Tu luyện thể hội: Phải thật sự nhìn vào trong
Tác giả: Tiểu Liên
[Chanhkien.org] Trong một thời gian rất lâu, công việc của tôi mất khá nhiều thời gian, nhưng mới đây được rảnh hơn, tôi đã có nhiều thời gian để học Pháp và viết bài. Nơi làm việc, tôi gặp nhiều vấn đề của người thường và vì thế, nếu tôi tu luyện tốt, tôi có cơ hội để tống khứ những quan niệm người thường của tôi. Tôi muốn nói về sự hiểu biết của tôi về “nhìn vào trong” từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nói về “nhìn vào trong” có thể nói là điều này quá cũ rồi. Thậm chí chúng ta nói “nhìn vào trong” thường xuyên trong khi nói chuyện với các đệ tử. Nhưng trong thực tế, điều này không phải là điều đùa giỡn thông thường. Chúng ta có thể thật sự thề nguyện với lòng và tự vấn mình bất cứ khi nào chúng ta gặp vấn đề?Ví dụ như, trong một thời gian tôi rất vui mừng là tôi đã giữ được thanh tỉnh trong tâm khi tôi làm việc. Tuy nhiên, sau đó tôi cảm thấy sự thanh tỉnh này không phải là do tống khứ chấp trước (chấp trước về sợ làm nặng nhọc), nhưng tôi lại nghĩ rằng, “tôi là người tu luyện” và tôi nên có một tiêu chuẩn cao hơn bạn”. Nói thật tình, điều này bao gồm cả chấp trước về khoe khoang mà tôi còn có nhiều hơn là người bình thường. Đôi khi, tôi cảm thấy xấu hổ vì không làm công việc tốt. Khi tôi biết điều này, tôi tống khứ nó bằng mọi giá, và sau đó tôi làm việc được đàng hoàng.
Cách đây mấy ngày, một đệ tử tên là Wen đến gặp tôi, và anh ta bắt đầu than phiền về một đệ tử trẻ người mà anh ta cho là không đúng và không tu luyện được tốt. Tôi đã gặp người đệ tử đó trước đây và tôi biết cô ta làm việc trong nhiều công việc khác nhau. Khi tôi nghe Wen nói về những điều này, tôi biết rằng tôi không hổ trợ các đệ tử khác tốt, lắm những người mà đang làm công việc in ấn tài liệu giảng rỏ sự thật và những đệ tử đó có lẽ cảm thấy bị nhiều áp lực. tôi bèn phát chánh niệm để giảm thiểu những áp lực đó từ các không gian khác. Sau đó, tôi chia sẻ kinh nghiệm với Wen và hỏi anh ta có nhìn vào bên trong nhiều không khi anh ta thấy các đệ tử khác, những người tu luyện không tốt.
Trước đây, tôi thường in tài liệu và phối hợp các công việc và đôi khi tôi cũng giống như cô ta; tôi cảm thấy rất mệt mỏi và nóng nảy, không ai hiểu được tôi và tâm tính tôi cũng không nâng cao lên được. Nếu tất cả chúng ta đều trách cô ấy, chúng ta không thể có kết quả tốt. Tuy nhiên, kết quả sẽ khác đi nếu chúng ta có thể hiều cô ấy và giúp cô bằng cách chia sẻ bớt công việc. Nếu chúng ta nói ra lỗi lầm người đó, chúng ta nên có lòng từ bi và không bao giờ bắt buộc người khác chấp nhận ý kiến của mình. Nếu chúng ta có thể có lòng không chỉ “làm việc”, mà còn thật sự nâng cao chính mình và có trách nhiệm với các đệ tử khác, thì toàn bộ đại thể sẽ mạnh mẽ hơn.
Ngày thứ hai, Wen lại đến và nói với tôi sau khi anh ta nhìn vào bên trong, thì người đệ tử kia trở nên thanh tỉnh và có lý hơn. Ngay lúc đó, tôi không biết phải nói làm sao, nhưng tôi nghĩ rằng để chúng ta có thể tìm thấy được chấp trước của mình, Sư phụ đã phải chịu nhiều khổ nạn để dàn dựng lên những hoàn cảnh này. Tuy nhiên, đôi khi khi chúng ta gặp phải hoàn cảnh này, chúng ta không tự nhìn vào trong với sự tin tưởng rằng người kia có lỗi. Trong trường hợp đó, chúng ta đã bỏ phí cơ hội để nâng cao mình. Thật tội nghiệp!Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta tự nhìn vào trong một cách cẩn thận, không cần biết trong hoàn cảnh nào, bao gồm khi chúng ta nghe hay thấy những lời nói hay hành động không đúng của những đệ tử khác, thì chắc chắn là chúng ta sẽ tìm ra chấp trước của mình.
Rất nhiều đệ tử nói với tôi rằng một số đệ tử từ các khu vực khác đến và nói về “thật tâm trừ dứt chấp trước” và nói rằng điều này không theo đúng các nguyên lý của Pháp. Khi những đệ tử đó từ các khu vực khác nói về điều này, thì ngay lúc đó họ có rất nhiều chấp trước đang che đậy họ khiến họ không thể nhìn ra. Đối với điều này, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên bàn cãi nhiều về lời phát biểu này, vì tự nó có đúng hay sai. Ngược lại, chúng ta tự mình nên nhìn kỹ vào trong.
Đáng lẽ những đệ tử phải biết rằng họ đang chịu đau khổ khi phải xung đột với người khác? Đôi khi chúng ta có chấp trước tìm cầu bên ngoài, và chúng ta muốn lắng nghe đến những chia sẻ của những đệ tử khác và tìm một giải pháp đã có sẳn thay vì cố gắng tự mình giác ngộ. Đây là một chấp trước tìm kiếm một con đường tu luyện ngắn và nhanh và cố gắng tu luyện “nhanh hơn” bằng cách dùng phương pháp của những người khác. Cũng như, chúng ta cần phải tự hỏi nếu chúng ta có chấp trước về muốn người khác để ý mình bằng cách làm khác đi. Tôi nghĩ rằng không có con đường tu luyện nhanh và ngắn, và tất cả mọi thứ khác nếu không có chịu nâng cao tâm tính của mình. Những chấp trước không thể “tự nó tiêu hủy” được khi chỉ bằng cách ngồi đó, và chúng ta chỉ có cách tự lừa dối mình vì điều này không dẫn đến con đường tu luyện thật sự và nâng cao chính mình. Hơn nữa, Sư phụ không bao giờ nhắc đến những chấp trước “tự nó tiêu hủy”. Tôi nghĩ rằng chúng ta luôn luôn phải thông suốt những nguyên lý về Pháp nông cạn nhất không cần biết là chúng ta giác ngộ cao đến đâu. Những từ ngữ không có căn bản không nên phao truyền trong số các đệ tử. Nếu chúng ta xem nhẹ điều này, chúng ta có thể hiểu là những sự can nhiễu, và nếu chúng ta xem nặng nó, thì chúng ta biết rằng điều này làm thiệt hại cho Pháp. Thậm chí sau nhiều năm, vẫn còn có nhiều người nghĩ rằng họ đã giác ngộ lên tầng rất cao và dựng nên những từ ngữ mới trong số các đệ tử. Tất cả những điều này can nhiểu đến môi trường tu luyện. Tôi nghĩ những đệ tử đó cư xử theo cách này có thể làm một cách rất bất thường mà thôi, và nó cũng có thể rằng những đệ tử đưa ra những tin tức cho các đệ tử khác và họ nghe không được rỏ ràng. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta nên chú tâm đến vấn đề này vì đó là môi trường tu luyện của chúng ta, và chúng ta sẽ chịu trách nhiệm cho bất cứ một sự can nhiễu nào nếu chúng ta đã không ngăn chận kịp thời sự can nhiễu đó. Nếu những đệ tử khác bị lay động hay can nhiễu vì họ không biết rỏ ràng, có phải điều này đi ngược lại với mục đích của chúng ta là phải cùng nhau tu luyện tinh tấn hơn không?Đối với những đệ tử khác nghe và thấy những điều này. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải, một mặt, chia xẻ một cách từ bi với người đệ tử đang nói. Về mặt khác, chúng ta không nên tập trung những nổ lực của chúng ta để bàn cãi ai đúng ai sai. Không có điều gì can nhiễu được việc học Pháp, phát chánh niệm, và cứu độ chúng sinh.Chúng ta quá may mắn là đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp.
Vô số Thần không có cơ hội như vậy, vì thế họ ganh tỵ chúng ta và muốn có một mối quan hệ với chúng ta để được cứu độ. Hơn nữa, trong thời Chánh Pháp, Sư phụ đã cấp cho chúng ta những khả năng vô song, và không phải ai ai trong chúng ta cũng linh cảm được điều này. Không cần biết như thế nào, chúng ta phải chú tâm đến lời nói của chúng ta trong khía cạnh này và bảo đảm rằng chúng ta không có chấp trước khoe khoang khi bàn bạc những vấn đề này. Điều này không phải là vì chúng ta đã tu luyện khá, chúng ta có những huyền năng, nhưng đó là vì Sư phụ giúp đỡ chúng ta khi chúng ta có nguyện ước tu luyện trong tâm chúng ta, và đó là lòng từ bi của Sư phụ và sự vô biên của Đại Pháp.
Chúng ta nên rỏ ràng về vấn đề này. Nếu không có sự phù hộ và giúp đỡ của Sư phụ, chúng ta sẽ không làm được gì. Lấy chính tôi là một ví dụ. Khi tôi thấy rằng tôi có chấp trước về danh lợi, tôi tự hỏi mình, tại sao tôi lại quá hãnh diện? Có rất nhiều khía cạnh tôi chưa tu luyện được tốt. Nói cho vui, đôi khi một số đệ tử muốn biết tôi trông ra sao, nhưng khi họ thật sự gặp tôi, họ cảm thấy không vui lắm. Họ nghĩ “anh cũng tạm tạm, không có gì đặc biệt, và anh cũng còn nhiều chấp trước”.
Chúng ta là những người tu luyện, vì thế chúng ta phải còn chấp trước và khuyết điểm. Chúng ta không nên anh hùng hoá hay qủy hoá những đệ tử khác. Chúng ta chỉ theo đúng Pháp. Chúng ta nên xem vấn đề này với một tâm rộng mở và phải nên xác định rằng có những phần chúng ta đã tu luyện xong và những phần còn đang tu luyện. Khi tôi còn ở tại quê nhà, tôi nhớ rằng có nhiều đệ tử mà có những ý kiến khác nhau về tôi ở một số vấn đề. Sau khi tôi đi xa, sau đó tôi nghe rằng một số đệ tử tại đó bị bức hại. Tôi nhớ rằng ý niệm đầu tiên của tôi không ngay chánh khi tôi nghe điều này. Tôi đã nghĩ là “Tôi biết cách cư xử của bạn không theo đúng Pháp, thấy chưa? Bây giờ bạn bị bức hại. Tôi đã nghĩ đúng mà” Tôi có tự nhìn vào bên trong về vấn đề này, nhưng không tự tìm thêm cho thật kỹ.
Hôm qua, tôi đến gặp một đệ tử lớn tuổi hơn tôi, và anh ta nói với tôi về một số đệ tử đã ghép nhóm để chống lại một đệ tử khác và nói rằng người đệ tử này đã bị nghiệp báo, không biết là anh ta bị bức hại có phải là tại vì nhập vào nhóm người chống đối đó không. Tự nhiên, tôi tự hỏi mình tại sao tôi lại nghe điều này và không biết là tôi có chấp trước giống như là than phiền về các đệ tử khác như là người đệ tử này không? Đã hơn hai năm từ khi tôi ra quê hương, nhưng tôi đã tống khứ được bao nhiêu chấp trước sau một thời gian dài như thế? Có phải là họ đã quên vì thời gian trôi qua và sự thay đổi về môi trường hay thật sự đã tống khứ được nhờ tu luyện? Tôi thấy rằng tôi đã không từ bi và tu luyện chưa được tốt. Nếu, tại quê hương tôi, tôi đã thật sự nhẫn nhục với một cái tâm của một người tu luyện thật sự và chia xẻ với lòng từ bi, ít ra những đệ tử khác đã không bị can nhiễu vì sự hiểu biết của tôi. Tôi khóc khi tôi nghĩ đến điều này; tại sao tôi lại trách những đệ tử khác khi họ bị bức hại vì hành động của tôi? Ở đây, tôi muốn nói là tôi rất muốn xin lỗi với các đệ tử tại quê hương của tôi. Vì những ý niệm người thường và chấp trước của tôi, những đệ tử đó đã chú tâm đến tôi, và họ không thể học Pháp với một tâm trí trong sạch và vì thế đã có chổ hở cho tà ác bức hại và đã gây nhiều thiệt hại.
Là một đệ tử trong thời Chánh Pháp, tôi nghĩ sự bức hại là nhắm vào Đại Pháp và toàn đại thể, không cần biết là lý do gì. Chỉ có tà ác mới nghĩ sự bức hại này là đúng. Còn những lý luận của chúng ta không nên đi theo sự suy nghĩ của tà ác. Cũng là một đệ tử, chúng ta nên bảo hộ Pháp thay vì những đệ tử khác. Tôi nhớ cách đây một năm, một người phụ trách nói với tôi rằng tôi không nên nhắc đến vợ tôi khi liên lạc với các đệ tử khác, vì điều này sẽ làm tôi mất mặt và tiếng tăm. Ngay lúc đó, tôi nói rằng vợ tôi chắc chắn phải có khuyết điểm, nhưng cô ta cũng có những phần mà cô ta đã tu luyện xong và đáng được khâm phục. Cũng làm ơn đừng bào chữa cho tôi vì đó là kết quả của ý niệm người thường và tôi cũng còn nhiều chấp trước. Mỗi chúng ta nên tự tu luyện mình và không nên dựa vào người khác. Chúng ta chắc chắn cũng không xin được Thần thánh giúp chúng ta giải quyết vấn đề cho chúng ta sau khi trở về lại thiên đường. Vì thế, chúng ta phải tu luyện được trí huệ và khả năng của những đấng Giác ngộ. Chúng ta tu luyện tốt không và hoàn thành sứ mạng của chúng ta chưa là những câu hỏi mà chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ. Cơ hội không còn nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào bên trong, đừng cãi vả nữa, và phải có trách nhiệm với mình và chúng sinh.Những điều ở trên chỉ là sự chia xẻ về hiểu biết nhỏ nhoi của tôi. Làm ơn chỉ giáo những điều chưa thích hợp.
Hợp thập.
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/5631
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/11/12/55898.html
Ngày đăng: 16-01-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.