Không nên xem cảm giác ‘Yêu’ và ‘Ghét’ là một phần của chúng ta



Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan

[Chanhkien.org] Tôi đã đọc loạt bài “Tái sinh: Những câu chuyện về luân hồi” trong mấy ngày qua. Đó là tập hợp những câu chuyện được kể bởi những người từ tất cả những nẻo đường cuộc sống, kể về kí ức về những tiền kiếp của họ khi họ bị thôi miên bởi tác giả Hàng Minh. Tôi rất cảm động bởi những cảm xúc mãnh liệt, yêu và ghét mà những người được thử nghiệm này đã mang theo trong nhiều đời.

Trong một câu chuyện, một người luôn đối xử tốt với chị gái mình. Nhưng chị gái cô luôn tệ bạc với cô. Cô cảm thấy rất buồn về tình trạng này. Qua thôi miên, cô biết được rằng cô đã từng giết chị cô trong một tiền kiếp, và cô cần trả món nợ ấy trong đời này. Từ câu chuyện này, nó đã chỉ ra cho tôi rằng chấp trước muốn đối xử tốt với ai đó, hoặc không muốn bị người khác ngược đãi, không phải là điều gì đó mà chúng ta có thể điều khiển. Nó thật sự được điều khiển bởi một nguyên lý cao hơn. Lý do thật sự tại sao chúng ta thích một số người nhất định và sẵn sàng làm rất nhiều thứ cho họ chính là chúng ta cần phải trả những món nợ mà chúng ta đã nợ họ. Nhưng vì chúng ta đã bị mê lạc trong cõi mê này, chúng ta nghĩ rằng chúng ta thích những người này dựa trên sự đánh giá lý trí rằng họ là ai.

Tôi cũng đã đọc một số kinh nghiệm thôi miên từ một trang web. Người tiến hành thôi miên đã nói với người thử nghiệm “Sau khi anh tỉnh dậy, khi anh nhìn thấy tôi sờ vào mũi anh, hãy đi ra và mở cửa sổ”. Sau khi thức dậy, người thử nghiệm thật sự đi mở cửa sổ ngay khi ông ta nhìn thấy người thôi miên chạm vào mũi ông ấy. Bởi vì ông ấy không biết ông đã được ra lệnh làm điều đó trong khi bị thôi miên, khi ông ấy được hỏi tại sao ông lại mở cửa sổ, ông ấy đưa ra lý do là trời quá nóng hay là không khí quá ngột ngạt trong phòng.

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia Mỹ Quốc năm 2002”:

“Tư tưởng của con người thật ra là từ đâu đến? Các nhà khoa học hiện nay cũng phát hiện, rằng đại não con người không phải là căn nguyên thật sự đã sản sinh ra tư tưởng. Một niệm của người ta là từ đâu đến? Người ta đều nhìn nhận rằng là [từ] những gì bản thân đã học tại xã hội người thường, bản thân mình phân tích ra. Không phải thế, khi người thường máy động một niệm muốn làm gì đó, thì thực ra đại não của chư vị hoàn toàn không trải qua một [quá trình] suy nghĩ thâm sâu lâu dài. Có rất nhiều sự việc là lập tức phản ứng xuất ra, có rất nhiều lời nói là mở miệng liền xuất ra. Rốt cuộc tư duy ấy là từ đâu? Người tu luyện chúng ta đều biết, rằng tư tưởng con người đều có quan hệ với rất nhiều nhân tố của các không gian khác; tại các sự việc trọng đại thì nhân loại bị các sinh mệnh khác không chế mà thực hiện xuất ra; ở [cõi] nhân loại nó biểu diễn ra như thế. Bề mặt thân xác thịt con người, thân thể hình thành hậu thiên này, thực ra không là gì cả.”

Tâm trí của người thường khá yếu nhược và họ không biết được rằng những nguồn suy nghĩ của họ chính xác là đến từ đâu. Họ thường tìm lý do để hợp lý hóa tư tưởng và hành vi của họ. Các tín tức ở trong các không gian khác có thể dễ dàng khống chế người thường. Là học viên, nếu chúng ta xem xét tình cảm, cảm xúc “yêu” và “ghét” như là của chính chúng ta và bảo vệ những trạng thái tinh thần này một cách ngoan cố, thì chúng ta thật sự không thể vượt ra khỏi thế giới con người này.

Giờ tôi mới hiểu được câu nói “ngập trong cái tình” có nghĩa là gì. Với tôi, nó có nghĩa là đánh mất chính mình. Tình cảm và cảm xúc điều khiển người thường. Là học viên, chúng ta cần biết liệu chúng ta có đang bị điều khiển bởi cảm xúc khi chúng ta làm gì đó không. Chỉ nhờ học Pháp, chúng ta mới có thể phá được chỗ mê này. Khi mỗi suy nghĩ của chúng ta đều dựa trên Pháp, chúng ta có thể thấy bản chất thực sự của mỗi vấn đề với tâm thuần tịnh và không có định kiến nào. Một người tu luyện cần từ bi với tất cả mọi người. Lòng từ bi đến từ việc tu bỏ những tình cảm và cảm xúc, nó không phải là điều được chỉ định bởi những sở thích cá nhân trong cuộc sống này, điều mà tới lượt bị điều khiển bởi các nghiệp lực tích lại từ tiến kiếp. Chỉ qua tu luyện, chúng ta mới có thể xử lý hài hòa mỗi tình huống và tìm thấy cách giải quyết từ bi với mọi điều. Sư Phụ giảng:

“Từ bi khán thế giới
Phương tùng mê trung tỉnh.”

(“Viên mãn công thành” – Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Từ bi khán thế giới
Từ trong mê vẫn tỉnh.”

Mâu thuẫn giữa các học viên cũng có nguyên nhân lịch sử của nó. Nhưng chúng cũng có lý do bề mặt và có thể được dùng để phơi bày chấp trước mà chúng ta chưa thể loại bỏ trong tu luyện. Chỉ có lòng từ bi nhờ tu luyện Đại Pháp mới có thể giải quyết được mọi thứ. Bây giờ là giai đoạn cuối của lịch sử. Tất cả các ân oán từ tiền kiếp cần được giải quyết. Nếu chúng ta có thể mở rộng tâm và chia sẻ suy nghĩ của chúng ta với người khác và bàn bạc một chút thì mọi chuyện có thể được giải quyết.

Nhìn từ một góc độ khác, tầng thứ của chúng ta quyết định sự giác ngộ. Đó để nói chúng ta làm những điều dựa trên tầng thứ của chúng ta. Trong quá trình tu luyện Đại Pháp, khi chúng ta dần dần buông bỏ những quan niệm hậu thiên, từ bỏ những cảm xúc tình cảm, yêu hay ghét, và đạt đến sự lý trí cao cả, chúng ta sẽ có thể trải nghiệm một cách rõ ràng trí huệ của tầng thứ đó một cách đầy đủ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/7/2/38373.html

http://www.pureinsight.org/node/4129



Ngày đăng: 16-06-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.