Tu luyện thể ngộ: Chúng ta là một chỉnh thể



Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Một đồng tu đã kể tôi một câu chuyện khi anh cùng một vài học viên Pháp Luân Đại Pháp đã viếng thăm một thị trấn láng giềng ở Trung Quốc để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Anh ta nói rằng một vài học viên địa phương trong thị trấn đó đã làm những việc gây hại cho Pháp. Qua những gì nghe thấy về tình huống, một học viên địa phương phát biểu rằng hành động của họ không phù hợp với Pháp và những hành động của họ đã gây can nhiễu toàn bộ môi trường. Anh ta cảm thấy anh cần chia sẻ những hiểu biết với những người đó. Vào lúc học nhóm, các học viên tất cả đều lắng nghe chăm chú và từ bi, không một chút nôn nóng hay cố gắng buộc ý kiến của họ lên người khác. Tất cả họ đều giải quyết vấn đề với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tôi rất xúc động bởi kinh nghiệm này.

Sau đó, tôi đọc một bài báo trên Tuần báo Minh Huệ về những học viên ở thành phố Cẩm Châu đã đi hàng vạn dặm đến tỉnh Sơn Đông để giải cứu những học viên ở đó. Tôi quá xúc động đến nỗi không cầm được nước mắt.

Vô ngã là gì? Đây chính là vô ngã. Từ bi là gì? Đây chính là từ bi. Trong suốt tiến trình Chính Pháp, tà ác đã tìm ra những sơ hở khác nhau để bức hại các đệ tử Đại Pháp. Đưa các đệ tử vào tù bất hợp pháp là một trong những hình thức bức hại. Vì chúng ta là những con người đang tu luyện, chúng ta vẫn còn những quan niệm con người khác nhau. Khi chúng ta trãi qua những thống khổ, chúng ta có thể cảm thấy đặc biệt là cô độc. Nếu, vào những lúc này, những học viên khác có thể biểu lộ sự quan tâm lẫn nhau và đóng góp một vài lời khuyến lệ hay hổ trợ, nó sẽ là rất tốt cho những đồng tu và gia đình của họ.

Một học viên khác kể tôi nghe về một đồng tu bị bắt bất hợp pháp bởi các bộ hạ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vợ của anh muốn thăm anh tại trung tâm tẩy não. Vì quá xa, học viên mà kể tôi nghe chuyện đã tình nguyện đi cùng cô ấy. Người vợ xúc động chảy nước mắt vì lời đề nghị. Khi tôi nghe chuyện này, tôi cũng khóc. Vì sao? Không phải những hành động này biểu lộ của “vô ngã và vị tha” mà Đại Pháp đòi hỏi ở chúng ta sao? Nói một cách khác, đây là đối xử với những sự tình của học viên khác như là đối với chính mình.

Qua một thời gian dài, những nhân tố của cựu vũ trụ đã bại hoại vì ‘ích kỷ’. Là những sinh mệnh được tạo bởi Đại Pháp, chúng ta có nên chứng tỏ những đặc tính “vị tha” của một sinh mệnh vào bất cứ thời điểm nào?

Không những các đồng tu chúng ta đã chịu đựng, những thành viên của gia đình họ cũng vậy. Khi chúng ta quan tâm đến họ, nó sẽ khiến các đồng tu ngay cả có thêm chính niệm trong khi thành viên của gia đình họ [những người chưa là học viên] cùng lúc đó, có ấn tượng tốt về các đệ tử Đại Pháp. Đây sẽ là một cơ hội to lớn để gây dựng chính niệm cho họ.

Đây là lúc sắp kết thúc một năm, thời gian để suy ngẫm [lại] việc tu luyện của chúng ta như là một chỉnh thể tiến triển như thế nào. Tôi nghĩ rằng trên tiền đề làm tốt ba việc, chúng ta cũng nên thể hiện sự quan tâm đến các đồng tu và thành viên gia đình họ, những người bị bức hại. Tuy nhiên, chúng ta không được bỏ mặc vấn đề an toàn và sử dụng cảm tình hay quá trọng nhân tình. Dĩ nhiên, trước khi chúng ta làm việc gì chúng ta nên so với Pháp.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/11/28/56246.html
http://www.pureinsight.org/node/5633



Ngày đăng: 16-01-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.