Tâm đắc thể hội: Vào lúc đến nơi (III)



Tác giả: Một học viên Đại Pháp bên ngoài TQ

[Chanhkien.org]

(I) Sự đơn giản và phức tạp

Hôm qua khi tôi đọc email của mình, tôi thấy có nhiều việc liên quan đến giảng rõ sự thật cần phải làm mà tôi có thể tham gia. Tôi cảm thấy rất vui. Rồi tôi chợt nhận ra rằng sự vui mừng này không chỉ tôi vui là vì để cứu độ chúng sinh, mà là một phần tôi muốn chứng tỏ mình và đó là chấp trước của sự khoe khoang: “Thấy chưa, tôi đang làm nhiều việc!” Cho dù tôi không nói với người khác về những việc đó, nhưng trong tâm tôi đã có suy nghĩ như vậy.

Những suy nghĩ không trong sạch như vậy sẽ gây ra sự cản trở. Một trong những hệ quả của nó là tôi cứ nghĩ hết làm việc này đến việc khác. Sau khi bận rộn một thời gian và bỏ nhiều công sức, tôi thấy rằng chẳng có việc gì đi đến đâu cả, hoặc là mọi việc đều mất nhiều thời gian để làm.

Thật ra tôi nên tập trung vào những vấn đề cần giải quyết, thay vì tự mình làm việc, hoặc là ở trong một tâm trạng cảm thấy hài lòng và cảm thấy quan trọng bởi vì mình “bận rộn”.

Tôi nhớ một lần vợ tôi đã nói với tôi: “Tại sao anh phải mất nhiều thời gian để làm việc? Đã hết nữa giờ đồng hồ mà anh vẫn bận rộn? Nếu là tôi thì chỉ cần 5 phút. ” Nó thật sự là vậy.

Nhìn bên ngoài, thì vì quá nhiều việc, nên phải mất nhiều thời gian để giải quyết những bước cốt yếu.

Nhìn ở gốc độ tu luyện, nhiều việc có những ý nghĩa và các nhân tố sâu sắc. Khi chúng ta ngộ ra từ Pháp và hành động những gì học viên Đại Pháp nên làm, thì các vấn đề sẽ trở nên dễ dàng giải quyết.

Khi con người ngày nay viết một bài viết trên máy vi tính, họ mãi chỉnh sửa chỗ này chỗ kia và mất nhiều thời gian để hoàn thành. Tuy nhiên khi cha ông chúng ta viết các bài thơ, họ đã có thể dùng bút và làm xong trong khoảng khắc. Họ có những sự khác biệt.

Đôi khi chỉ một câu mà chúng ta phải suy nghĩ một đỗi. Thật ra đó là do nhiều nhân tố ngăn cản chúng ta. Khi chúng ta bỏ đi những chấp trước của mình, tâm của chúng ta sẽ trong sạch và sẽ không bị lây động bởi những hiện tượng trước mắt. Chúng ta sẽ có thể nhìn thấu qua những điều kì diệu và thấy được sự thật.

Sư Phụ đã giảng:

“Khi một người nâng cao, không chỉ có bề ngoài trông thấy đẹp, mà những suy nghĩ phải trong sạch và tinh khiết. Sự hiện diện, lời nói, cách cư xử và cử chỉ của người đó tất cả phải được thay đổi. Lời nói của họ giống như thơ văn, và đó là cách hiển thị ở mỗi tầng thứ. Những tầng thứ càng cao thì càng lộng lẫy. Điều đó nhất định sẽ không thực hiện được nếu chư vị không chiểu theo những đòi hỏi của vũ trụ đó. Tôi thường nói rằng “tu luyện là do chính bản thân chư vị, công tại Sư Phụ. ” Nói cách khác, mặc dù chư vị muốn đạt đến tầng thứ đó, nhưng làm sao chư vị có thể đạt đến nếu chư vị không biết về nó? Làm sao chư vị có thể thực hiện được? Chính bản thân chư vị không thể làm được điều đó. Tôi chỉ nhìn vào cái tâm mà chư vị có cho sự tu luyện. Sư Phụ sẽ chăm sóc phần bên kia nếu chư vị quyết tâm giữ vững sự tu luyện. Điều cốt yếu là chư vị có thể kiên định hay không và chư vị có thể hoàn tât sự tu luyện của mình hay không. ” (Giảng Pháp tại Pháp Hội Switzerland) (bản dịch không chính thức)

(II) Giả sử các việc

Chỗ làm của tôi có tổ chức một hoạt động vào buổi trưa. Cách đây không lâu họ tổ chức một hoạt động tương tự như vậy ở cùng một địa điểm. Tôi đã muốn đi và nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để giảng rõ sự thật. Nhưng tôi bận việc phải làm vào lúc đó. Tôi cũng không biết nó ở đâu, vì thế tôi đã hỏi một người bạn đồng nghiệp. Anh ta bảo tôi đi bộ qua chỗ đậu xe, băng qua một chỗ đậu xe khác, và tôi sẽ thấy. Có vài cái cây xung quanh và nó gần đường cái. Tôi đã nghĩ tôi biết nó ở đâu và nói “Rất Tốt. ”

Khi tôi hoàn tất việc của mình, mọi người đã đi hết. Tôi đi đến chỗ đậu xe và cho rằng nó chính là ở chỗ đó nhưng lại không thấy ai. Rồi tôi đã đi bộ 5 đến 6 chỗ đậu xe khác gần đó nhưng cũng không tìm thấy. Vì thế, tôi phải quay trở về.

Sau đó tôi được biết rằng ở đằng sau tòa nhà có thêm 2 chỗ đậu xe và hoạt động này đã diễn ra ở đó. Từ việc này tôi đã nhận ra rằng khi chúng ta làm và nói điều gì chúng ta không nên giả sử điều đó sẽ nhất định theo cách đó. Chúng ta nên thận trọng lắng nghe những gì người khác nói và rồi chúng ta có thể hiểu hết được. Nếu không chúng ta sẽ có nhược điểm nói những điều sai và tạo ra sai lầm.

(III) Tử tế với người khác

Tôi có một người bạn đồng nghiệp rất trầm tĩnh và hay giúp đỡ những người khác. Dần dần tôi đã nhận ra tôi không tôn trọng anh ta như những người khác, có lẽ bởi vì anh ta quá dễ dãi. Thật ra đó là một lối suy nghĩ suy thoái, cho rằng “những người đơn giản và thật thà thì dễ bị lợi dụng. ” Làm sao tôi lại có thể chấp nhận lối suy nghĩ như vậy? Một lần tôi học Pháp và đọc đến phần “Phật quang chiếu sáng khắp nơi và chỉnh sửa tất cả những gì không đúng đắn. ” (Chuyển Pháp Luân). Tôi đã hiểu rằng nếu một học viên làm tốt, những lời nói và sự từ bi của anh ta có thể làm cho tà ác trở nên tốt và người tốt trở nên tốt hơn.

(IV) Chúng ta không thể chểnh mảng

Khi tôi đi làm ra, tôi thấy còn nhiều thời gian mới đến giờ học Pháp nhóm, vì thế tôi đã ngồi trong xe và bắt đầu dịch bài. Lúc đầu tôi dịch rất tốt. Rồi tôi buồn ngủ và ngủ một chút. Khi tôi tỉnh dậy, tôi lại tiếp tục. Khi đến lúc học Pháp, tôi đã nhận ra có một phần mà tôi đã không có đủ thời gian để làm cho xong, vì thế tôi đã phải đợi đến sau đó. Nếu tôi đã không ngủ, tôi có lẽ đã có thể làm xong. Từ việc này tôi đã nhận ra rằng nhiều việc đã được sắp xếp cho sự tu luyện của chúng ta. Chểnh mảng trong tu luyện sẽ mang lại mất mát.

(V) Tóm lược ngắn

Sau khi học Pháp xong, tôi lái xe về nhà và tôi đột nhiên nhận ra rằng, khi học viên Đại Pháp giảng rõ sự thật và cứu độ chúng sinh, chúng ta không nên nghĩ về những ai mà đã được cứu, mà thay vì nghĩ đến những ai đang chờ đợi để được cứu. Nghĩ như vậy, khi chúng ta làm việc nó sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/8/10/47692.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4830



Ngày đăng: 11-09-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.