Văn hóa Aegean: Hy Lạp cổ đại



Tác giả: Tim Gebhart

Nghệ thuật rực rỡ và đỉnh cao trong sự biểu đạt của con người

Giống như một chuỗi hạt ngọc trai được đeo trên cổ, những thành bang Hy Lạp nằm dọc theo các bờ biển Địa Trung Hải trong đỉnh cao ảnh hưởng của mình. Năm 460 TCN, Pericles đã báo trước một thời kỳ vàng son tại Athens. Âm nhạc, nghệ thuật, toán học, chính trị và thương mại đều vô cùng hưng thịnh.

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại New York làm nổi bật 870 năm nghệ thuật Hy Lạp. Thời kỳ Hình học trong nền văn minh Hy Lạp lấy tên từ những hình và ký tự đại diện cho các vật thể và con người. Chiếc vò hai quai được thấy ở đây đã từng được sử dụng trong tang lễ (Dan Skorbach/The Epoch Times)

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại New York làm nổi bật 870 năm nghệ thuật Hy Lạp. Thời kỳ Hình học trong nền văn minh Hy Lạp lấy tên từ những hình và ký tự đại diện cho các vật thể và con người. Chiếc vò hai quai được thấy ở đây đã từng được sử dụng trong tang lễ (Dan Skorbach/The Epoch Times)

Văn minh Hy Lạp đã trải qua bao thăng trầm trong suốt thời kỳ lịch sử lâu dài. Người Hy Lạp đã chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng, chống lại nhau, và dưới thời Alexander, đã hun đúc nên một đế chế trải dài tới tận sông Ấn. Năm 86 TCN, một đội quân La Mã được chỉ huy bởi Sulla đã hành quân vào Athens và bóp chết liên minh Achaean.

Văn hóa Hy Lạp thực sự có sức lan tỏa, vô cùng phong phú, và được lưu giữ tốt đến nỗi trái tim Hy Lạp vẫn như đang đập, và văn hóa Hy Lạp đã lưu lại cho hậu thế một thời kỳ vàng son trong nền văn minh phương Tây.

Sức ảnh hưởng trong nghệ thuật

Những thành bang Hy Lạp thường tranh giành những ngôi đền vĩ đại nhất và giành giật nhau các thành phố suy đồi nhất. Olympics, bắt đầu vào năm 776 TCN, mang đến một cuộc thi tài lành mạnh để trở thành người xuất sắc nhất. Những người Hy Lạp, mặc dù vậy, đơn giản là yêu nghệ thuật. Hơn 100.000 chiếc bình, các tượng đài, nhà hát, bức tượng và văn tự vẫn được lưu giữ trong lịch sử.

Nghệ thuật Hy Lạp đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong lịch sử. Từ khoảng năm 900-700 TCN là thời kỳ Hình học trong nghệ thuật Hy Lạp. Cái tên này xuất phát từ những biểu tượng hình học được sử dụng trên những chiếc vò hai quai và bình gốm được phát hiện tại thời kỳ đó. Con người được đại diện bằng những hình tam giác, và ngựa thường được mô tả như những hình chữ nhật lớn nằm ngang. Hầu hết đồ gốm được phát hiện đã được sử dụng như là đồ tang lễ, để tưởng niệm cuộc sống của người đã chết, và miêu tả địa vị và các công việc của họ.

Trong thời kỳ Archaic (700–480 BC), Hy Lạp đã phát triển nền dân chủ sơ khai, cùng với đó là sự xuất hiện của các nhà thơ trữ tình, những nhạc cụ dây, các bài hát và ca khúc buồn.

Ở phía Nam, đế chế Ai Cập phát triển thịnh vượng bên bờ sông Nile. Ai Cập đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền nghệ thuật Hy Lạp sơ kỳ. Sau đó người Hy Lạp đã phát triển phong cách riêng của họ với những bức tượng đứng tự do. Tượng Ai Cập thường dựa vào các tảng đá. Cả hai loại đều mang phong cách chung là có chiều sâu, lông mày đen và đồ sộ.

Thời kỳ vàng son cổ điển

Nhiều chiếc bình của Hy Lạp cổ đại và cổ điển miêu tả các vị Thần, tín ngưỡng, các câu chuyện nổi tiếng, và các sự kiện, chẳng hạn như hôn lễ, chiến tranh, và các cuộc thi Olympic được tổ chức trên đỉnh Olympia (Dan Skorbach/The Epoch Times)

Nhiều chiếc bình của Hy Lạp cổ đại và cổ điển miêu tả các vị Thần, tín ngưỡng, các câu chuyện nổi tiếng, và các sự kiện, chẳng hạn như hôn lễ, chiến tranh, và các cuộc thi Olympic được tổ chức trên đỉnh Olympia (Dan Skorbach/The Epoch Times)

Người Hy Lạp đã đưa nghệ thuật điêu khắc đá lên một đỉnh cao mới. Từ những nhân vật đứng độc lập một mình, cũng như trong thế chuyển động vươn lên. Cẳng chân và cánh tay được uốn cong, sự biểu đạt chi tiết được khắc trên khuôn mặt, đá trở thành trang phục có nếp gấp, và con người được mô tả gần như hoàn hảo. Người Hy Lạp đã biến đá trở thành da thịt và tạo ra những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất mà thế giới từng được biết.

Liên minh Delian được hình thành bởi Pericles bao gồm hơn 173 thành bang Hy Lạp liên kết một cách lỏng lẻo. Đồ gốm miêu tả cuộc sống sống động của một Hy Lạp cổ. Các trò chơi, chiến tranh, âm nhạc, rạp hát và trang phục Hy Lạp được miêu tả trên các đồ gốm tinh xảo.

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự sa sút của Alexander Đại đế, và nền nghệ thuật Hy Lạp đã đi cùng với ông. Những bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ và Afghanistan cho thấy sức ảnh hưởng của Hy Lạp. Ngài đã được khắc tượng với những chi tiết rất thực, trộn lẫn ý tưởng Đông phương với nghệ thuật Tây phương.

Sau khi những cuộc chiến với người Ba Tư thống nhất Hy Lạp, người Hy Lạp bắt đầu đánh lẫn nhau. Cuộc chiến Peloponnesian đã chứng kiến sự thống trị của các vị Vua và bạo chúa ở các thành bang Hy Lạp. Nghệ thuật vào thời ấy đã trở nên cường điệu. Kỷ nguyên cổ điển thì cố gắng nắm bắt cơ thể người chính xác nhất có thể được. Thời kỳ Hy Lạp cổ là một thời kỳ của sự cường điệu và tương phản. Các cơ bắp của bức tượng được phóng đại, giải phẫu cơ thể người được thay thế để biến một con người bình thường thành siêu thường.

Các vị Vua của Hy Lạp đã cho làm ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trong thời Hellenistic. Người Athens đã tạo ra những đồ gốm tuyệt đẹp, còn người Sparta thì nổi tiếng với những tác phẩm bằng ngà voi. Người La Mã thán phục nghệ thuật và điêu khắc của người Hy Lạp; những người giàu và có ảnh hưởng sử dụng chúng để trang trí dinh thự của họ. Cuối cùng người La Mã đã làm lu mờ người Hy Lạp trong cả sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng ở vùng Địa Trung Hải. Năm 146 TCN, Hoàng đế La Mã Sulla đã dẫn quân vào Athens và đặt dấu chấm hết cho các vương quốc Hy Lạp.

Sau nhiều thế kỷ dưới sự ảnh hưởng và thống trị của La Mã, văn hóa và phong cách nghệ thuật Hy Lạp gần như đã biến mất. Phải đến khi kết thúc thời Trung Cổ, khi Đế chế La Mã cuối cùng sụp đổ, nghệ thuật Hy Lạp cổ đại mới được phục sinh. Việc phục hồi sự yêu thích nghệ thuật Hy Lạp đã trở thành động lực cho phong trào văn hóa Phục Hưng.

Điêu khắc Hy Lạp đã lên tới đỉnh cao trong việc nắm bắt hình dáng con người một cách hoàn hảo. Những kỹ thuật của người Hy Lạp cổ đại hiện vẫn được sử dụng trong các học viện nghệ thuật cho tới tận ngày nay.

(Theo The Epoch Times)



Ngày đăng: 23-10-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.