Tâm đắc thể hội: Giác ngộ từ một giấc mộng
Tác giả: Một đệ tử tại Trung Quốc
[Chanhkien.org] Tối hôm qua, tôi nằm mộng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi tỉnh dậy.Trong giấc mơ, tôi thấy tôi sẽ tham gia vào đội dã cầu, và ông huấn luyện viên rất là ủng hộ cho tôi. Cuối cùng, vì lý do gì đó, tôi không được dự và tôi cảm thấy rất tức tối. Sau đó cũng trong cơn mộng, tôi biết rằng tôi đánh dã cầu rất tệ. Nếu tôi đã tham dự đội bóng, thì có lẽ mọi người sẽ cười tôi. May thay, tôi không tham dự. Tại sao tôi không nghĩ đến điều này trước đó? Sau khi thức giấc, tôi nghĩ đến những điều mới xảy ra gần đây. Có thể tại nơi làm việc hay với các đệ tử khác, đôi khi tôi nghĩ khả năng của tôi không được mọi người coi trọng. Khi nào điều này xảy ra, tôi thường tức giận. Dĩ nhiên, tôi rất biết rằng tôi nên ủng hộ các đệ tử khác, và trong đời sống hằng ngày nữa. Tôi cũng cố gắng tránh những chấp trước về ganh tỵ. Tôi vẫn cảm thấy buồn về điều này, và tình trạng này kéo dài một thời gian.
Khi nhớ lại giấc mộng này, tôi giác ngộ được những sự hiểu biết mới. Có thể là tôi có khả năng làm nhiều việc. Nhưng trong lúc đó, tôi rất có thể làm tệ trong những việc khác. Nếu tôi bị làm những công việc này, thì tôi không có thể làm tốt được. Ngoài ra, nói đến khuyết điểm của tôi, người khác có thể miễn cưỡng chỉ cho tôi thấy, và tôi sẽ thiếu ý thức. Tuy nhiên, đã không giữ khiêm tốn để làm tròn trách nhiệm, tôi đã than phiền và khó chịu với nhiều người. Hơn nữa, về công việc hằng ngày, biết làm một số công việc chỉ là một khía cạnh để làm tốt công việc; phải hiểu hết toàn bộ công việc tại đó mới quan trọng, hay phối hợp với các ban ngành khác, và giao thiệp với nhiều người liên hệ. Nhưng những phần như thế thì tôi không giỏi lắm – cũng giống như đánh dã cầu.
Sáng nay, khi đọc tới đoạn “Ganh tỵ [1]” trong Chuyển Pháp Luân, tôi được giác ngộ nhiều hơn. Mọi việc đều có một lý do, như là ai làm công việc gì và giao thiệp với ai. Còn có nhiều lý do sâu xa hơn như là duyên nghiệp. Làm thế nào sự hiểu biết nông cạn của tôi có thể quyết định công việc cho được? Ví dụ như Thân Công Bao có nhiều khả năng, nhưng có thể nắm giữ được một, lý do tại sao Khương Tử Nha được chọn đi phong Thần? Từ góc độ khác, từ khi tôi bắt đầu tu luyện, không cần biết có bao nhiêu khả năng tôi có được trong xã hội người thường và không cần biết là tôi đã làm chút ít nào để giúp cho Sư phụ Tôn Kính trong thời Chính Pháp, tất cả những điều này đều đến từ Pháp. Những điều này đã xảy ra vì sự yêu cầu của sự tu luyện và chứng thực Pháp của tôi. Nếu tôi chấp trước vào đó và thậm chí theo đuổi bằng cách này hay cách khác, thì có phải là tôi đã đi sai đường mà tôi phải đi không? Cuối cùng, tôi phải làm tốt những điều mà tôi cần phải làm vì tôi là đệ tử Đại Pháp.
Tại công việc hằng ngày, tôi phải làm tốt những điều mà tôi chịu trách nhiệm. Theo cách này, từ cái nhìn của người thường thì ít nhất tôi là người tốt. Khi có ý niệm gì, thì tôi phải nói chuyện với người khác, nhưng tôi không thể tìm cầu hay than phiền điều gì. Chỉ cần nghĩ đến làm sao làm cho tốt những việc cần phải làm, hơn là chấp trước vào những điều mà mình thích làm. Mình phải giữ đúng Đạo trong tâm và trên bề mặt, cũng tạo được cái đẹp của Đại Pháp. Mỗi một đệ tử có riêng con đường tu luyện của họ. Con đường của tôi không đến từ những quan niệm hay suy nghĩ của tôi. Tôi sẽ theo đúng Pháp tất cả mọi việc mà tôi phải làm thật tốt. Từ từ, tôi sẽ biết sứ mạng của tôi và hoàn thành nó.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/8/54754.html
http://www.pureinsight.org/node/5555
Ngày đăng: 29-01-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.