Cảnh giác với việc lãng phí tài nguyên Đại Pháp
Tác giả: Tử Đích
[ChanhKien.org] Một đồng tu điều phối đã nói với tôi: “Hy vọng bạn có thể viết một bài về việc trân quý tài nguyên Đại Pháp.” Sau đó anh chia sẻ một chút tình hình về phương diện này. Gần đây khi tôi thu dọn các di vật của một vị đồng tu, cũng đã gặp phải vấn đề tương tự. Vài ngày sau, lại nghe một đồng tu điều phối khác nói chuyện liên quan đến việc lãng phí tài nguyên Đại Pháp, tôi thấy đây rất có thể không phải là hiện tượng cá biệt ở khu vực của tôi.
Khi thu dọn đồ đạc của một học viên quá cố, tôi phát hiện ra đồng tu ấy cất giữ rất nhiều các phiên bản sách Đại Pháp trùng lặp, còn có rất nhiều cuốn sách chân tướng nhỏ của mấy năm trước, các loại bùa hộ thân và đồ đeo trang trí với kiểu dáng khác nhau, một túi đĩa Thần Vận (phần lớn là cùng một loại đĩa của hai ba năm trước). Những tài liệu này sau khi được thu dọn toàn bộ xong, đựng vừa đủ trong bốn chiếc rương. Tại sao đồng tu ấy lại gom góp tập trung nhiều tài liệu Đại Pháp như vậy chứ? Tôi đoán, trong khi cứu người, học viên này đã không dùng hết nên thu gom lại rồi quên mất. Quá kinh ngạc, tôi cũng nhanh chóng tìm những thiếu sót của bản thân. Khi tìm và kiểm tra chỗ lưu trữ tư liệu Đại Pháp của mình, tôi đã tìm được gần chục cái dây chuyền giảng chân tướng mà bản thân đã để quên. Những dây đeo với màu sắc khác nhau là do các đồng tu có ý tốt tặng tôi. Nhìn thấy những Pháp bảo cứu người này bị mình thờ ơ đem cất đi, lúc này tôi mới phát hiện bản thân mình đã phạm phải một sai lầm, sau đó mau chóng nhờ đồng tu điều phối đưa đi. Nếu như không tìm kiếm và xem lại, về cơ bản tôi không ngộ được rằng bản thân mình đã và đang vô ý chiếm hữu cũng như lãng phí tài nguyên Đại Pháp.
Đồng tu điều phối đã kể cho tôi nghe về một số tình huống như sau: khi đi đến nhóm học Pháp hoặc đến nhà của rất nhiều học viên và còn có vài đồng tu bị tà ác quấy rối, khi người điều phối đến thu dọn và di chuyển đồ đạc, thì phát hiện tồn tại một hiện tượng chung, đó chính là rất nhiều đồng tu đang lãng phí tài nguyên Đại Pháp. Có những vật treo giảng chân tướng chỗ nào cũng thấy, trên tường, trên cửa, chỗ tay cầm trên cửa, trên cửa sổ, trên dây, chỗ nào cũng treo; có những tài liệu chân tướng chỗ nào cũng có, trên giường, ghế sofa, trên chăn; lại còn cất giữ rất nhiều các phiên bản sách Đại Pháp khác nhau; tài liệu chân tướng tồn đọng từ mấy năm trước vẫn chưa phát đi; tặng cho người thân đã được đắc cứu các loại bùa đeo hộ thân khác nhau, v.v. Mà đối với vấn đề này, một số đồng tu bản thân cũng có tình huống tương tự, vẫn chưa coi trọng vấn đề lãng phí tài nguyên Đại Pháp.
Từ đầu năm đến nay, có học viên chia sẻ trên tuần báo về vấn đề in lịch chân tướng để bàn. Tác giả kiến nghị mọi người không nên chiếm dụng loại lịch này, có thể làm lịch treo tường loại một tờ để bản thân dùng cũng được. Thực ra, đồng tu nói như vậy là rất đúng. Có một lần vị đồng tu điều phối tính sơ qua, riêng số lượng học viên lấy lịch để bàn cho bản thân, bạn bè (đã hiểu chân tướng) thì ít nhất cũng trên nghìn cuốn, mà số lịch để bàn này lại tương đương với việc các đồng tu đã làm việc “vô ích”, bởi vì chúng không khởi được tác dụng cứu người, đồng thời cũng cho thấy đã tổn thất một phần tài nguyên Đại Pháp và mất thời gian quý giá của rất nhiều đồng tu, mà thời gian của đệ tử Đại Pháp không phải là ai trả tiền cũng có thể mua được. Tôi còn nghe một đồng tu khác nói, bùa hộ thân và dây chuyền có chất lượng càng tốt và càng đẹp, thường thường lại càng không đến được tay chúng sinh, trước đây từng có một số dây chuyền đeo giả ngọc trên đó có khắc chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, chưa đến được tay chúng sinh liền bị đồng tu chia nhau hết. Tình huống giống như thế này hiện tại vẫn còn phát sinh, chúng ta có nên phải tự xét lại chính mình hay không? Khi những vật phẩm chân tướng ở trong nhà đệ tử Đại Pháp và chỗ nào cũng có thể thấy nhưng không dùng cho việc cứu người, không cần nói đến cựu thế lực đang nhìn chúng ta chằm chằm, các chính Thần ở không gian khác có tiếp tục đứng nhìn chúng ta hay không? Việc cứu người là vô cùng cấp bách, chúng ta nên nhanh chóng đưa những Pháp bảo bị chiếm dụng hoặc được cất giữ ấy đến tay chúng sinh đang mong đợi được cứu độ.
Đây là những điều mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy được. Thực ra, khi một người tu luyện không thật sự từ trong tâm mà nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, dùng Pháp để đối chiếu bản thân, vậy thì cho dù đã phạm phải sai lầm về phương diện này cũng không thể ý thức được. Tôi đã từng có một bài học về vấn đề này: mười năm trước, một vị đồng tu ở vùng khác đã tặng tôi một chiếc máy tính xách tay. Sau đó có một lần tâm người thường của tôi nổi lên liền dùng nó để xem một bộ phim khoa học viễn tưởng, bị dục vọng thúc đẩy nên cơ bản không ý thức được sai lầm, mãi đến mấy năm trước tôi mới ngộ được: một suy nghĩ của người thường bị tà ác dùi vào sơ hở, xem qua những thứ của người thường cho dù chỉ một lần, cũng là đã chiếm hữu và lãng phí tài nguyên của Đại Pháp rồi, không phải phạm tội thì là gì? Đồng tu tặng tôi là để tôi chứng thực Pháp tốt hơn, chứ không phải để thỏa mãn việc tôi xem phim của người thường, đã lãng phí tài nguyên của Đại Pháp, đồng thời cũng làm trái với thệ nguyện. Sau khi ngộ được, tôi lập tức bù đắp lại, dùng tiền của mình mua lại chiếc máy tính đó, nhưng mặc dù như vậy, khi tôi coi nó như là tài nguyên Đại Pháp mà tặng nó đi, thì đồng tu ở vùng khác phụ trách kỹ thuật bị bắt giữ phi pháp, chiếc máy tính đó cũng bị tà ác cướp đi phi pháp. Điều này khiến tôi buồn vô cùng và tự trách bản thân, nếu không phải vì nhân tâm của bản thân dẫn đến sơ hở, nếu như tâm của tôi vô cùng thuần tịnh, thì sẽ không bị tổn thất. Từ đó về sau, tôi nghiêm túc lấy đó làm điều răn, từng đồng từng xu đều không thể qua loa, cho dù làm việc gì cũng đều dùng tiền của chính mình. Chúng tôi đã từng mua xe, máy tính, lắp đặt thiết bị thu sóng đài Tân Đường Nhân, điện thoại giảng chân tướng, v.v. chuyên dùng để chứng thực Pháp. Nếu nhất thời tài nguyên eo hẹp thì hạng mục đó tốt nhất không làm, nhưng thể hội của tôi là, có tâm vô tư cứu người này rồi, thì sẽ có thể xoay chuyển thành “liễu ám hoa minh”.
Một lần nọ, tôi với đồng tu (là người nhà) cùng thảo luận xem đây có phải là vì không thận trọng mà để lỡ mất việc cứu người hay không. Chúng tôi ngộ được rằng: về việc dùng tài vật, nhất định phải giữ nghiêm tâm tính, từng đồng từng xu tài nguyên Đại Pháp đều phải chặt chẽ cẩn thận, cũng không thế lấy việc cứu người làm cớ, chân chính thuần tịnh mà cứu người thì mới có uy đức và lực lượng của Đại Pháp. Nếu về phương diện này mà không nghiêm túc cẩn thận, bề ngoài tuy làm rầm rộ sôi nổi, nhưng đã chôn xuống những tai họa ngầm không dễ nhận ra, rất có thể tương lai sẽ tạo thành tổn thất. Đương nhiên ở đây không bao gồm tình huống điểm tư liệu lớn ở địa phương. Tuy vậy, điểm tư liệu sử dụng vật liệu như thế nào, cũng lại liên quan đến vấn đề có lãng phí tài nguyên Đại Pháp hay không, không tạo thành tồn đọng, lại có thể bảo đảm tài nguyên luôn đủ. Tôi nghĩ đây chính là vấn đề chúng ta tu luyện, cũng là thể hiện của tâm tính của đệ tử Đại Pháp. Nên cố gắng tránh tập trung tài nguyên vào tay một người cá biệt, lại còn được toàn quyền chi phối, nhất là số tiền trên vạn tệ đầu tư vào hạng mục, càng cần phải vận dụng trí huệ vì Đại Pháp mà phụ trách, vì chỉnh thể mà phụ trách. Do đó khi cần sử dụng một lượng lớn tài nguyên, các đồng tu điều phối có thể bàn bạc với nhau, như vậy sẽ không dễ đi sai đường. Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta: “Hoang phí tài nguyên của đệ tử Đại Pháp là tương đương với can nhiễu phá hoại Đại Pháp”(Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Chúng ta là đệ tử Đại Pháp đang trợ Sư chính Pháp, vì chân lý của vũ trụ và chúng sinh mà có thể xả bỏ tất cả những thứ của bản thân. Lúc này chúng ta cũng không thể vì tư tâm hoặc không chú ý đến tiểu tiết, chiếm hữu, lãng phí, làm ứ đọng những tài nguyên Đại Pháp quý giá. Tôi viết ra bài này hy vọng có thể cùng các đồng tu giao lưu chia sẻ và cùng cố gắng, cùng đề cao và quy chính dựa trên Pháp, nếu có chỗ nào thiếu sót xin đồng tu từ bi viên dung, cám ơn các đồng tu!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/137296
Ngày đăng: 08-11-2014
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.