Chính ngộ về ‘tu luyện’
Tác giả: Một đệ tử tại Anh quốc
[Chanhkien.org] Trong suốt quá trình tu luyện, tôi luôn luôn tự đặt những câu hỏi mà nó giúp tôi rất nhiều trong tu luyện. Có một câu hỏi là “Tu luyện là gì?” Mỗi lần trả lời câu hỏi này, tôi lại nhớ đến lời dạy của Sư phụ “Tu luyện chính là tu cái tâm của con người” (Giảng Pháp Luân Phật Pháp tại Pháp hội Âu châu) (bản dịch không chính thức).
1. Nắm lấy mọi cơ hội để tu tâm tính
Khi chúng ta gặp phải những xung đột, mâu thuẫn, chúng ta phải xem chúng như là một cơ hội để tu luyện tâm tính của mình. Khi chúng ta gặp phải những điều khó chịu, đó chính là cơ hội để tu luyện tâm tính. Ðó chính là lúc chúng ta xem thử tâm tính của mình đang ở tầng thứ nào, và theo đó mà quy chính lại. Tuy nhiên, chúng ta thường rơi vào những vấn đề nhất định nào đó và trở nên trông chờ vào kết quả cuối cùng, hay thậm chí dùng kết quả cuối cùng để chứng minh rằng ai đúng, ai sai. Nếu thái độ này của chúng ta còn tiếp tục, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để đề cao tâm tính của mình.
Chúng ta nên học hỏi những kinh nghiệm từ quá khứ. Ðiều quan trọng nhất là chúng ta cần phải dùng mọi cơ hội để làm thuần tịnh tâm của mình bởi vì chúng ta không còn nhiều cơ hội nữa. Chúng ta không nên buông thả chúng ta với những vấn đề nhỏ nhặt và mất đi cơ hội tu luyện. Tôi nghĩ rằng đó là những gì mà Pháp yêu cầu chúng ta làm. Mỗi một cơ hội làm thuần tịnh tâm của mình sẽ không đến lần thứ hai!
Chúng ta không nên bị hãm nhập vào một vấn đề nào đó và quên đi bản chất của tu luyện. Hồi tưởng lại, tôi thấy rằng có nhiều vấn đề, thử thách, hay khó khăn đã không quá phức tạp như chúng ta tưởng. Trong thời kỳ Chính Pháp, tu luyện tâm tính của chúng ta là điều quan trọng hơn cả việc giải quyết những vấn đề có tính chất kỹ thuật hay để cải biến sự tình nào đó. Một giải pháp cho một vấn đề cũng có thể không ảnh hưởng mấy tới kết quả cuối cùng.
Trong khi lắng nghe câu trả lời của Sư phụ cho một câu hỏi về những nghiệp lực của cơ thể và việc phát chính niệm tại Pháp hội New York 2003, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta nên hiểu một cách rõ ràng về mối quan hệ giữa việc nhìn vào trong và phủ nhận sự an bài của cựu thế lực. Nếu chúng ta chỉ phủ nhận sự an bài của cựu thế lực mà không tự hướng nội, chúng ta sẽ không có cách nào để giải quyết được vấn đề. Cho nên, rất là quan trọng khi nhìn vào trong mỗi khi chúng ta gặp phải vấn đề.
2. Làm thế nào để viên dung thành một chỉnh thể
Chúng ta thường nhắc đến việc hòa hợp như một chỉnh thể trong thời kỳ Chính Pháp. Quá dễ để nhận ra rằng mỗi một đệ tử là một phần khác nhau của cùng một chỉnh thể. Mỗi phần đều có một chức năng riêng biệt để đạt đến một mục đích chung: làm sao để chỉnh thể được quân bình và hoạt động một cách hiệu quả.
Ðể các đệ tử ở mỗi địa khu hoà hợp thành một chỉnh thể cho những công tác Ðại Pháp trong thời Chính Pháp, mỗi một đệ tử phải có trách nhiệm suy nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì: “Việc của tôi hay cả nhóm tôi làm có lợi gì cho toàn bộ chỉnh thể trong thời kỳ Chính Pháp?” Tôi tin rằng điều này là cơ bản cho tất cả hành vi của chúng ta. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng nhau cộng đồng nỗ lực để đạt được mục đích là luôn luôn đặt chỉnh thể tại vị trí trọng yếu.
Trên đây chỉ là hiểu biết của cá nhân tôi, làm ơn chỉ ra những điều còn thiếu sót.
* * * * *
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/7/4/22339.html
http://pureinsight.org/node/1744
Ngày đăng: 02-07-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.