Chứng thực bản thân



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org] Gần đây, trong quá trình tu luyện và hướng nội tìm, tôi nhận ra rất nhiều chấp trước sinh ra từ quan niệm con người về “chứng thực bản thân mình đúng đắn”.

Ví dụ như “cạnh tranh” một cách trắng trợn để chứng tỏ mình đúng hơn những người khác. “Hiển thị” để cho thấy bản thân cao minh nhằm đạt được sự công nhận của người khác. Giữ “thể diện”, “sợ bị chỉ trích” và “cầu hư vinh”, tất cả là để bảo vệ hình tượng “đúng đắn” của mình trước mọi người. “Nói dối” hoặc không ngần ngại “nói sai lệch” để bảo vệ bản thân. “Ngạo mạn” lại là một biểu hiện cực đoan nữa của tâm “chứng thực bản thân”. Rõ ràng, chủng vật chất “chứng thực bản thân mình là đúng” không cho phép người khác vượt qua mình, biểu hiện ra là tâm tật đố. Trái ngược với điều đó là “tôi không đúng như những người khác” và suy nghĩ này sẽ làm cái tâm “tôi đúng theo cách riêng của tôi” yếu dần đi.

Nhân tại mê trung, không nhìn rõ được nguyên do của sự tình. Trí huệ hữu hạn của con người không đủ khả năng nhìn thấy được bản chất của sự việc. Dưới sự ảnh hưởng của khoa học thực chứng ngày nay, để nghiên cứu điều gì đó, con người chỉ có thể dựa trên những bằng chứng và hàng loạt các thí nghiệm để chứng minh rằng “kết luận đó chính xác”. Lối tư duy của khoa học thực chứng này đã hình thành hệ tư tưởng của con người hiện đại. Trong cuộc sống hàng ngày và khi đối diện mâu thuẫn giữa người với người, “chứng minh rằng mình đúng” đã trở thành tập quán tư duy và quan niệm của con người.

Từ việc học Pháp, chúng ta biết rằng một vị Thần chỉ cần liếc nhìn là có thể hiểu biết tất cả mọi thứ trong cảnh giới của mình, và không cần phải “xác minh” bất cứ điều gì. Như vậy, “chứng thực bản thân mình đúng” chắc chắn là một quan niệm người thường, và gây ra chướng ngại nghiêm trọng cho sự đề cao trong tu luyện của các học viên.

Rõ ràng là vì “chứng thực bản thân mình đúng đắn”, mà trong các cuộc xung đột hoặc đụng độ tâm tính, chúng ta không hướng nội và không thừa nhận mình có lỗi. Thay vào đó, chúng ta tìm lý do, chứng cớ, hoặc thậm chí ngụy tạo lý do bào chữa hoặc cố tình bẻ cong lý luậnđể “chứng minh tôi đúng”. Vì vậy, chúng ta nhằm mục đích chứng minh rằng người khác có lỗi, hoặc là người khác sai lầm, và đổ hết trách nhiệm lên người khác. Điều này sẽ không chỉ làm phức tạp vấn đề và khiến cho những điều cần được thực hiện cũng không được thực hiện tốt, mà nó còn đẩy đi một cơ hội quý giá để loại bỏ các chấp trước mà người ta phải loại bỏ.

Chúng ta hãy tu khứ chấp trước “chứng thực bản thân”, hướng nội tìm khi có mâu thuẫn, chiểu theo Pháp để đo lường, tìm những lỗi sai và loại bỏ chúng, như thế chúng ta mới có thể đề cao nhanh hơn trong tu luyện.

Trên đây là hiểu biết của tôi tại tầng thứ tu luyện hiện tại. Nếu có gì thiếu sót xin hãy chỉ rõ.

Dịch từ: www.pureinsight.org/node/7042

 



Ngày đăng: 03-03-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.