam lấy đi những tài nguyên như vậy?
Nếu chúng ta tiếp cận một khách hàng với tâm từ bi và nhẹ nhàng giải thích cho anh ta biết về hậu quả của nó, thì vị khách hàng đó chắc chắn sẽ cảm kích chúng ta đã giúp anh ta. Nếu sau đó chúng ta tiếp tục giảng chân tướng cho họ và giúp anh ta làm tam thoái thì chúng ta ngay tại đó đã cứu được một người. Tôi nghĩ rằng đó là cách mà chúng ta nên làm.
Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/7115
Ngày đăng: 17-05-2016
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.