“Bận rộn” và “tu luyện” không nhất thiết có liên quan với nhau
Tác giả: Đồng Chân
[ChanhKien.org] Tôi thường rất bận rộn với hạng mục chứng thực Pháp hoặc công tác người thường mà không có trạng thái tu luyện tốt. Khi các đồng tu nhắc nhở tôi, tôi sẽ ngay lập tức nói rằng: “Gần đây tôi thực sự rất bận,” như thể là tôi đã có một trạng thái tu luyện không tốt bởi vì tôi “bận.” Tôi đã liên hệ “bận rộn” với “tu luyện.” Sau khi suy xét thấu đáo về điều này, tôi nhận ra rằng không có mối quan hệ đó. Sư phụ cũng chưa bao giờ đề cập rằng “bận rộn” và tu luyện nhất thiết có liên quan với nhau!
Tiếp tục suy nghĩ theo cách này, tôi nhận ra rằng có rất nhiều vấn đề tương tự như vậy trong tu luyện. Một đồng tu không giữ tư thế tay đúng khi phát chính niệm, luôn trong trạng thái buồn ngủ khi luyện công, và sẽ bắt đầu ngủ gật khi đọc sách. Khi các học viên khác chỉ ra điều đó, người học viên đó “hướng nội một lúc” và cuối cùng nói rằng: “Tôi đã quá bận rộn. Điều này là do thiếu ngủ.” Ngay cả khi học viên này hướng nội trên bề mặt, thật khó để tìm ra nguyên nhân gốc rễ bởi vì người ấy không nhìn nhận dựa trên các tiêu chuẩn tâm tính hay các Pháp lý.
Tôi nghĩ rằng không có mối quan hệ nào giữa “bận rộn” và “tu luyện”, và giữa việc thiếu ngủ và trạng thái tu luyện. Tuy nhiên, điều này thực sự là đi theo con đường của cựu thế lực bởi vì Sư phụ chưa bao giờ đề cập đến một nguyên lý nào như vậy trong Pháp. Việc tu luyện và đề cao tâm tính của các đệ tử Đại Pháp không nhất thiết có liên quan đến “bận rộn” hay “không bận rộn.” Khi chúng ta nghĩ rằng trạng thái tu luyện của chúng ta là có liên quan đến “bận rộn” thì suy nghĩ này không phải là của chúng ta; đó là một quan niệm hậu thiên. Trong bài kinh văn “Thanh tỉnh” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ III, Sư phụ giảng: “Đã là học viên, [nếu] chư vị không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà hành xử, [thì] nhất định không còn là chuyện đơn giản. Cựu thế lực đối với tất cả các đệ tử Đại Pháp đều có an bài một bộ những thứ của chúng; nếu đệ tử Đại Pháp không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà hành xử, thì nhất định đang thực thi chiểu theo an bài của cựu thế lực.” (tạm dịch) Khi bất cứ suy nghĩ nào không phù hợp với Pháp xuất hiện, chúng ta nên lập tức nắm lấy cơ hội này để loại bỏ nó. Chỉ có chiểu theo Pháp của Sư phụ thì chúng ta mới có thể phá trừ được an bài của tà ác.
Chúng ta học được từ Pháp rằng miễn là tâm chúng ta luôn ở trong Pháp và chúng ta tự yêu cầu bản thân mình theo các tiêu chuẩn của một người tu luyện, việc tu luyện của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng cho dù chúng ta có bận rộn như thế nào, đồng thời còn làm được nhiều việc hơn mà không tốn nhiều công sức. Nếu chúng ta ở trong Pháp 24 giờ một ngày, “bận rộn” hay “không bận rộn” ở bên ngoài không ảnh hưởng đến việc đề cao tâm tính chút nào cả. Đây mới là Pháp lý chân chính. Trong bài giảng “Giảng Pháp và trả lời câu hỏi ở Trịnh Châu” trong Chuyển Pháp Luân Pháp Giải, Sư phụ giảng: “Tu luyện là tu tư tưởng của con người, là thay đổi cách suy nghĩ. Tư tưởng của chư vị thuần tịnh như thế nào, thì đó là quả vị của chư vị” (tạm dịch)
Chúng ta đã đến gần thời điểm kết thúc của Chính Pháp. Mỗi suy nghĩ xuất hiện trong tư tưởng của chúng ta nên được đo lường bằng các nguyên lý của Đại Pháp. Nếu không dựa trên những chính lý của Đại Pháp, thì nó nhất định là một quan niệm hậu thiên hay là một loại vật chất biến dị được tà ác đặt vào trong tư tưởng của chúng ta. Nó phải được thanh trừ ngay lập tức để chúng ta có thể làm được tốt trên đoạn đường cuối cùng của Chính Pháp.
Trên đây là một chút thể ngộ của tôi. Xin các bạn đồng tu từ bi chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6709
Ngày đăng: 25-11-2014
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.