Chuyện tu luyện của các thi sĩ cổ đại: Bạch Cư Dị



Tác giả: Mai Tùng Hạc

[Chanhkien.org] Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, là một đại thi sĩ sống trong giai đoạn ngay sau thời kỳ cực thịnh của triều đại nhà Đường. Ông sinh năm 772 và mất năm 846 sau Công Nguyên. Thơ của ông sử dụng ngôn ngữ thông tục, và những người ít học thời bấy giờ dễ dàng hiểu được thơ của ông với những chủ đề rõ ràng. Áng thơ của ông trôi chảy mạch lạc. Phong cách thơ vô cùng độc đáo của ông đã trở thành một thể loại văn học thường được gọi là “nguyên bạch thể”, hay còn gọi là thể thơ giản dị tới mức căn bản.

Bạch Cư Dị là người ủng hộ trường phái tân nhạc và các bài hát dân ca mang phong cách triều Hán. Ông cũng phổ biến khuôn mẫu dành cho sáng tác thơ, “Dữ nguyên cửu thư” hay “Chín nguyên tắc sáng tác thơ”. Nó giành được sự tôn trọng cao và được coi là kiệt tác về phê bình rất trọng yếu của nền văn học Trung Hoa. Trong số các đệ nhất tác của ông  gồm có “Trường Hận Ca”, một bài thơ dài miêu tả sự thăng trầm của mỹ nhân Dương Quý Phi và “Tỳ Bà Hành” mô tả đàn tỳ bà Trung Hoa. Suốt các thời kỳ, những nhà phê bình thơ luôn tán dương “Trường Hận Ca” là một bài thơ “thiên cổ tuyệt xướng”.

Với nhiều đại thi nhân thuộc triều đại nhà Đường, như Hàn Dũ và Đỗ Phủ, thơ của họ không được công nhận cho đến khi họ qua đời. Nhưng Bạch Cư Dị thì khác, ông đã có danh tiếng hiển hách khi còn đang tại thế. Ông và các tác phẩm của ông được sùng bái khắp cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Sau khi qua đời, các tác phẩm của ông tiếp tục có những ảnh hưởng lịch sử đáng kể đến nền thi ca Trung Hoa. Trong thời kỳ đỉnh cao của ông, tức 20 năm cuối đời, thơ của Bạch Cư Dị được nhìn thấy trên tường của các tự miếu, đạo quán và bưu đình. Những người sùng bái thơ Bạch Cư Dị bao gồm các vương công đại thần, từ giới quý tộc thượng lưu cho đến những nhà nông già và cả đứa trẻ chăn gia súc. Nam nữ không phân biệt già trẻ đều bị thu hút bởi thơ của ông. Toàn thiên hạ thường chép thơ ông để đổi lấy trà hoặc rượu. Các kỹ nữ hát hoặc ngâm “Tỳ Bà Hành” sẽ đòi giá cao hơn vì có sự khác biệt về kỹ năng thi ca của họ so với những người khác.

Cả đời Bạch Cư Dị sáng tác nhiều thơ trào phúng hơn bất kỳ thi sĩ nào trong lịch sử Trung Hoa. Đây là sự biểu đạt lòng quan tâm chân thực đến người nghèo khổ và là sự biểu lộ lòng thiện từ với những người kém may mắn. Những bài thơ trào phúng nổi tiếng nhất của ông là “Mại Thán Ông”, “Quan Ngải Mạch”, và “Liễu Lăng”. Đến nay, mỗi khi đọc những bài thơ này, người ta có thể cảm nhận được lòng thiện tâm bao dung lớn lao của Bạch Cư Dị. Khía cạnh đáng ca ngợi nhất trong lối hành văn của Bạch Cư Dị là mối quan tâm sâu sắc và cảm thông đối với người nghèo, trong khi ông thường nhìn vào bản thân và phê phán cuộc sống xa hoa bậc nhất của mình. Khi thấy một người đàn bà đang bế đứa bé nhặt từng hạt từng hạt lúa mì thừa trên cánh đồng sau buổi thu hoạch, Bạch Cư Dị tự xỉ vả mình vì đã nhận 300 giạ lúa làm lương bổng. Đó là một lượng lớn lúa gạo thời bấy giờ mà ông không tự mình kiếm được khi làm bánh bột gạo. Việc này được ghi lại trong “Quan Ngải Mạch”.

Lòng thiện từ dần dần dẫn dắt ông đến với tu luyện trong Phật giáo. Những năm cuối đời, Bạch Cư Dị tự xưng là “Hương sơn cư sĩ” và trở thành người tu luyện mà không vào chùa. Việc tu luyện cho phép ông biết được nguyên lý rằng mọi thứ trên thế gian đều là nhân quả. Vì lẽ đó, Bạch Cư Dị không quá quan tâm hoặc bị xâm chiếm bởi sự u sầu như người thường khi ông đối mặt với khổ nạn. Ông không phiền não khi bị giáng chức trong lúc tại vị và được chuyển đến Giang Châu làm một chức sắc nhỏ. Ông dần dần xa rời danh lợi và cảnh báo thế nhân đừng quá truy cầu; nếu không sẽ chịu mọi tai họa do chính mình chiêu mời mà đến. Bạch Cư Dị chân thành tha thiết nói với thế nhân rằng khổ nạn là kết quả từ lời nói và hành động của mình mà đến. [1] Bởi vì ông có thể xả bỏ danh lợi nên ông đã tu luyện nhanh chóng và sớm đạt được công năng túc mệnh thông.

Trong thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Đường, nhiều mệnh quan triều đình và các văn nhân đều là người tu Phật, và nhiều người trong số họ đã nhớ lại tiền kiếp. Bạch Cư Dị là một trong số đó. Ông mô tả điều ấy trong một bài thơ: “Kiếp trước ta là Phòng Thái Úy một hòa thượng tu Phật, là Vương Hữu Thừa, hay là đại thi nhân Vương Duy vốn là một họa sĩ. Trong lúc đả tọa nhập định, ta dùng công năng túc mệnh thông để xem tiền kiếp của mình, ta phát hiện rằng nhiều kiếp trước đã liên tục có duyên tiền định với thi ca.” [2] Tại đây Bạch Cư Dị cho biết tài năng thơ của ông là kết quả của sự nỗ lực liên tục và tích lũy qua nhiều kiếp sống. Tuyên bố của Bạch Cư Dị cung cấp một giải thích xác đáng về những điều như “thiên tài” và bằng chứng về luân hồi mà khoa học phương Tây đang nghiên cứu. Một trong những nghiên cứu về luân hồi từng báo cáo một đứa bé mới biết đi có thể lái thuyền mà chưa từng học trước đó, một dấu hiệu đặc biệt nhất về “thiên phú”. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong tiền kiếp đứa trẻ đã có 10 năm kinh nghiệm làm thuyền trưởng.

Trong quá trình tu luyện, Bạch Cư Dị đã xuất được công năng túc mệnh thông cường mạnh. Ngoài ra, ông có vẻ thông hiểu Phật Pháp hơn mọi người. Trong “Độc Thiền Kinh,” Bạch Cư Dị viết:

“Tu tri chư tướng giai phi tướng,
Nhược trụ vô dư khước hữu dư.
Ngôn hạ vong ngôn nhất thời liễu,
Mộng trung thuyết mộng lưỡng trùng hư.
Không hoa khởi đắc kiêm cầu quả,
Dương diễm như hà cánh mịch ngư.
Nhiếp động thị thiện thiện thị động,
Bất thiện bất động tức như như.”

Diễn nghĩa:

“Phải nghĩ rằng mọi thứ trên đời đều là ảo tưởng.
[Thí dụ], ta thiếu thốn này nọ nhưng thật sự lại dư thừa.
Một lời nói đã qua,
Cũng chẳng khác gì giấc mộng trong giấc mộng, đều là hư ảo.
Cầu hoa không hạt ra quả,
Cũng như mò cá buổi trưa vậy.
Cái ‘động’ là cấp cao trong thiền định,
Thiền định trong tĩnh lặng mới là chìa khóa thực sự.”

Khi mỗi người đang có những tri kiến khác nhau về thơ thiền, tôi sẽ không bình luận gì về bài thơ mà để cho quý độc giả tự mình nghiền ngẫm.

Tham khảo:

[1] Bạch Cư Dị, “Cảm Hứng Nhị Thủ:”

“Cát hung họa phúc hữu lai do,
Đãn yếu thâm tri bất yếu ưu […]
Danh vi công khí vô đa thủ,
Lợi thị thân tai hiệp thiểu cầu […]
Ngã hữu nhất ngôn quân kí thủ,
Thế gian tự thủ khổ nhân đa.”

Diễn nghĩa:

“Cát hung họa phúc đều có nguyên do,
Nhưng quan trọng nhất là đừng ưu sầu về nó […]
Danh là địa vị xã hội không nên chạy theo,
Lợi là sự cảnh tỉnh về tai ương, vì vậy không nên cầu […]
Ta có một lời khuyên này,
Quá nhiều người trên thế gian chịu khổ vì tự mình gây ra.”

[2] Bạch Cư Dị, “Tự Giải”:

“Phòng truyền vãng thế vi thiện khách,
Vương đạo tiền sinh ứng họa sư.
Ngã diệc định trung quan túc mệnh,
Đa sinh trái phụ thị ca thi…”

Diễn nghĩa:

“Kiếp trước là một người tu Phật họ Phòng,
Và từng là họa sĩ họ Vương trứ danh.
Trong thiền định thông qua túc mệnh thông,
Ta thấy được kiếp trước mình là thi nhân.”

Toàn bộ các bài thơ đã dẫn được lấy từ “Bạch Hương San Tập”, “Quốc Học Cơ Bản Tùng Thư (400 loại)” do Vương Vân Ngũ làm chủ biên và nhà in Thương Vụ Đài Loan ấn hành, bản đầu tiên được phát hành vào tháng 09/1968. “Cảm Hứng Nhị Thủ” và “Độc Thiền Kinh” gồm 65 quyển, “Tự Giải” gồm 68 quyển.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/12/25/19754.html
http://www.pureinsight.org/node/1381



Ngày đăng: 22-07-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.