Trang chủ Right arrow Tu luyện Đại Pháp Right arrow Chia sẻ tu luyện

Không trân quý kinh sách Đại Pháp là sơ hở lớn trong tu luyện

02-07-2025

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

—Cảm nghĩ sau khi đọc bài viết “Cần phải thiện đãi đối với sách Đại Pháp cũ” được đăng trên trang web Minh Huệ

Sau khi tôi đọc bài viết giao lưu chia sẻ của đồng tu với tiêu đề “Cần phải thiện đãi đối với sách Đại Pháp cũ” được đăng trên trang web Minh Huệ vào ngày 20 tháng 1 năm 2022, đã khơi gợi sự đồng tình của tôi, tình huống được nhắc đến trong bài viết rất có tính đại biểu, quả thực cần khơi dậy sự coi trọng của mọi người đối với vấn đề này, quyết không thể xem nhẹ.

Dưới đây, tôi lần nữa chỉ ra những hiện tượng mà bản thân mắt thấy tai nghe liên quan đến những đồng tu không biết trân quý kinh sách Đại Pháp. Nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, kính mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Tôi thường giúp đỡ các đồng tu sửa chữ và tu bổ sách Đại Pháp. Đặc biệt là những đồng tu cao tuổi có thị lực kém, chỉ cần mọi người mở miệng nhờ vả là tôi vui vẻ nhận lời. Thông thường, các đồng tu sẽ đem đến chỗ tôi những cuốn sách Đại Pháp bị rách hoặc cần sửa chữ, sách của đồng tu đã qua đời để lại, hoặc sách của những người về sau không còn tu luyện nữa mang đến,… Trong quá trình tu bổ và sửa chữ, tôi nhìn thấy rất nhiều phương diện liên quan đến vấn đề không kính Sư kính Pháp, trong tâm tôi vô cùng khó chịu. Sau khi tổng hợp lại, tôi xin nêu ra một vài phương diện cơ bản sau đây:

1. Sợ phiền phức, không muốn sửa chữ, những kinh sách Đại Pháp chưa sửa chữ thì không đọc, không sử dụng

Một ngày nọ, tôi đến một nhóm học Pháp nhỏ, nhìn thấy nhiều cuốn Chuyển Pháp Luân đặt ở đó. Tôi hỏi mọi người: Những cuốn sách này là của ai? Đồng tu trả lời: Những cuốn “Chuyển Pháp Luân” này chưa sửa chữ, họ không sử dụng nữa. Khi đó, tôi nghe xong liền cảm thấy vô cùng kinh ngạc: Đây chẳng phải là không biết trân quý kinh sách Đại Pháp sao!

2. Không rửa tay trước khi đọc sách

Tôi nhìn thấy có một số cuốn “Chuyển Pháp Luân” vừa nhàu vừa lấm bẩn. Ảnh Pháp tượng của Sư phụ cũng rất bẩn, những chỗ tay chạm vào sách có màu ố vàng. Ngoài ra, nét chữ cũng mờ không thấy rõ nữa, có cuốn giống như bị ngâm trong nước vậy. Còn có đồng tu xuất hiện nghiệp bệnh, tay chân không được linh hoạt, sau khi đi vệ sinh cũng không rửa tay mà cầm sách, cho dù là lau tay bằng khăn tay ướt hoặc rửa bằng nước sạch thì cũng không làm được. Những điều này đáng ra phải làm được khi mới nhập môn.

3. Tùy tiện viết vẽ lên sách

Có một số đồng tu viết số điện thoại và tên của mình lên trên sách, hoặc ghi chú, gạch dưới các từ đồng âm trong sách.

4. Đọc sách xong thì để lung tung

Có đồng tu để kinh sách Đại Pháp cùng chỗ với những thứ của người thường, quảng cáo của tà đảng và hình ảnh của tên ma đầu. Còn có người bất kính đến mức để sách lẫn cùng với tất vớ và quần lót trong ngăn tủ. Có cuốn sách bị dính vết máu, dầu mỡ, nước hoa quả, đất cát, tóc, côn trùng chết, có người thì dán “Luận Ngữ” mới lên trên vách tường nhà bếp, qua thời gian dài bị hun khói, dính đầy vết dầu mỡ. Có trường hợp sau khi đọc xong sách Đại Pháp thì không gấp sách lại, tùy tiện úp ngược trên ghế sofa hoặc trên bàn, đặt những bài kinh văn ngắn của Sư phụ cạnh các tài liệu chân tướng. Có người sợ bị lục soát nhà và kinh sách bị mang đi, liền đặt kinh sách Đại Pháp ở những chỗ thấp. Có đồng tu sau khi học Pháp xong thì đặt kính lão hoặc bút viết lên trên sách; có trường hợp trẻ em trong nhà nhìn thấy kinh sách Đại Pháp thì tùy tiện lật tới lật lui.

5. Học Pháp không chuyên tâm và nghiêm túc

Có đồng tu vừa nghe Pháp vừa làm việc nhà; hoặc là vừa nghe Pháp vừa ăn cơm, nói chuyện. Có đồng tu học Pháp bị buồn ngủ, nên thỉnh thoảng uống trà, ăn vặt, đi vệ sinh, tùy tiện rời chỗ ngồi; có đồng tu một tay cầm sách, một tay đặt lên đùi, ngồi không ngay ngắn, tay chạm vào mặt chữ.

6. Không dùng thẻ kẹp sách sạch sẽ và đúng tiêu chuẩn để kẹp sách

Có đồng tu dùng hóa đơn thuốc, toa thuốc, giấy biên lai, giấy báo của tà đảng ở trong nhà dùng để kẹp vào sách.

7. Dùng giấy quảng cáo màu sắc sặc sỡ để làm bìa sách…

Thông qua sự hiểu biết và rất nhiều sự việc mà bản thân tôi từng trải nghiệm, tôi phát hiện ra rằng, phàm là đồng tu có tồn tại vấn đề không kính Sư kính Pháp, đều xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh và các hình thức can nhiễu khác với mức độ lớn nhỏ khác nhau, có đồng tu thậm chí còn bị cựu thế lực lấy đi nhục thân. Không kính Sư không kính Pháp là sơ hở lớn trong tu luyện! Sư phụ đối với các đệ tử là từ bi, đều là do cựu thế lực tà ác nắm thóp các đệ tử mà làm ra.

Sư phụ đã nhắc nhở các đệ tử trong Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới rằng:

“Vì Đại Pháp quá to lớn, nên người mà hơi chỉ có một chút bất kính với Ông thì đã nguy hiểm rồi”.

“Nhưng mà vì nguyên nhân nhiều loại khác nhau, các đệ tử Đại Pháp là một quần thể tu luyện nghiêm túc, cựu thế lực sẽ lợi dụng các loại cơ hội, gây phiền toái cho đệ tử Đại Pháp, cũng sẽ lợi dụng các loại cơ hội khiến một số đệ tử Đại Pháp đó mất đi sinh mệnh”.

Vì vậy, tôi sẽ chỉ nêu ra ba ví dụ, nói rõ về hậu quả nghiêm trọng do không kính Sư, không kính Pháp tạo thành:

Nữ đồng tu A đã qua đời vì cái gọi là “nghiệp bệnh”. Các đồng tu tới nhà A để giúp đỡ dọn dẹp phòng, phát hiện phía dưới tấm đệm giường có rất nhiều tấm phiếu giấy, túi đựng thuốc dính nước tiểu, cùng các bài kinh văn ngắn của Sư phụ và tài liệu chân tướng được để lẫn lộn cùng với nhau.

Có một vị nữ đồng tu B, khi chúng tôi đến nhà cô ấy học Pháp, sau đó giúp cô dọn dẹp nhà cửa, thì phát hiện kinh sách Đại Pháp được để lẫn cùng với các thứ đồ vật của người thường và quảng cáo của tà đảng, ở phía trên còn có bức hình của tên ma đầu xấu ác.

Một trường hợp khác, đồng tu C cũng xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh can nhiễu. Sau khi đọc sách xong thì đồng tu ấy tùy tiện để sách lung tung, đặt cạnh quần lót và tất trong ngăn tủ. Thông thường khi nghe băng giảng Pháp của Sư phụ, C vừa làm việc nhà, vừa ăn. Cơ thể của đồng tu C không chỉ xuất hiện trạng thái không đúng đắn, mà còn bị nhân viên của tà đảng ở địa phương quấy rầy trong thời gian dài, người nhà cũng gây áp lực với C, khiến đồng tu ấy mấy lần phải nằm viện, bác sĩ còn gửi cho C giấy báo bệnh tình nguy kịch, yêu cầu đồng tu C phải tiến hành cấp cứu và nằm viện trong suốt mùng một tết.

Người thân trong nhà C đều nói rằng, vì C luyện Pháp Luân Công rồi thành ra như vậy, hơn nữa họ còn lăng mạ Sư phụ, lăng mạ đồng tu. Đồng tu C bị người nhà quản thúc, các đồng tu rất khó gặp được C. Nhiều lần giao lưu cùng với C, hầu như C không để tâm, hoàn toàn không coi trọng, đến khi xuất hiện vấn đề thì không tìm ra nguyên nhân. Hành vi của bản thân không chỉ không chứng thực được vẻ đẹp của Đại Pháp, ngược lại còn tạo thành ảnh hưởng phụ diện trong gia đình và ngoài xã hội. Đã không cứu được người, còn khiến cho thế nhân phạm tội đối với Đại Pháp, tạo tội nghiệp vô biên, đẩy thế nhân đến bờ vực nguy hiểm. Trong tương lai, tội lỗi này sẽ tính lên đầu ai đây? Ai có thể gánh nổi trách nhiệm đây?

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội Houston, Sư phụ đã giảng rằng:

“Cuốn “Chuyển Pháp Luân” này, nếu người đã khai mở thiên mục rồi mà nhìn, thì chư vị sẽ phát hiện rằng mỗi chữ đều là một chữ 卍, mỗi chữ lại đều là Phật. Mọi người thử nghĩ xem bộ Pháp này có lực lượng lớn nhường nào, trong cuốn sách này có bao nhiêu Phật đây? Hơn nữa mỗi chữ đều là tầng tầng các Phật, bởi vì cuốn sách này đã bao hàm Lý ở các tầng thứ khác nhau của vũ trụ. Trong tu luyện mỗi khi đề cao lên rồi, lúc đó chư vị đọc sách sẽ phát hiện rằng cùng một câu nói thì so với lúc chư vị đọc ban đầu thì ý nghĩa đã khác rồi, chư vị lại có thêm nhận thức mới, là giảng về một tầng ý nghĩa khác rồi, trong mỗi một chữ đều có tầng tầng lớp lớp vô số tầng các Phật. Đương nhiên, người thường không nhìn thấy, do vậy tôi bảo mọi người rằng cuốn sách này vô cùng trân quý. Trước kia khi nghe giảng có người đặt Nó dưới mông để ngồi, chư vị còn chưa nhận thức được bộ Pháp này là gì, đương nhiên khi chư vị nhận thức được rồi, chư vị sẽ phát hiện rằng hết thảy điều này đều nghiêm túc phi thường”.

Sư phụ còn nói trong Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh rằng:

“Tôi bảo mọi người, cuốn sách này, Đại Pháp này là tôi tới truyền, tôi phải chính lại tất cả những gì bất chính, trong Pháp bao hàm Pháp lý của Phật, Đạo, Thần tại các cảnh giới của vô số tầng, cho nên mọi người nhất định phải trân quý cuốn sách này, chớ tùy tiện quăng, tùy tiện để [lung tung]”.

Trong thời kỳ văn minh lần này, Sư phụ lần đầu tiên truyền cấp cho nhân loại Đại Pháp vũ trụ, lưu lại cho con người một chiếc thang lên trời, đây chính là từ bi hồng đại của Sư phụ. Đại Pháp có thể giúp con người tịnh hóa thân tâm, khiến đạo đức con người hồi thăng, ban cho con người ân trạch vô hạn. Ai đồng hóa với Ông thì có thể trở thành sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ — Phật, Đạo, Thần. Ông có thể giúp chúng ta vĩnh viễn thoát khỏi bể khổ hồng trần, phản bổn quy chân, trở về thế giới thần tiên tốt đẹp vào thời kỳ ban sơ nhất.

Chúng ta cùng tu một bộ Thiên Pháp, có thể trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, đây là danh hiệu khiến hết thảy các sinh mệnh hôm nay đều phải ngưỡng mộ, chúng ta cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào biết mấy!

Hỡi các đồng tu! Hãy trân quý cơ duyên tu luyện không dễ có được này, hãy trân quý mỗi bước đi của chúng ta. Cho dù là ở trong nước hay ngoài nước, mỗi một đệ tử chúng ta hãy bắt đầu từ bản thân mình, bởi vì chính Pháp khó tìm. Mỗi lần chúng ta đề cao lên đều không tách khỏi sự bảo hộ hết lòng và gia trì của Sư phụ từ bi vĩ đại, và cũng không tách rời sự thanh tẩy của bộ Đại Pháp vũ trụ này đối với tâm hồn của chúng ta. Chúng ta hãy tiếp thụ giáo huấn, dùng tấm lòng thành kính nhất để trân quý bộ Đại Pháp vũ trụ ức vạn năm khó gặp này, trân quý hết thảy những phó xuất vô tư mà Sư phụ đã dành cho chúng ta. Trân quý Đại Pháp, cũng chính là trân quý sinh mệnh của chúng ta. Kính Sư kính Pháp, tín Sư tín Pháp, không để tà linh lạn quỷ lại dùi vào sơ hở của chúng ta nữa. Hãy quy chính bản thân mình, đồng thời tu tốt chính mình, đoái hiện thệ ước, cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/279862

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài