Sự quan trọng của việc giữ gìn lễ giáo



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Yên Sơn 

[ChanhKien.org] Tôi nhớ có một đồng tu nam, có một khoảng thời gian anh đối diện với nguy hiểm rất lớn nên không tiện lưu lại ở nhà. Nhất thời không thể tìm được chỗ ở, bạn gái của anh (cũng là đồng tu) liền bảo anh đến ở nhà mình, nhưng anh cự tuyệt rằng: “Chúng ta không thể làm vậy, như thế này đối với em không có hay lắm.” Tôi rất khâm phục anh ở chỗ anh có thể ý thức được một người nên phải tuân thủ quy phạm đạo đức, trong giao tiếp với người khác giới có thể đề cao việc giữ gìn lễ giáo, tôn trọng người đang giao tiếp với mình như vậy. Phần lớn con người ngày nay, kể cả người tu luyện Đại Pháp, khi sự việc đã trải qua rồi cũng không ý thức được, ngược lại họ còn chê cười những người hành xử chiểu theo lễ giáo là quá cổ hủ !

Dạo trước có một vị đồng tu nữ đã hai lần kể với tôi về một đồng tu nam vì một số việc mà phải ở nhà cô ấy rất muộn, lại còn ngỏ ý ngủ lại. Lần đầu cô không đồng ý, bởi vì là mùa hè, người nhà đều ăn mặc tương đối mát mẻ nên cảm thấy rất không tiện. Lần sau thì nữ đồng tu đã đồng ý cho anh ngủ lại ở nhà mình. Đều là đồng tu trong cùng thị trấn, dẫu muộn đến mấy cũng có cách trở về chỗ mình ở, tại sao lại làm việc không phù hợp với lễ giáo như vậy chứ? Loại sự tình này mặc dù không phải là một hiện tượng phổ biến, nhưng tôi biết được cũng không phải là ít.

Người xưa có câu “lễ tiết dân tâm”, nghĩa là lễ giáo có thể dùng để tiết chế tâm của người ta, tránh khởi lên suy nghĩ bất thiện. Con người mang theo cái tình, nhưng không thể vì có tình mà hình vi không có chừng mực. Lễ giáo này chính là khởi tác dụng khống chế nhân tâm và hành vi của người ta.

Đối với lễ, người ta còn có cách giải thích thế này: lễ chính là phép tắc lễ nghi giao tiếp giữa người với người, là không mạo phạm đến phẩm chất tốt đẹp của người khác, là cung kính hành vi thiện của con người. Trong một chừng mực nào đó, lễ đã duy trì đạo đức của dân tộc Trung Hoa, hơn nữa còn giữ cho nó ở một mức cao nhất định, cho nên từ xưa đến nay Trung Hoa là đất nước lễ nghĩa bậc nhất thế giới, được các nước khác ngưỡng mộ thán phục, và còn phái người đến học tập. Hiện tại lễ nghĩa, lễ giáo của rất nhiều quốc gia châu Á phần lớn đều là học tập từ Trung Quốc. Nhưng từ sau khi tà Đảng Cộng sản cướp đoạt chính quyền, làm cho người ta “vô lễ” triệt để, cho đến ngày nay, đạo lý băng hoại , giữ lễ trở thành một thứ hoàn toàn cổ hủ trong mắt đa số người. Con người tùy ý làm càn, hoang dâm vô độ, lại còn vứt bỏ những hiểu biết và kiến giải của họ về vấn đề này, đạo đức hoàn toàn bị phá vỡ, tiêu vong tận cùng, nước lớn thì thế mạnh, thật đau xót làm sao!

Chuẩn mực để làm một người tốt ở tầng thứ này chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín v.v”(Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ – Bản dịch không chính thức) Như người thường trong xã hội Trung Quốc ngày nay, về phương diện này, những hành vi họ làm ra không có chút hiểu biết gì về lễ giáo, không biết liêm sỉ, không khác gì cầm thú. Là một người tu luyện, chúng ta không thể không kiếm chế hành vi của bản thân mình, nhưng mức độ ước thúc của chúng ta không thể chiểu theo cách của con người ngày nay, mà phải cao hơn. Điều mà tổ tiên lưu lại không phải là không có đạo lý, mặc dù hoàn cảnh xã hội hiện đại và thời xưa khác nhau một trời một vực, nhưng ở một mức độ nhất định, ở phương diện nào đó, tôi phải nói rằng chúng ta cần phải giữ lễ, xuất phát từ lòng tự trọng, xuất phát từ sự tôn trọng đối phương, xuất phát từ sự ước thúc nhân tâm của bản thân, chúng ta không thể làm ra những việc vượt khỏi lễ giáo (ngoài tình huống cực hạn). Nói sâu thêm một điểm, chúng ta dựa vào cái gì để có thể nhận thức được mình đã bước chân ra khỏi lễ giáo, để lần sau những dụ hoặc khác sẽ không thể hiện ra nữa (tà ma ở không gian khác đang nhìn chằm chằm chúng ta), chúng ta dựa vào cái gì để  khống chế bản thân? Lễ là sự chống đỡ tốt nhất cho chúng ta, khi đã vượt qua được rồi, chúng ta không phải là quân tử sao! Chúng ta dựa vào cái gì để biết bản thân không thể lún sâu hơn, dựa vào cái gì để có tự tin như vậy?

Chúng ta phần lớn là trưởng thành trong văn hóa Đảng, một chút đạo lý làm người mà các bậc trưởng bối truyền lại cho chúng ta đã không còn phù hợp tiêu chuẩn làm người nữa. Cho nên đối với đồng tu nào có một số hành vi thất lễ, tôi cũng không có ý trách móc, tôi chỉ nhắc nhở đồng tu trong phạm vi tôi có thể ý thức được mà thôi, học lý niệm làm người, và dùng lý niệm của người để làm người, dùng lý niệm của con người phù hợp với trạng thái của xã hội người thường. Tất cả những gì chúng ta làm phải là ngay chính, vậy thì làm người sao lại có thể lệch khỏi bổn phận, thêm dầu vào lửa? Chúng ta tự hỏi lại mình, chúng ta có xấu hổ hay không khi để lại những hành vi không phù hợp với lễ giáo lưu lại cho tương lai, mặc cho người đời sau đánh giá?

Điều chúng ta đối diện không phải chỉ là bức hại trước nay chưa từng có, mà còn ở chỗ nhận biết được những dụ dỗ mê hoặc, loại mê hoặc này có lúc biểu hiện là từng bước từng bước dẫn dụ con người chìm đắm vào và xem nó như việc “bình thường”. Đại đạo vô hình, Đại Pháp vô biên, có thể không thoát ly thế tục mà tu luyện, nhưng tuyệt đối không phải vì thế mà hạ thấp tiêu chuẩn yêu cầu của người tu luyện. Hoàn toàn ngược lại! Nếu chúng ta không nghiêm túc đối đãi với bản thân, cứ mãi hành xử theo bản tính của mình, thật sự là vô cùng nguy hiểm, đến lúc hối hận thì không kịp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/137347



Ngày đăng: 01-11-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.