Nhiệm vụ nào cũng có thể là lúc để rèn luyện tâm tính



Tác giả: Một học viên miền Trung Tây Hoa Kỳ

[Chanhkien.org] Trước khi luyện tập Pháp Luân Đại Pháp, tôi bị hạn chế trong những việc làm dùng thể lực bởi sự thoái hóa của cột sống và một chỗ bị thương bên vai phải. Do bị đau nên bị hạn chế trong khả năng hoạt động, và các bắp cơ bị yếu. Tôi đã không thể làm những việc chẳng hạn như cắt cỏ hoặc các công việc vườn tược đòi hỏi phải bê các bao rễ cây hay là đào lỗ trồng cây.. v. v. Khi thân thể được thanh lọc qua sự tập luyện, tôi đã nhận ra tôi không có sự hạn chế nào nữa trong các việc làm phải dùng thể lực. Vì thế, khi tôi mua một căn nhà nhỏ, tôi đã mua một cái máy cắt cỏ dùng để cắt cỏ trong vườn và đã trồng nhiều khóm cây.

Việc làm vườn cũng không mấy khó khăn, ngoài ra còn tăng sức khỏe trong việc làm việc làm này. Tuy nhiên, hàng rào hai bên nhà và lối đi phía sau lại là một việc khác. Chúng đòi hỏi dụng cụ cắt cỏ và người cắt. Đòi hỏi việc cắt cỏ hằng tuần, nếu không thì cỏ khô sẽ mọc thành đống. Việc này tuy nhẹ nhàng nhưng tôi đã bắt đầu cảm thấy kinh sợ.

Tôi bắt đầu cắt cỏ phía sân trước và sân sau, việc như vậy đã làm tôi cảm thấy mệt nhọc và nóng nực và cảm thấy đã muốn bỏ rồi. Sau đó, tôi cắt cỏ phía bên hông nhà nơi có nhiều vật chướng ngại. Những chướng ngại này khiến tôi phải dùng sức mạnh của thân thể nhiều hơn, làm cho tôi cảm thấy vô cùng nóng bức đổ mổ hôi và thở hổn hểnh. Gần đây, tôi đã nhận ra rằng trong tôi việc khởi động tinh thần khi làm việc cắt cỏ đã bồi thêm phần áp lực lên thân thể. Sự giận dữ luôn xuất hiện khi tôi gặp phải chướng ngại, chẳng hạn như những đống cát do mưa chùi xuống, thì tôi lại nghĩ, “Tại sao thành phố không đến sửa chữa nó?” Ngoài ra, người ta xả rác trên lề đường với những đồ thừa thãi (lon không, chai, giấy gói đồ, tàn thuốc, v. v. ) từ trong xe của họ. Tôi phải nhặt những thứ này lên trước để tránh trở ngại khi cắt cỏ ngang qua, chúng sẽ gây ra rắc rối. Việc dọn rác rưởi đã thêm việc cho tôi, vì vậy tôi cảm thấy bực bội. 4 năm qua, bất kể tôi tự mình khuyên bảo mình thế nào đi nữa tôi vẫn không từ bỏ sự bực bội. Tôi đã biết rằng đó không phải là lối suy nghĩ của một học viên. Nhưng tôi đã không thể lung lay nó được.

Vì muốn sử dụng thời gian một cách khôn ngoan để tôi có thể thực hiện việc học Pháp nhiều hơn, tôi lắng nghe các bài giảng của Sư Phụ với một cái máy nghe di động chừng hơn một tiếng đồng hồ khi tôi làm việc cắt cỏ. Tôi đã nghĩ công việc lặp đi lặp lại này mà chẳng cần động não đã cho phép tôi tập trung. Tuy nhiên, gần đây, sự hiểu biết của tôi thay đổi. Đặc biệt, tôi đang kiểm nghiệm xem mọi việc làm của tôi có kính trọng Sư Phụ và Pháp khi tôi đọc, nghe hoặc xem Sư Phụ. Việc cắt cỏ đột nhiên dường như mất đi sự tôn kính khi nghe Sư Phụ giảng Pháp mà là việc cứu độ chúng sinh. Bây giờ, tôi cắt cỏ mà không còn nghe nhạc Đại Pháp hoặc là nghe bài giảng. Tôi đọc nhẩm Luận Ngữ đọc đi đọc lại khi làm việc cắt cỏ.

Một lần khi tôi làm cỏ bên bờ rào, tôi thấy sự chú tâm của mình bị phân chia giữa việc đọc nhẩm “Luận Ngữ” và suy nghĩ đây đó. Vì vậy, tôi đã bắt đầu đọc nhẩm trang đầu của “Luận Ngữ. ”

“Phật Pháp” là tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí hơn tất cả các học thuyết trên thế giới. Nếu muốn khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người nếu không chân tượng của vũ trụ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường lẩn quẩn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên.” (Từ: Chuyển Pháp Luân, “Luận Ngữ”).

Một ý nghĩ đã chợt thoáng qua “Sẽ mất bao lâu để tôi cứ nhẩm đọc đoạn này lập đi lập lại trước khi mà “những quan niệm của người thường này mới được thay đổi từ tận gốc?”

Xử lý việc cắt cỏ khu vực bị xói mòn nơi cái hàng rào đã làm cho tôi thể hiện sự giận dữ. Trong lúc viết bài này tôi đã nhận ra sự giận dữ đã đến từ những suy nghĩ tồi tệ và ích kỷ của tôi. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ đến một sự trả lời của một người bạn khi tôi bảo cô rằng cô ta thật may mắn vì chồng của cô ấy đã làm việc cắt cỏ. Cô ấy trả lời: “Tôi muốn sử dụng cái máy cắt cỏ bằng xe kéo, nhưng anh ấy đã không chịu. ” Tôi tự nghĩ rằng, “Vậy thì, tôi chắc chắn cô ấy sẽ không nói thế nếu cô ấy mà gặp phải cái hàng rào như thế. ” Và, tôi đã ngay cả đã không tự mình nhìn vào bên trong khi tôi biết rằng thái độ này là sự ganh tị. Tôi đã thật ngạc nhiên nó lại trỗi dậy khi mà tôi đã từng nhận ra điều này nhiều lần trước đây. Vì thế, tôi đã nói với chính mình, “Cái suy nghĩ đó đến từ sự ganh tị và học viên cần phải từ bỏ sự ganh tị. Tôi không thể cứ để nó mãi tiếp tục. ” Tôi đã cảm nhận thật sự là mình có thể tự bỏ nó đi được khi là một học viên. Cộng thêm, lúc đó tôi đã chú tâm vào những gì mình suy nghĩ trong lúc thật sự làm việc cắt cỏ ở nơi cái hàng rào.

Sự giận dữ của tôi gây ra bởi ganh tị chính là sự quấy nhiễu khả năng đọc nhẩm “Luận Ngữ”. Với sự nhận thức này và lòng mong muốn trong sạch để từ bỏ bản chất ganh tị này, vậy thì vấn đề phải chăng được giải quyết? Là sai, không lâu tâm tôi lại lãng vào sự ganh tị và những chấp trước khác.

Sống trong một thị trấn nhỏ, mọi người đều nhòm ngó nhau, và tường trình lại những gì nhìn thấy trong nhóm bạn bè của họ. Đây là một thái độ phao tin đồn nhảm bình thường tại các thị trấn nhỏ ở miền Trung Tây. Vì ở trên con đường bận rộn, nhiều người có cơ hội nhìn thấy việc cắt cỏ hàng tuần của tôi. Theo sự hiểu biết của tôi thì tôi nên để lại ấn tượng tốt vì tôi là một học viên. Đó là tại sao tôi đã nghĩ rằng tôi nên nhìn thấy vui vẻ khi nhặt rác và không cảm thấy nặng nhọc khi làm việc cắt cỏ.

Bây giờ thì tôi thích đợi cho việc cắt cỏ xong rời mới nhặt rác (việc mà thường không xảy ra vì tôi thường quá mệt để mà nhặt rác sau đó). Lần đó tôi đã không nhặt rác. Đột nhiên, tôi đã nhớ, Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân.

“Vài người đã biết anh ta là một học viên và đã hỏi: “Là một học viên, anh không muốn gì cả. Vậy thì anh muốn điều gì?” Anh ta đã trả lời, “Tôi sẽ lấy những thứ gì mà người khác không muốn. ”

Dường như đây là lúc để tôi vượt ra khỏi suy nghĩ của người thường và suy nghĩ như một học viên. Người ta không ai muốn những thứ rác rưởi, vậy thì tại sao lại không nhặt nó? Tôi cứ mãi nói với chính mình: “Mình muốn cái gì? Cái gì mà người khác không muốn! Tôi là một học viên. ” Khi mà tôi nhặt càng nhiều rác thì tâm trạng của tôi đã thay đổi.

Khả năng nghĩ đến người khác cũng thể hiện. Tôi đã bắt đầu cúi xuống để nhổ những cây cỏ khô mà hàng xóm của tôi bị dị ứng. Thường thường, khoảng 95% cỏ được cắt đi, nhưng khi cái nóng của cuối mùa hè đến tôi đã để cho những khu vực khó khăn nhất mặc kệ nó. Tôi đã nghĩ, “Tôi đã thật lười biếng vì tôi nên phải giữ gìn những khu vực này cho dù tôi có cảm thấy thế nào. ”

Những suy nghĩ thông thường của tôi đã thật sự thay đổi một cách nhanh chóng trong việc cắt cỏ. Tôi đã sử dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan qua việc đọc nhẩm Pháp. Trong việc này, tôi cũng đã để cho cơ hội để ứng dụng Pháp. Vì tâm tính của tôi được nâng cao với sự suy nghĩ mới của tôi, tôi đã có thêm sức lực để làm thêm những việc mà đòi hỏi trong việc bảo quản khu vườn là làm một người hàng xóm tốt. Khi tôi làm xong việc, tim của tôi đập nhẹ, và nhiệt độ thân thể và việc đổ mồ hôi không có kinh khủng, như tôi đã từng có trong quá khứ. Bây giờ tôi học hỏi rất nhiều và tin rằng “việc cắt cỏ cực nhọc” là một việc của quá khứ.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4533



Ngày đăng: 13-06-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.