Khi cảm thấy bị tổn thương, đó là do bởi chấp trước người thường với tình cảm



Tác giả: Một đệ tử từ Hắc Long Giang

[Chanhkien.org] Trong quan hệ giữa người với người, khi người ta khinh khi mình hay nói sau lưng mình, hay dùng lời lẽ thô lỗ, thì điều đó rõ ràng rằng chúng ta cần tu luyện tốt hơn. Nó nhắm thẳng vào những quan niệm người thường của chúng ta, và cho chúng ta những cơ hội để chúng ta nâng cao hơn.

Tuy nhiên, điều này, thì không rõ ràng trong khi quan hệ với các đệ tử khác. Ví dụ, nói rằng một ngày bạn tự nhiên thấy rằng một đệ tử mà bạn luôn luôn tin tưởng và có giá trị cao, phê bình bạn sau lưng bạn. Bạn khám phá rằng một đệ tử bạn gặp hằng ngày và bạn luôn luôn thẳng thắn và thật tình với họ, và bạn chia xẽ những quan điểm và suy nghĩ của bạn đã thường xuyên nói láo với bạn. Cô ta thậm chí còn dấu nhiều điều với bạn. Khi bạn từ bi nói lên những lỗi lầm của người đệ tử đó, thì người đó không những không biết ơn, mà còn biểu lộ sự giận dữ với bạn. Có lẽ bạn có một số ý kiến mà bạn nghĩ tốt cho thời Pháp Chánh, nhưng một số đệ tử khác lại nghĩ khác. Có lẽ….

Khi gặp phải điều này chúng ta nên làm gì? Thật ra, rất nhiều đệ tử đều biết rằng chúng ta thường rất nhẫn nhục với người thường, nhưng ít khi nhẫn nhục với các đệ tử khác. Tại sao vậy? Tôi nghĩ rằng vì chúng ta nghĩ rằng “Bạn đó cũng là đệ tử. Tại sao giống như thế này? Bạn đó cũng phải nghiêm khắc với mình chứ. Mặc dầu tôi làm điều gì sai trái, bạn đó cũng phải tha thứ cho tôi chứ. ” Nói cách khác, chúng ta đòi hỏi các đệ tử khác có thái độ khác hơn và quên rằng họ cũng đang sống trong giới người thường. Mặc dầu họ tu luyện rất tốt trong nhiều lãnh vực khác, họ vẫn còn phải tu luyện rất nhiều vấn đề khác, mà những vấn đề này có thể biểu lộ ra ngoài.

Một số đệ tử không thể giải quyết được những xích mích giữa họ với các bạn khác trong thời gian rất lâu. Đôi khi người phụ trách, chính họ, cũng không chịu nhẫn nhục được. Những xích mích trở nên trầm trọng hơn và sâu sắc hơn. Những khe hở càng trở nên lớn hơn, vì thế bọn tà ác có thể lợi dụng điểm này, mà sẽ mang lại nhiều mất mác cho Đại Pháp và những bài học đau đớn cho các đệ tử. Tại sao chúng ta trở nên quá giận dữ như thế? Tại sao chúng ta thù ghét được ?

Tại sao chúng ta còn giận hờn trong tâm mình? Tại sao chúng ta cảm thấy bị bức hiếp? Tại sao chúng ta không thể tha thứ được. Tại sao chúng ta biểu lộ sự bực dọc? Tại sao chúng ta không quên được sự xích mích? Tại sao….. ????

Nếu chúng ta thụt lùi một bước và nhìn lại, chúng ta sẽ thấy rằng đó chính là “những quan niệm cũ” của chúng ta đã bị tổn thương. Tất cả các quan niệm cũ trong tâm trí người thường dựa vào “tình cảm” và chính nó bị tổn thương. Tình cảm dễ gây ra tổn thương, trong khi “từ bi” không bao giờ đem lại điều này. Tình cảm là một yếu tố của tầng cấp thấp trong Tam giới, và chúng ta cuối cùng sẽ phải trừ diệt nó. Tất cả chúng ta đều là đệ tử Đại Pháp cuối cùng sẽ đạt viên mãn tại tầng cấp cao, và sẽ là những Sư phụ trong vũ trụ. Vì thế, chính điều này, tất cả những gì mà làm chúng ta bị tổn thương đều không thuộc về chúng ta, chính những điều đó cần phải được trừ dứt đi. Vì vậy, tại sao chúng ta vẫn còn giận hờn?

Nếu tâm chúng ta giao động, thì đó chính là vì tình cảm. Làm sao chúng ta có thể giải quyết được trong tương lai – khi tâm chúng ta khó chịu và chúng ta bị tổn thương? Có phải đây là cơ hội chúng ta nâng cao tâm tính không? Chúng ta cần phải xem nhẹ chúng chứ. Với một tâm trí tỉnh lặng, chúng ta có thể cứu độ chúng sinh tốt hơn. Đây là điều quan trọng nhất!

Dịch từ:

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/10/19/90611.html



Ngày đăng: 13-11-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.