Sự vất vả dụng tâm của Sư phụ (1)
Tác giả: Cổ Quang, Đệ tử Đại Pháp Trung Quốc
[Chanhkien.org] Trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014, một đệ tử hỏi:
Đệ tử: Xin hỏi là chúng con còn đủ thời gian cứu nửa người Trung Quốc còn lại chăng? Nếu Trung Cộng giải thể trước khi Chính Pháp tới, người mà không thoái đảng còn có cơ hội chăng?
Sư phụ: Đương nhiên không còn cơ hội nữa, do đó tôi nói rằng thời gian là hữu hạn. Gồm cả cựu thế lực cũng vậy, chúng vốn dĩ không muốn để chư vị cứu nhiều người đến thế, tôi đang chèo chống chúng. Nếu không, hẳn là năm ngoái chúng là kết thúc rồi, nhưng không mấy người lưu lại thì để làm gì? Thế giới trống không, mà nhân loại còn phải khai sáng một thời kỳ huy hoàng cho Đại Pháp, [nếu] không có người nữa, thì còn làm gì đây?
Trong kinh văn Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013, Sư phụ giảng:
Kết thúc xong nào có tác dụng gì? Chính Pháp chẳng phải vì để cứu người? Chỉ một mình tôi rời đi, sáng [tạo] thế [giới] để làm gì? Hết thảy an bài [từ] tiền sử đều làm cũng như không. Kéo dài thời gian là vì chư vị, vì chúng sinh.
Dựa trên Pháp, tôi nhận ra rằng Sư phụ vì chúng ta mà lao tâm, để chúng ta có cơ hội tu luyện và cứu những chúng sinh còn chưa được cứu, với sự chịu đựng phi thường Sư phụ đã kéo dài thời gian. Là đệ tử, có bao nhiêu người trong chúng ta có thể hiểu được Sư phụ đã làm những gì? Điều này làm tôi nhớ đến nhà tiên tri Thiệu Khang Tiết (Thiệu Ung) đời nhà Tống, tác giả của dự ngôn Mai Hoa Thi. Thiệu Khang Tiết có một phương pháp tiên tri cao cấp vô cùng chuẩn xác gọi là “Hoàng cực thuật”; phương pháp này được phân thành hai bộ “Thần số” và “Toán số” hợp thành. Kỹ thuật này mười phần chuẩn xác, đặc biệt là phần “Thần số”. Ví dụ, nó có thể tính ra được ngày, tháng, năm một người bắt đầu kiếm được tiền và số lượng bao nhiêu người đó kiếm được. Nó cũng có thể tính ra được ngày, tháng, năm một người sẽ đi thi và vị trí của người đó trong kỳ thi ấy. Vào những năm cuối đời, Thiệu Khang Tiết đã truyền lại hai phương pháp Thần số và Toán số cho hai đệ tử của mình, mỗi người một phương pháp. Ông nói với người đệ tử già rằng Số học là linh hồn của Hoàng Cực Thuật; hãy trân quý và tập trung ghi nhớ nó. Ông nói với người đệ tử trẻ rằng Toán số là căn bản của Hoàng Cực Thuật, hãy kế thừa nó và hãy chăm chỉ học.
Thiệu Khang Tiết triệu hai đệ tử đến bên mình trước khi ông qua đời. Hai đệ tử đã khóc: “Ai sẽ dẫn dắt chúng con và làm thế nào chúng con có thể đề cao sau khi thầy ra đi? Chúng con có thể nhờ ai giúp đỡ?” Thiệu Khang Tiết nói: “Các con nên giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giống như các con tôn trọng ta. Ngoài ra, các con nên nói cho nhau bất cứ khi nào có thêm thể ngộ và kinh nghiệm mới. Nếu các con có thể làm được như vậy, thì kỹ năng của các con sẽ cải thiện nhanh hơn ta khi còn sống. Sau đó, các con còn có thể nâng cao các kỹ thuật của chúng ta hơn nữa. Hãy ghi nhớ chắc chắn những gì ta nói với các con hôm nay!”
Sau khi Thiệu Khang Tiết qua đời, hai người đệ tử dồn hết tâm sức thực hành, bời vì mỗi người bọn họ đều nghĩ rằng mình đã thừa hưởng những lời dạy của Sư phụ. Họ đều muốn đạt được thành tựu to lớn một ngày nào đó, như Sư phụ của mình. Họ đã không tiết lộ những bí mật chân chính cho người kia mà chỉ chia sẻ những hiểu biết bề mặt. Vào năm sau, người đệ tử già đã chứng ngộ về Toán số từ việc nghiên cứu Thần số. Tuy nhiên, ông ấy đã già và mắc hàng loạt bệnh. Ông nhớ lại lời của Sư phụ và đột nhiên nhận ra rằng phần Toán số chắc chắn đang nằm trong tay của người đệ tử trẻ. Ông nhờ người quen mời người đệ tử trẻ đến và họ đã trao đổi với nhau tất cả sự thật. Họ đều cảm thấy vô cùng hối hận và cả hai đã cùng bật khóc. Họ cuối cùng cũng hiểu ra ngụ ý của Sư phụ. Tuy nhiên chỉ vì sự hiểu biết hạn hẹp mà họ đã làm Sư phụ mình thất vọng và lãng phí quá nhiều thời gian. Nếu trước đó họ phối hợp với nhau để cùng đề cao, thì họ đã có thể đạt tới trình độ cao. Sau đó họ đã phối hợp miệt mài cùng nhau trong khoảng thời gian hữu hạn để tiếp tục phương pháp Hoàng Cực Thuật của Sư phụ.
Ngày nay chúng ta đã thệ nguyện “Trợ Sư chính Pháp” ở thế giới con người. Tôi hiểu rằng Sư phụ đã ban những khả năng khác nhau cho các đệ tử Đại Pháp và hy vọng rằng chúng ta hợp tác tốt để giúp đỡ và hoàn thiện lẫn nhau trong các việc Đại Pháp. Chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nếu mỗi người hoàn toàn phối hợp như một lạp tử trong cả một chỉnh thể mạnh mẽ. Chấp trước khiến chúng ta không thể hợp tác tốt, bởi vì không đủ chính niệm và uy đức. Nó sẽ khiến chúng ta mất đi cơ hội để cứu độ chúng sinh.
Vài năm trước, tôi đã phát triển một số điểm sản xuất tài liệu quy mô nhỏ bằng việc phối hợp với một số đồng tu trẻ để dạy kỹ thuật. Chúng tôi cố gắng để mọi người tự đi con đường của mình. Trong khoảng thời gian đó, chúng tôi đã gặp phải vô số mâu thuẫn nội bộ từ các đồng tu, ví dụ như không nhất quán về quan điểm đối với một số vấn đề và thậm chí là thiếu sự điều phối. Đối diện với hàng loạt can nhiễu, chúng tôi đã cởi mở chia sẻ với nhau dựa trên Pháp và sớm tìm ra chấp trước của mình mà không hướng ngoại chỉ trích.
Ví dụ, có một đồng tu rất cẩn trọng và đáng tin nhưng lại rất coi thường những đồng tu nào không chú ý an toàn, trong khi các đồng tu khác lại coi thường người thận trọng này. Chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận dựa trên Pháp rằng phải nghiêm khắc với bản thân mình và thực hiện tốt nhất những gì Sư phụ muốn bằng việc loại bỏ chấp trước không tôn trọng người khác. Sau đó, những đồng tu trẻ đã khích lệ thêm các đồng tu khác bước ra để hoàn thành trách nhiệm của họ bằng việc trao đổi thể ngộ dựa trên Pháp và dốc toàn bộ sức lực để phối hợp như một phần của nhóm. Những điểm sản xuất tài liệu này không ngừng xảy ra thiếu sót do mẫu thuẫn giữa các điều phối viên địa phương, đó là hậu quả của chấp trước của chúng tôi.
Do thiếu học Pháp, tôi đã ở trong trạng thái làm việc như một người thường. Người điều phối viên và tôi đã không buông bỏ được chấp trước tranh cãi, đối đầu và oán hận. Chúng tôi né tránh các vấn đề, từ đó gây ra can nhiễu giữa các học viên và gây thiệt hại cho việc chứng thực Pháp. Chúng tôi nên phối hợp tốt để hình thành một chỉnh thể vững mạnh và tạo dựng uy đức. Tuy nhiên, chúng tôi đã làm Sư phụ thất vọng chỉ vì chấp trước của bản thân mình. Khi tôi nhận ra điều này, tôi cảm thấy không còn mặt mũi nào nữa và đã chia sẻ với người điều phối để loại bỏ gián cách giữa chúng tôi. Nhận ra được điều này thật quá muộn màng, cũng như sự muộn màng của hai vị đệ tử của Thiệu Khang Tiết. Những mất mát không thể bù đắp đã trở thành sự hối hận mãi mãi! Sự can nhiễu nội bộ còn tệ hơn cả thiệt hại trực tiếp từ cựu thế lực. Cựu thế lực cản trở kế hoạch của chúng ta bằng cách phóng đại chấp trước của chúng ta như tranh đấu và buộc tội lẫn nhau. Bởi vì thiếu hợp tác và thực tu, chúng tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội gia tăng sức mạnh của cả chỉnh thể và bỏ lỡ những người đáng lẽ ra nên được cứu. Chúng ta không nên lặp lại lỗi lầm này và khiến Sư phụ buồn!
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7087
Ngày đăng: 27-03-2016
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.