Thiển ngộ về tâm tranh đấu



Tác giả: Văn Hoa

[Chanhkien.org] Lúc truớc đọc “Chuyển Pháp Luân”, khi đọc đến bài tâm ganh tỵ thì trong tâm thường bộc ra một niệm: Tôi không có ở trong đó, tại vì tôi chưa từng ganh tỵ người khác. Người khác mạnh hơn tôi thì tôi cố gắng vượt lên, làm chi phải ganh tỵ vậy? Ganh tỵ là biểu hiện của vô tài cán. Khi đọc đến “Có một quy định này: Người ở trong tu luyện, tâm ganh tỵ không bỏ thì không được Chính quả, tuyệt đối không được Chính quả”, cũng không có để tâm đến câu này.

Mãi đến một ngày mới bổng nhiên đại ngộ: Tâm tranh đấu không phải là biểu hiện một loại khác của tâm ganh tỵ sao? Kẻ yếu hơn ganh tỵ, kẻ mạnh hơn tất tranh đấu. Thật ra tâm tranh đấu và tâm ganh tỵ đều phát nguồn từ một loại tư tâm: không thể để cho người khác mạnh hơn ta, không thể để cái tâm vì tư vì tôi của ta bị đụng chạm đến. Tâm hiển thị, tâm so sánh, tâm hoan hỷ, tâm hiếu thắng, tâm hư vinh, rất nhiều tâm không tốt của con người đều phát nguồn từ tâm ganh tỵ. Hèn chi Sư Tôn đem tâm ganh tỵ nói riêng lẻ. Sau khi hiểu rõ điểm này rồi kiểm thảo lại tâm tranh đấu của chính mình, mới thực sự nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.

Sinh trưởng tại Trung Quốc, đặc biệt là những đệ tử Đại Pháp đã trưởng thành trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, chúng ta ở trong vô ý thức đã bị dòng đời nhuộm lên màu sắc tâm ganh tỵ, tâm tranh đấu, trong tu luyện nếu không nhận thức được thì sẽ thể hiện trong công việc Hồng Pháp, Chính Pháp của chúng ta. Thật ra rất nhiều không hài hòa giữa đệ tử Đại Pháp chúng ta, đào sâu vào thì căn nguyên của chấp trước thường chính là tâm tranh đấu.

Đoạn “Tự tâm sinh ma” trong “Chuyển Pháp Luân “, Sư phụ đã cho ra một thí dụ, giảng rằng một người cho rằng chính mình “Mình có thể học Pháp Luân Đại Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí, mình có thể học tốt đến như thế, mình trội hơn hẳn những người khác, mình có thể không phải người bình thường đâu’. Riêng suy nghĩ này đã là không đúng rồi. ” xưa kia không hiểu đươc tại sao tư tưởng này không đúng. Hiện nay mới hiểu rõ ràng, tất cả những tâm lý so sánh, bất luận các vị tự cho rằng mạnh hơn người khác hay yếu hơn người khác, chỉ cần động đến niệm so sánh thì là không đúng rồi. Trên trời là không có sự phân biệt lớn nhỏ cao thấp của nhân gian, giữa các Giác giả là chú trọng đến phối hợp nhau mà hiệp tác, Sư tôn yêu cầu trạng thái của chúng ta ở trong đạo Trung nên là “Tam bất tại yên, dữ thế vô tranh”, bất luận làm những gì, cho dù là việc tốt nếu như chúng ta đã động tâm tranh đấu, tự mình sợ theo không kịp, sợ không viên mãn được rồi mới đi làm, nếu như vậy thì đã không thuần rồi, thì đem những gì của người thêm vào đó rồi thì sẽ rất nguy hiểm.

Viết ra để cùng giao lưu với đồng tu, nơi nào không đúng kính xin chỉ chính.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/20/19310.html

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=1322



Ngày đăng: 27-12-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.